DOTA 2 6.85: Doom Bringer Sự trở lại của Ác Quỷ
Lucifer – The Doom Bringer là một hero thuộc hàng “trâu bò” bậc nhất trong thế giới DOTA 2.
Lucifer – The Doom Bringer là một hero thuộc hàng “trâu bò” bậc nhất trong thế giới DOTA 2 và hiện cũng đang được coi như một hot pick cày MMR sau khi được Icefrog “ưu ái” tăng sức mạnh trong phiên bản 6.85.
Bằng khả năng farm cực nhanh của mình, Doom sẽ nhanh chóng có được các core item cần thiết để xông pha trong các pha combat lớn từ khá sớm.
Hôm nay, chúng tôi xin được gửi tới các bạn những phân tích chi tiết về Doom, cũng như cách để chơi/chống lại vị tướng “counter mọi hero” này nhé.
Những thay đổi trong phiên bản 6.85
Sau một năm không mấy ấn tượng do bị nerf, Doom đã chính thức quay trở lại với những buff tương đối đáng kể. Với 60% tăng sát thương và hồi máu ở level 4 của Scorched Earth, skill đốt cháy không gian xung quanh mình, Doom trở nên cực kỳ bá đạo mặc dù sức sát thương, tốc độ ra chiêu của vị tướng này bị giảm đi đôi chút.
Skill LVL? Death cũng được giảm cooldown, và tỏ ra rất lợi hại khi game đấu kéo về late, thời điểm mà lượng mana của Doom ổn định hơn rất nhiều. Nói tóm lại, với khả năng tank cực “trâu”, sát thương AOE diện rộng cùng tuyệt kĩ “Doom” khóa mọi skill của đối thủ khiến Chúa Quỷ thực sự “tỏa sáng” trong phiên bản này.
Vị trí của Doom trong game và hướng lên đồ
Video đang HOT
Chủ yếu được chơi như một offlaner, tuy nhiên Doom là hero có lối chơi rất đa dạng. Vị tướng này có thể đi rừng hoặc farm bot như một carry. Có thể Doom không phải một core chính, nhưng Chúa Quỷ này vẫn cần được ưu tiên farm để đảm bảo lượng item có được.
Với sự giúp sức của Midas, Doom có thể farm hiệu quả hơn nếu chọn quái rừng ăn được một cách hợp lý. Ở top đó có thể là lượng giáp/regen từ bãi quái Wildkin/Satyr. Còn ở dưới bot, việc ăn được aura hồi mana của quái Troll sẽ vô cùng hữu ích, khi skill này này gần tương đương với Arcane Aura level 3 của Crystal Maiden.
Ngoài ra, Doom cũng có thể làm support/đi rừng bằng việc ăn Mud Golem/Dark Troll để lấy skill disable đi gank lane.
Dưới đây là một số Item dành cho Doom:
Hand of Midas – Giúp farm nhanh, tăng Attack Speed cho Doom. Với Midas và khả năng nuốt quái, Doom dễ dàng “thịt gọn” cả bãi quái rừng với lượng tiền khổng lồ.
Blink Dagger/Shadow Blade – Tăng khả năng mở combat và cà chạy trốn cho Doom sau khi tung Ultimate.
Gậy xanh Aghanim’s Scepter – Giúp Doom khóa cả skill Passive của đối phương để dễ dàng biến game đấu thành 4 đánh 5. Tuy nhiên, item này không quá hữu dụng nếu như Doom không có khả năng xông pha càn quét phá vỡ đội hình đối phương. 4200 gold nên được ưu tiên cho những item khác nếu như team bạn không quá áp đảo đối thủ.
Shiva Guard – cung cấp cho Doom 2 thứ hero này cần, đó là chỉ số Giáp và Mana. Với lượng Agi nhận được ở mỗi level khá thấp (0.9), sẽ rất khó để Doom trở thành carry cân cả thế giới nên Assault Cuirass sẽ không hợp lý bằng Shiva.
Refresher Orb – Không những cung cấp lượng máu/mana cần thiết, item này sẽ biến Doom trở thành nhân tố thay đổi cục diện của game với khả năng disable 2 hero trong combat.
BKB – Tăng khả năng càn lướt, từ từ “thiêu cháy” đối phương của Doom và giúp hero này dễ sống sót hơn trong combat , khi mà đối thủ sẽ tập trung tung skill vào những hero khác.
Ngoài ra, những item như Heart, Eye of Skadi hay bộ ba item của meta cũ là Radiance/Manta/Octarine cũng có thể là sự lựa chọn tốt cho Doom Bringer.
