“Đột tử”, tàu săn sinh vật ngoài hành tinh vẫn kịp để lại báu vật
NASA cho biết chiến binh săn sinh vật ngoài hành tinh Ingenuity vẫn chưa thực sự ngủ yên sau 3 tháng chào từ biệt nhân loại.
Ingenuity là một trong 2 chiến binh trong nhiệm vụ Mars 2020 của NASA, rời Trái Đất vào giữa năm 2020 với nhiệm vụ tìm kiếm bằng chứng về sinh vật ngoài hành tinh ở Sao Hỏa – cổ đại hoặc còn sống.
Không may, vài tháng trước Ingenuity – một robot dạng trực thăng – đã bị ngã gãy cánh quạt. Nó đã gửi lời từ biệt nhân loại và được NASA tuyên bố kết thúc sứ mệnh ngày 25-1.
Tuy nhiên, NASA vừa tiết lộ robot bền bỉ này vẫn chưa thực sự chết.
Ingenuity và bạn đồng hành Perseverance ở phía xa – Ảnh đồ họa: NASA
Theo thông báo mới nhất, NASA cho biết robot bé nhỏ của họ vẫn tiếp tục dùng năng lượng còn lại để thu thập dữ liệu từ nơi nó gặp nạn và truyền về Trái Đất.
Ngày 16-4 vừa qua, NASA mới chính thức nhận gói dữ liệu cuối cùng từ chiến binh này.
Thế nhưng, Ingenuity vẫn chưa ngủ yên. Nó đang cố gắng tận dụng lượng điện còn lại để thu thập thêm một bộ dữ liệu về vùng đất mà NASA tin rằng chứa đựng bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh, cũng là nơi nó đã gặp nạn và mãi mãi nằm lại.
Video đang HOT
Một phần của đồng bằng sông cổ đại bên trong Jezero Crater, nơi Ingenuity hoạt động và gặp nạn – Ảnh: NASA
Tuy nhiên, để lấy được món quà cuối cùng mà Ingenuity để lại cho nhân loại, NASA sẽ phải triển khai một sứ mệnh khác đến Sao Hỏa, sử dụng tàu robot khác hoặc cử phi hành đoàn, để tiếp cận trực tiếp Ingenuity.
Ingenuity vốn là bạn đồng hành của một robot săn sinh vật ngoài hành tinh nổi tiếng khác là Perseverance.
Nhiệm vụ của Ingenuity là thám thính từ trên cao, lấy dữ liệu sơ bộ để giúp định hướng cho người bạn – một robot dạng xe tự hành chậm chạp, nặng nề hơn nhưng mang nhiều công cụ – tiếp tục thu thập dữ liệu chuyên sâu.
Trong sứ mệnh Mars 2020, các nhà khoa học kỳ vọng Ingenuity hoạt động trong 30 ngày và thực hiện được 5 chuyến bay thử nghiệm quanh nơi mà nó và bạn đồng hành đã đổ bộ.
Thế nhưng cặp đôi đã đồng hành không mệt mỏi suốt gần 3 năm qua, kể từ khi đổ bộ vào tháng 6-2021. Khi Ingenuity gặp nạn, Perseverance đã đi tìm nó nhưng không may chiếc trực thăng bị gãy 1 cánh, hỏng 1 cánh nên không bay được nữa.
Perseverance vẫn chạy tốt nên sẽ tiếp tục thám hiểm khu vực Jezero Crater, một miệng hố va chạm đường kính 45 km chứa đựng cả một đồng bằng sông và một hồ nước rộng lớn, nơi NASA tin tưởng sự sống từng, hoặc vẫn đang ngự trị.
Robot dạng xe rover tự hành của NASA rất bền bỉ. Người tiền nhiệm của Perseverance là Curiosity vẫn đang hoạt động ở Gale Crater, một “vùng sự sống” khác cách Jezero Crater khoảng 2.300 km. Curiosity được phóng từ năm 2011.
NASA tìm ra "kho báu" ngay trước khi mất tàu săn sự sống ngoài Trái Đất
Ở hành tinh vừa thành "nấm mộ" của tàu săn sự sống Ingenuity, bạn đồng hành của nó đã có phát hiện đột phá ở độ sâu 20 m.
