DOTA 2: 5 vị tướng vừa mạnh vừa dễ chơi cho game thủ 2000 MMR
Bất cứ game thủ nào gắn bó với cộng đồng DOTA 2 có lẽ đều không lạ gì với tự truyện của các thanh niên “rank 2k trình 5k”.
“Bracket đầu 2″ DOTA 2 có lẽ chính là địa ngục trần gian nếu người chơi không thể tìm ra biện pháp hiệu quả để chống lại những pha throw kinh điển của đồng đội hay chiến thuật all carry nổi tiếng.
“2k MMR hero selection”
Sau đây, bài viết sẽ điểm mặt 5 hero có tầm ảnh hưởng mạnh nhất mà lại dễ chơi, phù hợp cho những bạn muốn thoát khỏi Elo Hell một cách nhanh chóng.
1. Omniknight (60.72% win rate)
Nhìn chung, đa phần những player nằm trong bracket 2k MMR đều có tư tưởng không tin ai ngoài bản thân do đó 4 core 1 support hay 5 core là điều không hề hiếm thấy. Trong những trường hợp như vậy, một hero như Omniknight hoàn toàn có khả năng thay đổi cục diện trận đấu.
Omniknight là một supporter “bảo kê” mẫu mực với 1 skill hồi máu gây pure damage, 1 free bkb cho bản thân hoặc đồng đội, 1 skill hỗ trợ slow đối phương và ulti cho phép các đồng minh xung quanh khả năng miễn nhiễm với các sát thương vật lý.
Đây là một hero với lối chơi “phòng thủ hiệu quả” từ early đến late game. Ở 2k mmr, nơi các game thủ thường không có thói quen cầm tele back up các lane khác thì Omniknight là một sự lựa chọn tuyệt vời để phối hợp cùng đồng đội dive vào tower team bạn kiếm mạng và thản nhiên đi ra.
Không những vậy, 12 giây Magic Immunity của Repel sẽ là món quà vô giá đối với các core hero vào giai đoạn cuối game khi BKB của họ đã dần mất tác dụng. Đồng thời, ulti Guardian Angel sẽ giúp “Omni và những người bạn” thoải mái với toàn bộ các skill gây dam vậy lý nếu không gặp sự phá đảm của Diffusal Blade.
2. Ursa (60.05% win rate)
Bạn không tin tưởng đồng đội mà vẫn muốn cầm một core dễ chơi không cần farm quá nhiều để gánh team? Ursa chính là vị tướng cứu tinh có thể đáp ứng toàn bộ những điều kiện trên.
Video đang HOT
Kĩ năng Fury Swipes là yếu tố cơ bản hình thành nên sức mạnh của vị tướng này, giúp Ursa trở thành cơn ác mộng của các hero tay ngắn đối phương đi cùng lane.
Với khả năng tank và gây damage vật lý thuộc hàng “khủng”, chú gấu có thể đi gank hiệu quả và snowball dễ dàng khi có một vài core items như Phase Boots, Orb of Venom hay Blink Dagger.
Đặc biệt hơn, với Mask of Death và Stout Shield, Ursa hoàn toàn có thể solo kill Roshan ngay từ những level đầu, tạo khoảng trống và gold cho đồng đội cũng như bonus EXP khổng lồ cho bản thân.
3. Abaddon (59,3% win rate)
Sở hữu bộ skill “na ná” Omniknight, Abaddon được liệt vào danh sách một trong những dân bảo kê tốt nhất DOTA 2. Tuy nhiên, với kĩ năng ultimate mang tính “cá nhân”, cooldown thấp hơn, vị kị sỹ này còn được pick dưới vai trò offlane hay semi-carry tương tự như Bristleback.
Aphotic Shield và Mist Coil là 2 skill dễ dùng tuy nhiên cần chú ý không lạm dụng vì mana của Abaddon khá hạn hẹp. Borrowed Time là kĩ năng làm nên tên tuổi của Abaddon, biến hero này thành một pháo đài vững chắc trong 4/5/6s dù đánh ở vị trí tanker/core hay support.
4. Wraith King (57.79% win rate)
Giống như Ursa, Wraith King là sự lựa chọn cho những thanh niên không tin tưởng đồng đội nhưng lại có máu làm siêu anh hùng. Aura hút máu có thể bật/tắt giúp Wraith King trở thành “Tarzan” ngay từ những level đầu, nhường lane cho carry chính. Mortal Strike với 300% crit sẽ khiến các hero máu giấy team bạn bốc hơi sau 1 con số màu đỏ.
Tuy vậy, nhưng WK phụ thuộc rất nhiều vào mana và dễ bị counter nên hãy để dành hero này cho những lượt pick sau.
Wraith King – hero (từng) có số nút bấm ít nhất DOTA 2.
5. Ogre Magi ( 53,01% win rate)
Sở hữu 3 skill target active dễ sử dụng cùng ultimate “may rủi” nhất DOTA 2, Orge là một trong những supporter/nuker “lớ ngớ nhưng lại dễ vớ huy chương”.
Liên tục được Valve buff ở 2 patch trước: thêm effect cho Bloodlust và cộng giáp khởi điểm cho Ogre khiến anh chàng 2 đầu thật sự mạnh mẽ ở giai đoạn early-mid game.
Theo Gamek
Những sự kiện khiến cộng đồng DOTA 2 thế giới thất vọng nhất trong năm 2015
2015 có thể nói là một năm cực kỳ thành công với rất nhiều tín hiệu tốt đẹp cho DOTA 2 nói riêng và cả cộng đồng của tựa game này nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những giải đấu, sự kiện hấp dẫn và đáng nhớ, 2015 cũng là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện khiến phần đông cộng đồng DOTA 2 phải cảm thấy nuối tiếc.
