DOTA 2: 5 game thủ đi Mid xuất sắc nhất mọi thời đại
Đường giữa (mid) của DOTA 2 thường xuyên chứng kiến những cuộc đối đầu 1-1, hấp dẫn và kịch tính, đây cũng là nơi thể hiện rõ ràng nhất kỹ năng cũng như cá tính của mỗi người chơi.
Và không phải ngẫu nhiên khi những gamer DOTA 2 đi mid thường sở hữu kỹ thuật cá nhân tuyệt vời với những pha hightlight ngoạn mục. Họ luôn có lượng fan hâm mộ đông đảo hơn nhiều so với các vị trí khác. Hãy cùng điểm qua những gương mặt mid player tiêu biểu của thế giới.
1. Dendi (Natus Vincere)
Nổi lên từ khá sớm và là thần tượng của biết bao người chơi DOTA 2, Dendi từng được đánh giá là người chơi có kỹ năng tốt nhất trên thế giới. Sở hữu một lối đánh khá hổ báo với những hero tủ như Puck, Pudge hay Templar Assasin, Dendi không bao giờ chấp nhận hòa lane và farm cùng đối thủ mà luôn muốn đàn áp những người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến mọi lúc mọi nơi.
Kỹ năng của anh tốt đến mức đã từng có thời lối chơi của Na`vi chủ yếu xoay quanh Dendi, khi mà cặp support luôn cố gắng cắm ward cũng như đảo ra mid, tạo điều kiện cho Dendi xanh hết mức có thể.
Khi đã có lượng cấp độ cũng như item cần thiết, Dendi luôn biết chọn thời điểm đảo lane để gank cũng như hỗ trợ đồng đội. Ở thời kỳ đỉnh cao, một mình Dendi với những hero tủ của mình có thể gây áp lực lên cả ba đường của đối thủ.
Tuy nhiên, tuổi tác cũng như những áp lực với Na`vi đã khiến Dendi không còn duy trì được phong độ đỉnh cao, vẫn còn đó những pha xử lý tinh tế, hightlight nhưng dường như đôi tay anh đã không còn nhanh như trước. Cộng với sự thay đổi của meta game khi những người chơi đường giữa phải chú trọng nhiều hơn vào farm, giữ lane, Dendi đã dần dần tụt lại so với lứa tài năng trẻ hiện nay như Suma1l, Resolut1on…
Tuy nhiên, với phiên bản 6.84 đầy hứa hẹn sẽ tạo đà phát triển cho lối chơi gank cống hiến, hy vọng Na`vi và cá nhân Dendi sẽ có thể lấy lại tầm vóc cũng như cống hiến cho khán giả những tình huống hightlight, những trận đấu đẹp mắt như họ đã từng làm trong quá khứ.
2. Arteezy (Team Secret)
Trong suốt giai đoạn trước và sau The International 4, cho đến tận thời điểm chuyển sang Team Secret, Arteezy luôn được đánh giá nằm trong top 3 những mid player có kỹ năng tốt nhất thời điểm bấy giờ. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng lối chơi của Arteezy lại thể hiện sự chững chạc, cũng như vẫn có những nét khá ngổ ngáo của một chàng trai mới lớn.
Xuất thân là một người chơi đi mid nhưng Arteezy được đánh giá khá cao ở khả năng farm bá đạo với mọi vị tướng anh sử dụng. Chỉ nhìn qua những hero tủ của Arteezy như Lycan, Viper, Razor hay Sniper, Shadow Fiend là có thể phần nào đoán được lối chơi của chàng trai trẻ này. Mặc dù đi mid và nhiều thời điểm phải chịu áp lực cũng như sự chăm sóc kỹ càng từ phía đối thủ, nhưng Arteezy luôn biết cách để đảm bảo lượng farm, cũng như rất “thính” trong những tình huống đối phương tổ chức bắt lẻ.
