DOTA 2 6.85: Sàn diễn của những vị tướng tay ngắn
Chắc chắn với những cải tiến trong phiên bản DOTA 2 mới này, một thời đại của các carry sẽ mở ra, nơi mà những melee hero nhiều khả năng sẽ áp đảo.
Nếu như ở trong những phiên bản DOTA 2 trước, các carry tay ngắn có đôi chút thiệt thòi và luôn thất thế trên đấu trường chuyên nghiệp so với những người đồng nghiệp có sải tay dài hơn. Thì trong phiên bản cập nhật mới nhất, có vẻ như Valve và IceFrog đã nhìn ra vấn đề và kịp thời có những điều chỉnh.
Chắc chắn với những cải tiến trong phiên bản mới này, một thời đại mới của các carry sẽ mở ra, nơi mà những melee hero nhiều khả năng sẽ áp đảo.
Các hero tay ngắn được buff sức mạnh khá nhiều và đa dạng
Đầu tiên, về mặt hero, chúng ta có thể nhận thấy khá nhiều những vị tướng tay ngắn đã nhận được buff đáng kể từ Valve trong phiên bản lần này. Buff nhiều và mạnh thì có thể liệt kê ra những Phantom Assasin, Chaos Knight, Kunkka hay thậm chí cả Spectre, tăng sức mạnh vừa phải thì phải kể tới những Naix, Slardar, Riki, Sven, Tiny hay Wraith King. Mặt khác, những Anti Mage, Phantom Lancer thì chỉ bị nerf sức mạnh đi không đáng kể, và với việc buff vào Battle Fury, Manta, chắc chắn chúng vẫn dư sức góp mặt vào những trận đấu chuyên nghiệp.
Hãy để ý đến nhóm được tăng sức mạnh đáng kể, nổi trội nhất phải kể đến Phantom Assasin. Blur nay đã không còn mất 0.75 giây cooldown như trước. Tuy nhiên, sự thay đổi đáng kể nhất lại nằm ở kỹ năng Stifling Dagger, khi mà nay những mũi dao của PA sẽ gây hiệu ứng phụ lên đối thủ ngoài khả năng crit khi đạt level 6 vốn có. Cụ thể, Dagger nay sẽ gây nên những hiệu ứng như trừ giáp, slow, hút mana hay thậm chí cả bash và crit (hên xui) nếu PA lên được những trang bị có tính năng tương tự như Desolate hay Diffusal Blade…
Trong phiên bản 6.85, sẽ không còn lạ nếu như PA sử dụng Stifling Dagger để clear 1 đàn creep (hiệu ứng từ Battle Fury), hay spam để burn mana những hero team địch (nếu có Diffusal Blade). Một sự thay đổi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quá kinh khủng dành cho một vị tướng vốn đã không hề yếu như PA.
Ngoài ra, những Kunkka, Chaos Knight hay Spectre cũng đều được nâng cấp bộ kỹ năng của mình. Sát thương của Chaos Knight tuy có giảm đôi chút khi crit, nhưng bù lại sẽ xuất hiện hiệu ứng trừ giáp lên đối thủ trước khi hắn nhận crit, nên tính ra thì đôi khi nó còn gây ra nhiều damage hơn so với phiên bản trước. Đó là chưa kể illusion của CK cũng có tính năng này.
Kunkka thì được nâng cấp hoàn toàn X-Mark khi kỹ năng này được giảm cooldown cũng như tăng cast range. Ngoài ra, những tình huống Tidebringer ở đầu game nay cũng sẽ khiến đối thủ thốn hơn đôi chút. Spectre được cải tiến Desolate và sửa lại đa dạng hơn về lượng sát thương phản lại với Dispersion. Tất cả những điều chỉnh đó của IceFrog đều hứa hẹn sẽ mang những vị tướng rất hiếm khi xuất hiện này quay về với đấu trường chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Ở danh sách các vị tướng được buff vừa phải, chắc chắn phải kể tới cái tên Naix. Infest nay có thể giúp Naix chui vào creep ở bãi Ancient, đồng thời cũng có thể điều khiển chúng ngay từ level 6. Ngoài ra, Rage – kỹ năng BKB free của Naix cũng được giảm tới 3 giây cooldown, giúp hero này cực kỳ lợi thế ngay từ những pha combat sớm. Slardar được buff nhẹ khi Sprint có thể đi xuyên creep, đồng thời được giảm tới 6s cooldown, trong khi thời gian tác dụng chỉ giảm đi có 4.