Làm thế nào để chống lại Doom
Hãy cố gắng quấy rối hero này nhiều nhất có thể ở early game, khi Doom chủ yếu xuất hiện với vai trò offlane. Thời điểm chưa có đủ 2 đến 3 điểm vào Scorched Earth, Doom sẽ khá yếu ớt. Mặc dù có tốc độ regen nhanh, nhưng rõ ràng là các đối thủ của Doom có thể tận dụng thời gian cooldown khá lâu của skill này để “cấu máu” tên chúa quỷ một cách triệt để.
Với việc không có giáp khởi điểm, Doom dễ dàng bị các hero “tay dài” làm cho thọt gold và kinh nghiệm. Tuy vậy, nên nhớ là không nên thả lỏng cho Doom tại bất cứ thời điểm nào của game, vì với bộ kỹ năng của mình, vị tướng này sẽ farm bù lại rất nhanh.
Thông thường, các core nên lên cho mình Linken hoặc Lotus Orb để chống lại ulti “Doom” cực kỳ khó chịu, nhất là với những hero linh động như QoP hay Ember. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc pick các hero có Illusion như Phantom Lancer, Chaos Knight, và các support có khả năng giúp đồng đội chạy trốn như Centaur, Naga, Earth Spirit.
Các tướng mạnh về trừ giáp hoặc có sát thương tay lớn như Legion Commander, Sven, DK hay Lycan cũng là những lựa chọn tốt để counter lại Doom.
Theo Gamek
DOTA 2: Game thủ bất ngờ đặt câu hỏi khó cho Valve
Câu hỏi này liên quan tới Frostbite và Cold Feet, vốn là 2 kỹ năng của những Hero DOTA 2 băng giá Crystal Maiden và Ancient Arpartition.
Frostbite là skill disable duy nhất của Hero DOTA 2 Rylai, có khả năng trói khá lâu, khóa blink tuy nhiên nhược điểm của skill này là dù bị trúng phải, đối phương vẫn có thể cast được skill một cách bình thường. Trong khi đó, Cold Feet của AA làm hạ nhiệt mục tiêu, gây sát thương mỗi giây. Nếu đối phương không chạy xa ra khỏi vị trí bị sử dụng kĩ năng này, chúng sẽ bị đóng băng. Cả 2 kỹ năng đều rất thấm, đặc biệt lúc đầu game hoăc trong những cuộc gank.
Rylai là một support khá ổn trong đấu trường DOTA 2.
Mới đây, một thanh niên Reddit với nickname "chagis100" đã đăng lên một câu hỏi khá "vặn vẹo". Tuy không gửi đích danh, nhưng Icefrog cần hết sức cẩn trọng với những thành phần "nguy hiểm" như anh chàng này. Bởi vì với những phút mơ màng trong nhà tắm, họ có thể đưa ra hàng loạt những thắc mắc về tính hợp lý của tựa game DOTA 2, từ cơ chế cho đến cả... tên gọi.
Cụ thể, anh chàng này thắc mắc vì sao Cold Feet (AA) làm lạnh cả cơ thể thì lại có từ Feet (chân). Trong khi đó, Frostbite (Rylai) chỉ "trói chân" thì hà cớ gì mà không đặt tên là Cold Feet.
Đi mà hỏi Icefrog ấy anh bạn.
Tuy nhiên, không phải không có lý khi xem lại kỹ tác dụng của skill. Cold Feet cho thời gian để chạy trốn, nên chỉ hơi "cóng chân" chút thôi, còn Frostbite đã dính là "đóng băng" tại chỗ luôn, tức "frost". Giải thích này nhận được sự đồng thuận của đại đa số người chơi.
Chắc chắn trong DOTA 2 còn nhiều tên gọi không được chuẩn và... hay như mong ước của nhiều game thủ. Bạn có để ý thấy điều này khi chơi game không? Hãy mạnh dạn ý kiến với Valve như anh chàng chủ thớt nhé. Chắc chắn câu trả lời mà bạn nhận được sẽ vô cùng thú vị đấy, bởi trí tưởng tượng của cộng đồng game thủ eSports nói chung và DOTA 2 nói riêng là vô cùng "ảo diệu", bất kì một hiện tượng gì cũng có thể được họ lý giải theo cách này hay cách khác.
Theo Gamek
Cẩm nang DOTA 2: Những điều người chơi cần biết về Gank/tránh Gank Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những thông tin dành riêng cho vị trí solo mid DOTA 2. Phòng tránh các cuộc Smoke Gank Smoke of Deceit là item giúp tàng hình để tiếp cận đối phương đang rất được ưa chuộng trong cả DOTA 2 Pub lẫn Competitve trong thời gian gần đây. Có thể nói, item này...