Video đang HOT
Không được đánh giá cao như Dendi ở khả năng đột biến cũng như cơ động trong việc đảo lane gank, nhưng Arteezy lại mạnh ở khả năng đàn áp, trên cơ đối thủ nhờ kỹ năng cá nhân xuất sắc. Cũng như với kỹ năng farm hoàn hảo, mọi vị tướng trong tay Arteezy đều sẽ trở thành một con quái vật ở late game nếu như đối phương không thể “tắt điện” được anh.
Thời gian gần đây, với những thay đổi chiến thuật từ Team Secret, Arteezy có những trận đấu đã chuyển hẳn sang vị trí carry, nhường lại mid cho s4. Tuy nhiên, có vẻ đây là sự lãng phí khá lớn khi dù có đi ở vị trí mid thì Arteezy cũng luôn đảm bảo cho mình lượng last hit tương đương với một carry được bảo kê để farm từ các support. Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ lại được thấy hình ảnh một RTZ thần thánh ngày nào ở mid và người hâm mộ sẽ lại có dịp giơ cao khẩu hiệu của anh: “Too easy for RTZ”.
3. Ferrari_430 (Invictus Gaming)
Mới đây, Ferrari_430 đã lập kỷ lục khi là người chơi đầu tiên tham dự cả 5 kỳ TI cho cùng một đội tuyển. Chỉ điều đó thôi cũng đủ nói lên hết tài năng cũng như tầm ảnh hưởng của cá nhân người chơi này với tập thể IG qua mọi giai đoạn.
Ferrari_430 được đánh giá là người chơi solo mid có kỹ năng cao nhất Trung Quốc. Ở anh hội tụ đủ tài năng của một game thủ hàng đầu, cũng như sự lão luyện của một người chơi đã trải qua mọi vinh quang cũng như thăng trầm trong sự nghiệp. Đến mức đã có quá nhiều fan hâm mộ yêu mến và đặt cho anh biệt danh “The Pianist”, bởi nhìn cách anh chơi với những thao tác nhịp nhàng và mềm mại như một nghệ sĩ piano vậy.
Đỉnh cao sự nghiệp của anh có lẽ là lúc cùng IG nâng cao chức vô địch The International 2 sau khi đánh bại Na`vi đầy thuyết phục với tỷ số 3-1. Những Involker, Templar Assasin và nhất là Storm Spirit trong tay anh luôn đem lại những giây phút mãn nhãn cũng như kịch tính cho người hâm mộ.
Mặc dù là fan boy của Dendi nhưng Ferrari_430 lại không chịu nhiều ảnh hưởng từ thần tượng mà xây dựng cho riêng mình một lối chơi không lẫn vào đâu được. Những pha xử lý quyết đoán, những tình huống thoát chết trong gang tấc, thậm chí gank ngược lại đối thủ, cùng với đó là khả năng farm chỉ thua kém một chút so với Arteezy đã làm nên thương hiệu Ferrari_430-mid player tốt nhất của Trung Quốc thời điểm hiện tại.
4. Suma1L (Evil Geniuses)
Đến EG với trách nhiệm lấp đầy vị trí của Arteezy, Suma1l nhận phải không ít nghi ngờ từ người hâm mộ, một phần vì tuổi đời còn quá trẻ của em, một phần vì cái bóng mà Arteezy để lại là quá lớn. Thế nhưng, vượt qua mọi sự nghi ngờ, chính Suma1L đã góp công không nhỏ giúp EG trở thành nhà vô địch của DAC-giải đấu có quy mô và tầm vóc lớn thứ 2 trong hệ thống giải đấu DOTA 2, chỉ sau có The International.
Với Storm Spirit trong tay, Suma1L cùng đồng đội đã làm “gỏi” VG-đại diện và cũng là ứng cử viên lớn nhất cho chức vô địch với tỷ số 3-0 đầy thuyết phục. Để rồi bây giờ, từ con mắt nghi ngờ, người hâm mộ đã dần chuyển sang thán phục và gọi em làm thần đồng.