IceFrog cũng có những buff khá phù hợp với một số hero dạng này, khi mà Riki – một hero nổi tiếng mỏng manh và yếu đuối thì được buff thêm lượng regen máu khi trong trạng thái tàng hình. Tiny – chú người đá chậm chạp nổi tiếng về lượng mana ít ỏi đầu game nay sẽ nhận thêm 3 intel lúc khởi điểm khi được tăng từ 14 lên 17. Cũng được tăng intel khởi điểm còn có Sven, ngoài ra hero này còn được tăng % damage của kỹ năng Greater Cleave (chém lan).
Có lẽ Sven trong phiên bản mới này vẫn sẽ là khắc tinh cứng của những hero nhiều bóng như PL hay Naga Siren. Wraith King cũng được buff sức mạnh kha khá với việc tăng sát thương khởi điểm lên 7, đồng thời không hiện aura của hero này khi không có sight.
Về phần những bị tướng bị nerf, cả Anti Mage lẫn Phantom Lancer có lẽ đều không tỏ ra quá buồn phiền. Có phần thọt hơn là PL, khi vị tướng này vừa có một kỳ The International 5 quá bùng nổ. Agility mỗi level của PL bị giảm từ 3 xuống 2.6 đồng thời tăng 1s thời gian cast của Doppelganger. Ngược lại, người anh em Anti Mage vẫn có thể mỉm cười mãn nguyện khi IceFrog tỏ ra khá nương tay.
Tầm xa của Blink bị giảm đi đôi chút ở những level đầu, nhưng vẫn giữ nguyên mốc 1150 range ở cấp cuối. Thời gian stun của Mana Void thì đổi thành 0.15s mặt định mọi level, thay vì là 0.1/0.2/0.3 như trước. Chừng đó có lẽ là chưa đủ để AM và PL có dấu hiệu sẽ dần lụi tàn ở đấu trường chuyên nghiệp.
Ngay cả những item cũng được buff cho các melee hero
Không chỉ tướng, một số món đồ cũng được thay đổi sao cho những hero tay ngắn có thể thích nghi và dễ thở hơn so với phiên bản trước. Phase Boots giờ đây có thể cộng từ 16-24% cho hero melee, trong khi con số tương tự chỉ là 20% với ranged. Mặt khác, một loạt những item hay lên của các carry tay ngắn đồng loạt được giảm giá hoặc tăng sức manh, có thể ví dụ như Battlefury, Manta Style, Crimson Guard.
Ngược lại với xu thế đó, những carry tay dài bị nerf một cách vô cùng thảm hại từ những item ở phiên bản này. Những sát thủ như Leshrac, Lina, QoP bị nerf ngay từ những phút đầu của trận đấu khi Bottle nay không còn hồi phục nhiều như trước. Rồi Bloodstone – item trấn phái của các hero trên cũng bị giảm sức mạnh thê thảm.
Dường như 6.85 là phiên bản hội tụ mọi yếu tố và được IceFrog dọn đường sẵn nhằm mục đích lấy sân khấu cho một loạt những carry tay ngắn – những người đã từ lâu không còn xuất hiện ở đấu trường chuyên nghiệp.
Theo Gamek
Những nhận định sai lầm của người chơi MOBA về Dota 2
Rất nhiều người hiện nay đều đang có những nhận định sai lầm về Dota 2.
Dota 2 kén người vì cấu hình?
Nhiều người đã từng nghĩ Dota 2 là một game rất nặng. Điều này hoàn toàn không đúng. Dota 2 yêu cầu vài thông số phần cứng nhất định, và nó nằm ở mức rất bình thường để có thể thưởng thức game.
Thậm chí nhiều người vẫn chơi bình thường dù cấu hình họ còn thấp hơn những gì Valve yêu cầu. Có chăng là khi bạn cần max cấu hình game, bạn sẽ cần một cỗ máy có phần cứng ổn hơn cấu hình tối thiểu dưới đây mà thôi.
Đường truyền mạng mới là vấn đề lớn đối với Dota 2, không phải ai cũng có một đường truyền tốt và ổn định để tham gia game. Một điểm khó khăn nữa ở Steam, một client nước ngoài, có độ phức tạp nhất định khi dùng. Không phải ai cũng có thời gian để bỏ ra tìm hiểu một thứ rối rắm như vậy cả.
Hệ thống Rank là thước đó chính xác trình độ?
Hệ thống Rank (MMR) trong Dota 2 nhằm sắp xếp và phân loại người chơi, làm cho game cân bằng hơn, tránh tình trạng "kẻ mạnh, người yếu".