Team Secret phiên bản Allstar tan rã
Những Puppey, Kuroky, Zai, s4 và Arteezy đã sát cánh cùng nhau tạo nên một phiên bản Team Secret gần như vô đối trong thời kỳ đỉnh cao phong độ. Không những vô địch 4 giải đấu lớn liên tiếp một cách đầy thuyết phục, Team Secret còn trình diễn lối chơi cực kỳ bắt mắt khi cả 5 người chơi đều sở hữu kỹ năng thượng thừa ở vị trí của họ.
Ở thời điểm đó, không một đối thủ nào đủ khả năng ngáng đường Puppey cùng đồng đội, và không quá khi so sánh họ với DK hay EHOME - những đội tuyển huyền thoại trong lịch sử DOTA 2 thế giới.
Tuy nhiên, sau một kỳ The International 5 thảm họa, cùng với đó là những rạn nứt và mâu thuẫn trong nội bộ, 4/5 thành viên của Team Secret quyết định rời team, chỉ duy nhất Puppey là cái tên sót lại. Và cũng từ ngày đó, huyền thoại về một Team Secret allstar đã chính thức khép lại.
Alliance không có vé dự The International 5
Ngay trước thềm The Interantional 5, Alliance đã thể hiện phong độ khá thuyết phục, khi họ lần lượt đánh bại những Team Empire, Team Secret hay Na`vi. Mặc dù từng chìm trong khủng hoảng nặng nề, nhưng các fan Alliance vẫn tràn đầy tự tin về việc sẽ góp mặt tại kỳ TI trong năm.
Loda thậm chí còn ngạo mạn tuyên bố The International 5 sẽ là lần đầu tiên chứng kiến nhà vô địch đến từ vòng loại (ám chỉ Alliance). Thế nhưng thực tế, Loda cùng đồng đội bị loại ngay từ vòng đầu tiên của vòng loại khu vực châu Âu, khi không thể tìm kiếm bất kỳ một chiến thắng nào.
Năm thảm họa của DOTA 2 Trung Quốc
Trung Quốc vốn là mảnh đất có bề dày lịch sử cũng như thành tích ở tựa game DOTA 2. Thế nhưng 2015 lại chứng kiến một sự thoái trào từ các đội tuyển ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Chưa bao giờ người Tàu thất thế đến vậy tại các giải đấu lớn. Trong phần lớn thời gian của năm, gần như chỉ có Vici Gaming là ông lớn được xếp ngang hàng với những top team phương Tây như EG hay Team Secret. Những cái tên còn lại chỉ gây ra sự thất vọng.
Màn trình diễn của CDEC và LGD.Gaming tại The International 5 là khá thuyết phục, nhưng họ suy yếu khá nhanh sau giải đấu đó. Về cuối năm, EHOME chứng tỏ mình là một đội tuyển đầy tiềm năng, nhưng vẫn chưa đủ để cạnh tranh các danh hiệu lớn. Có thể nói 2015 là một năm khá buồn dành cho các fan hâm mộ Trung Quốc.
Sự sa sút đến khó tin của một loạt những tượng đài lớn
Hầu hết những tên tuổi của làng DOTA 2 thế giới đã gắn bó với tựa game từ những ngày đầu tiên của The International 1 đều đang tụt dốc không phanh trong năm 2015. Dendi mất tích cùng với phong độ bết bát của Na`vi. Fnatic của Mushi thì còn bị Minesky chiếm mất vị trí số 1 tại khu vực SEA, bản thân anh cũng đã khác quá xa so với hình ảnh một huyền thoại trong quá khứ.
Các carry đình đám một thời như XBOCT, Burning đang dần trở thành gánh nặng cho đồng đội. Nếu như Burning chết chìm cùng một IG già nua mà màn thể hiện của anh tại TI5 là minh chứng rõ nhất thì XBOCT cũng đã phải rời Na`vi sau quãng thời gian dài gây thất vọng.
Đồng đội của Burning ở IG, Chuan và Ferrari_430 cũng chỉ dừng ở mức tròn vai và nhợt nhạt. Đỉnh điểm của nỗi thất vọng có lẽ là r0tk, khi anh gần như phá tan mọi di sản mà xiao8 đã để lại ở LGD.Gaming. Một năm buồn nhiều hơn vui dành cho những lão tướng.
Aui_2000 bị kick khỏi EG ngay sau khi lên đỉnh
Sau chức vô địch The International 5 đầy thuyết phục cùng EG, Aui_2000 bất ngờ bị kick khỏi team chỉ ít lâu sau đó. Hầu hết ý kiến đều tỏ ra bất bình với quyết định nhẫn tâm này từ ppd khi cho rằng Aui đã cống hiến quá nhiều và quá tuyệt vời.
Chỉ vì lấy chỗ cho Arteezy mà anh chàng này phải phiêu bạt và tự lập một team DC ở đẳng cấp thấp hơn khá nhiều. Không thể phủ nhận Aui_2000 là hạt nhân quan trọng trong chiến tích vô địch TI của EG, nhưng ppd lại có những quan điểm và cách nghĩ rất khác, khi cho rằng anh không thật sự hòa hợp với team, đặc biệt là ở phần giao tiếp. Buồn cho Aui_2000, nhưng đời không phải lúc nào cũng như ý muốn.
Theo Gamek
Cựu vương Alliance bất ngờ trở lại, ẵm hơn 8 tỷ VNĐ WCA 2015 đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của nhà vô địch TI3 - Alliance. Điều đáng chú ý hơn rằng ngay trước giải đấu, Alliance đã khôi phục lại toàn bộ đội hình cũ của mình vào thời điểm TI3, với sự trở lại của thành viên EGM. Mặc dù là giải đấu bị nhiều fan hâm mộ la ó, nhưng...