Lối chơi của Suma1L luôn rất hổ báo, nhưng là sự hổ báo có cơ sở xuất phát từ sự tự tin cũng như kỹ năng cá nhân tuyệt vời của mình. Còn trẻ và còn cả một con đường dài ở phía trước, chắc chắn Suma1L sẽ còn hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Và hy vọng rằng Suma1L sẽ tỏa sáng cùng với EG ở kỳ The International tới đây, qua đó làm dày thêm bảng thành tích cũng như những kỷ lục của mình.
5. FATA (C9)
Trải qua rất nhiều thăng trầm cùng với các đội tuyển khác nhau, cuối cùng thì FATA cũng đã tìm được cơ hội chứng tỏ mình ở Cloud9. Trong những thời điểm mà Bone7 thể hiện khả năng đeo tạ cho đồng đội của mình, EE-sama thì vẫn thất thường như chính con người anh ấy, FATA hiện lên như một người chơi ổn định cũng như thường xuyên cứu rỗi C9 khỏi những trận thua trông thấy.
Lượng tướng cũng như lối chơi của FATA rất đa dạng, từ những hero farm như Shadow Fiend, Troll Warlord cho tới những vị tướng thiên về combat như Beatmaster, Puck hay Brewmaster. Tất cả đều được sử dụng nhuần nhuyễn trong tay của anh. Đặc biệt là thương hiệu Beastmaster trong tay anh, khi đây không phải là một hero dễ far, và thường được sử dụng ở vị trí offlane nhưng mỗi lần được FATA mang ra mid, Beastmaster trong tay anh thường cực kỳ giàu và luôn mang lại nỗi kinh hoàng cho đối thủ.
Kỹ năng của FATA cũng là một điều không phải bàn cãi. Trong một bài phỏng vấn mới đây, chính ArtStyle cũng phải thừa nhận FATA là khắc tinh của Dendi. Mỗi lần gặp phải FATA, Dendi luôn yêu cầu đồng đội stack bãi rừng và cố gắng vào rừng farm sớm nhất có thể, hạn chế phải đối đầu với FATA ở mid. Những lần tham dự TI trước, đội của FATA thường bị loại khá sớm, nhưng lần này, cùng với Cloud9, người hâm mộ đang hy vọng FATA-với đôi bờ vai rắn chắc của mình sẽ gánh EE-sama cùng đồng đội lên đỉnh cao của The International 5.
Theo Gamek
DOTA 2 The International 2015 sẽ phá kỷ lục 210 tỷ đồng tiền thưởng?
DOTA 2 TI 4 đã khiến tất cả phải ngỡ ngàng khi đạt mốc tiền thưởng 10 triệu USD (~210 tỷ đồng).
Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 triệu USD (~210 tỷ đồng), The International - DOTA 2 Championship 2014 đã phã vỡ mọi kỷ lục trong quá khứ và trở thành giải đấu có quy mô lớn nhất trong lịch sử eSports thế giới. Năm nay, liệu The International 2015 có tiếp tục thành công? Sau đây là những dấu hiệu cho thấy TI5 đã sẵng sàng vượt mặt người đàn anh TI4 để thiết lập những giới hạn mới.
Số lượng người chơi liên tục tăng trưởng. DOTA 2 đang lan tỏa mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Đầu năm 2015, Valve đã cho công bố một bản báo cáo chi tiết về tốc độ phát triển khủng khiếp của DOTA 2. Theo bản báo cáo này, DOTA 2 đã cột mốc hơn 40 triệu người chơi tính đến thắng 2/2015, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ so sánh số lượng người chơi DOTA 2 tháng 2/2014 - tháng 2/2015.
Theo một báo cáo khác của trung tâm nghiên cứu và phát triển game EEDAR, cứ trung bình 140 giờ lại có khoảng 8 triệu game thủ đăng nhập vào DOTA 2. Con số này tăng trưởng đều đặn 54% mỗi năm và đỉnh điểm nhất là khoảng 1,26 triệu người online cùng lúc trong sự kiện mới nhất New Bloom 2015. So với sự kiện New Bloom năm ngoái là 698.000 người online đồng thời thì New Bloom năm nay đã có mức tăng trưởng tới 81%.