Nhưng không phải lúc nào hệ thống này cũng phản ánh chính xác trình độ của một người chơi. Ví dụ như tất cả cùng có một khởi điểm ban đầu như nhau, cùng lập nick Dota 2 và cùng chơi khi chưa biết gì. Sau khi tính xếp hạng thì con số này sẽ chính xác hơn rất nhiều.
Trong Dota 2 không phải khởi điểm của mọi người đều là chưa biết gì. Có những người đã chơi DotA hoặc MOBA tương tự, cũng có người thì lập lại nick. Thế nên, một người có thể sở hữu nick chính Rank khá tồi tệ nhưng clone lại có mức điểm khá cao.
Ngoài ra việc chia Role trong game hay do sở thích cá nhân cũng ảnh hưởng khá nhiều. Một người chỉ chơi thuần Support sẽ không có được điểm Rank cao như những người chơi Carry hay Solo Mid.
Tất nhiên không thể so sánh một anh chàng 2000 MMR và một người chơi giỏi tầm 4500 đến 5000 MMR được. Nhưng khi cách nhau chỉ 200 đến 300 MMR mọi thứ sẽ khó đoán định hơn. Không thể khẳng định chắc chắn theo kiểu: "Tôi hơn anh 200 MMR có nghĩa tôi giỏi hơn anh".
Chơi nhiều, hiểu biết nhiều và bạn sẽ thành pro
Dota 2 là một game đặt nặng ở cả hai khía cạnh: Teamwork và Skill cá nhân. Thiếu một trong hai sẽ rất khó để bạn trở thành một người chơi giỏi.
Người viết có khá nhiều bạn bè chơi Dota 2 đã 2-3 năm. Một số có những tiến bộ nhất định, một số khác thì lại không dù họ chơi nhiều và hiểu biết cũng nhiều.
Vậy giải thích điều này như thế nào. Có khá nhiều nguyên nhân, từ tuổi tác, cách chơi, tố chất,...
Phần lớn game nói chung hay Dota 2 nói riêng đều có một điểm tương đồng ở việc xử lý tình huống nhanh nhạy, đưa ra các quyết định chính xác, sau đó là thao tác trên bàn phím và chuột. Càng lớn tuổi thì bạn càng chậm trong việc xử lý nhanh nhạy. Hay nói đúng hơn bạn không thể "click" nhiều hơn những cậu bé cấp 2, cấp 3.
Hoặc nếu bạn chỉ chơi vì vui, không quan tâm nhiều vào việc nâng cao trình độ. Bạn cũng sẽ không có được mức Rank cao. Dota 2 đòi hỏi tìm tòi và tập luyện rất nhiều để đạt đến một trình độ nhất định. Chỉ chơi không là không đủ.
Chơi game cũng là học hỏi, bạn học đến đâu bạn có đến đó, đừng than vãn tại sao khi mình nhồi vào đầu đủ thứ nhưng vẫn không khá hơn một thằng nhóc cấp 2 là bao.
Support là vị trí cho "gà"
Một nhận định xuất hiện ở hầu hết các tựa game MOBA. Quan niệm này không hẳn là hoàn toàn sai, nhiều người quan niệm Support không thể "gánh team" nên tầm ảnh hưởng không lớn, có feed cũng chả sao.
Thế nhưng hãy nhìn vào các top team thế giới, Support hầu như chỉ dành cho những đội trưởng, người có khả năng đọc trận đấu tốt nhất.
Support là vị trí đòi hỏi hoạt động nhiều và hầu như suốt cả trận đấu. Nên người chơi nó không chỉ giỏi về kiến thức game mà còn phải biết tính toán đường đi nước bước trong suốt thời gian trận đấu diễn ra, đặc biệt là trong Combat.
Vậy nên khi có ai đó vào game và nói: "I'm Support". Hãy biết cảm ơn họ, họ đã gánh rất nhiều phần việc lên vai đấy.
Theo Game4v
DOTA 2: Dự đoán những carry sẽ "làm trùm" ở phiên bản 6.85 Slardar, Spectre, Chaos Knight là những Hero DOTA 2 được dự đoán là sẽ có thể trở lại mạnh mẽ trong phiên bản mới 6.85 này. Phiên bản 6.85 tuy mới ra mắt không lâu nhưng hầu hết cộng đồng mạng đều đã cảm thấy IceFrog dành khá nhiều sự ưu tiên cho những hard carry DOTA 2. Trong đó, được buff nhiều...