"Kho báu" mới được nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học California ở Los Angeles (UCLA - Mỹ) tìm thấy giữa bộ dữ liệu khổng lồ mà tàu săn sự sống Perseverance của NASA thu thập được trước khi sự cố nghiêm trọng xảy ra với bạn đồng hành Ingenuity của nó.
Jezero Crater ngập đầy nước và sự sống trong quá khứ hơn 3 tỉ năm trước - Ảnh đồ họa: NASA
Theo Space.com, bằng cách sử dụng thiết bị RIMFAX gắn trên mình, Perseverance đã "nhìn" sâu vào các lớp trầm tích sâu bên dưới Jezero Crater, một miệng hố khổng lồ trên bề mặt Sao Hỏa.
Jezero Crater từ lâu đã được NASA cho rằng là tàn tích của một hồ nước cổ đại, thông với mạng lưới sông ngòi phức tạp xung quanh.
RIMFAX đã gửi sóng radar hướng xuống dưới, sau đó đo các xung phản xạ từ độ sâu lên đến 20 m bên dưới bề mặt để tìm hiểu các cấu trúc bên dưới.
Dữ liệu này đã xác nhận rằng trầm tích do nước lắng đọng từng lấp đầy Jezero Crater. Và khi sự việc đó diễn ra, nơi đây ngập đầy sự sống.
Điều này có nghĩa các mẫu trầm tích từ khu vực này có thể chứa dấu vết sự sống quá khứ của hành tinh đỏ - "kho báu" mà NASA đã chi hàng tỉ USD để tìm kiếm.
Các nhà khoa học UCLA đã chỉ ra 2 giai đoạn lắng đọng riêng biệt, lặp lại theo chu kỳ, khiến các lớp trầm tích trong như các lớp bánh đều đặn. Đó là một cảnh tượng hoàn toàn quen thuộc, bởi đã được quan sát trên Trái Đất, nơi trầm tích lắng đọng khác nhau tùy theo mùa.
Chính sự dao động theo mùa của mực nước hồ cổ đại ở Sao Hỏa đã giúp trầm tích theo thời gian tạo thành một vùng đồng bằng rộng lớn, là nơi Perseverance đã đi qua từ tháng 5 đến tháng 12-2022.
Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances này này cũng đem đến một tin vui lớn, vì Perseverance được thiết kế để thu thập, phân tích mẫu.
Con robot này cũng bỏ lại trên đường đi những ống chứa mẫu mà các nhiệm vụ tương lai của NASA sẽ thu thập và đem về Trái Đất, nơi có các điều kiện phân tích chi tiết hơn.
Perseverance - tàu đổ bộ robot dạng xe rover - và bạn đồng hành là chiếc trực thăng robot Ingenuity đã đáp xuống Sao Hỏa vào tháng 2-2021, với sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống.
Ingenuity đóng vai trò trinh sát từ trên không ở tầm thấp, để giúp khoanh vùng những khu vực mà Perseverance - chậm chạp hơn nhưng nhiều "vũ khí" hơn - sẽ khảo sát chi tiết.
Mới đây, ngày 25-1, NASA đã tuyên bố kết thúc sứ mệnh Ingenuity, sau khi chiếc trực thăng bé nhỏ này bị hỏng cánh quạt trong chuyến bay thứ 72.
Ingenuity vẫn là một sứ mệnh thành công ngoài sức tưởng tượng, bởi nó chỉ được thiết kế cho nhiệm vụ kéo dài 30 ngày. Tuy nhiên, nó đã vượt ngoài mong đợi khi đồng hành cùng Perseverance suốt 3 năm qua.
Bản thân Perseverance cũng chỉ có sứ mệnh chính khoảng gần 2 năm Trái Đất, nhưng cho đến nay nó vẫn hoạt động hoàn toàn tốt.
NASA báo tin cực xấu về tàu săn sự sống ngoài hành tinh Hành trình đi tìm sự sống ngoài hành tinh của Ingenuity đã phải kết thúc đột ngột do gặp sự cố nghiêm trọng trong những ngày mất liên lạc. Ingenuity, tàu robot đổ bộ Sao Hỏa có hình dạng một chiếc trực thăng nhỏ, đã bị hư hại một cánh quạt. Điều này sẽ khiến nó không bao giờ cất cánh được nữa...