Thông qua phương thức phát hành Compendium book mà Valve đang áp dụng cho các kỳ TI, có thể rút ra được công thức là tổng giải thưởng luôn tỉ lệ thuận với số lượng người chơi. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ trên khắp thế giới, không có lý do gì có thể cản trở TI5 vượt xa người đàn anh TI4.
DOTA 2 lập kỷ lục "phòng vé". Bộ phim TI5 quá hót trước ngày công chiếu
Theo những thông tin mới được công bố, lượt bán vé đầu tiên của TI5 được phát hành vào ngày 28/3 vừa qua đã được mua sạch chỉ trong vòng 6 phút. Tốc độ bán vé kinh khủng này vượt xa so với kỳ TI4 trước đó (loạt bán vé đầu tiên của TI4 phải mất 30 phút mới bán hết).
Đây thực sự là một tín hiệu vui cho Valve và cả những người hâm mộ DOTA 2 trên toàn thế giới. Với sức hút kinh khủng của mình, The International không còn là một giải đấu đơn thuần. Nó như một ngày hội, một điểm đến, một biểu tượng hay cao hơn là một nét văn hóa cộng đồng.
Các nhà tài trợ đang ngày một chú ý hơn đến DOTA 2. Valve đang sở hữu một "bàn tay Midas" thực sự
Như đã đề cập ở trên, DOTA 2 đang có một cộng đồng đông đảo và tăng trưởng rất nhanh qua từng năm. Và đây chính là yếu tố tiên quyết biến DOTA 2 thành một thỏi nam châm thu hút sự chú ý của các nhà tài trợ.
Năm 2015 ghi dấu việc rất nhiều nhà tài trợ đã đầu tư mạnh mẽ vào DOTA 2. Mới đây vào tháng 2/2015, tổ chức ESL đã công bố khoản đầu tu rất lớn lên đến hàng triệu USD vào DOTA 2 trong những năm tới. Bắt đầu bằng ESL One Frankfurt vào tháng 6/2015 với tổng giá trị 1 triệu USD. Sau giải đấu ở Đức, các giải đấu tiếp theo trong hệ thống cũng sẽ có mộc giải thưởng tương tự.
Để làm rõ hơn sức hút của DOTA 2, chúng ta có thể lấy DOTA 2 Asia Championship 2015 (DAC) làm ví dụ. Với sự đầu tư bài bản của 2 ông lớn tại Trung Quốc là Perfect World và MarsTV, DAC đã trở thành giải đấu DOTA 2 thành công nhất từng được tổ chức tại Châu Á. Với tổng giải thưởng lên đến hơn 3 triệu USD, DAC đã trở thành giải đấu eSports lớn thứ 2 thế giới chỉ sau TI4.
DAC là hình mẫu về công thức chiến thắng của Valve và "đồng bọn".
Cần phải biết thêm rằng DAC mới chỉ là một giải đấu cấp châu lục, TI5 ở một đẳng cấp rất khác và nó sẽ còn quy mô hơn DAC rất nhiều lần. Với sức hút mạnh mẽ của giải đấu DOTA 2 số một hành tinh, không ngoại trừ khả năng Valve sẽ bắt tay với một ông lớn cỡ bự như Sony hay Toyota để cùng nhau "chia chác" miếng bánh béo bở The International 2015.
Theo Gamek
DOTA 2: The International 5 hé lộ những thông tin đầu tiên Trong giải đấu DOTA 2 TI4 năm ngoái, Newbee đã xuất sắc vượt qua đối thủ Vici Gaming để giành giải thưởng hơn 5 triệu USD. Cho dù phải tới mùa hè năm nay, giải đấu DOTA 2 thường niên lớn nhất hàng năm do chính Valve tổ chức mang tên The International mới diễn ra, thế nhưng vào ngày hôm nay, Valve...