Đột quỵ do đái tháo đường mối nguy hiểm không thể làm ngơ
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận,…
Bác sĩ BV ĐHYD TPHCM đang khám cho bệnh nhân đái tháo đường
So với người bình thường, người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 – 4 lần và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), đến năm 2017, trên toàn thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và ước tính đến năm 2045, con số này sẽ là 629 triệu.
Do vậy, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết tích cực, phòng ngừa đột quỵ là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Người bệnh và người nhà cần nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ như đột ngột nói khó, méo miệng, yếu liệt, tê nửa người, lơ mơ, nhìn không rõ,…để người bệnh được cấp cứu kịp thời tại các trung tâm đột quỵ hoặc bệnh viện gần nhất.
Điển hình là người bệnh T.N.Đ., 54 tuổi, sống tại Long An, được người nhà phát hiện và đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) trong tình trạng nói đớ, méo miệng và yếu nửa người trái. Sau khi được chẩn đoán bị đột quỵ và điều trị kịp thời, tích cực, sức khỏe cô Đ. dần ổn định. Khai thác bệnh sử cho thấy cô bị đái tháo đường và tăng huyết áp nhiều năm.
Tuy nhiên, do bận việc gia đình nên cô không tái khám và uống thuốc điều độ. Sau cơn nguy kịch trên, đồng thời được bác sĩ tư vấn cụ thể những tác hại của việc không tuân thủ điều trị, cô đã thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, tái khám đúng hẹn. Đến nay, cô gần như bình phục hoàn toàn, đường huyết và huyết áp được kiểm soát tốt.
Video đang HOT
Hoặc trường hợp của anh N.T.Nh., 42 tuổi, sống tại TPHCM, cách đây khoảng 3 năm, anh phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường. Trong năm đầu tiên, anh tái khám thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Do chủ quan,đồng thời khi tự kiểm tra đường huyết thì chỉ số ổn định, anh quyết định không tái khám nữa, mà sử dụng toa thuốc trước đây để uống.
Trong một lần sau khi ngủ dậy, anh đột ngột bị yếu nửa người và được người nhà đưa đi cấp cứu tại BV ĐHYD. Các bác sĩ chẩn đoánanh bị đột quỵ kèm theo tăng huyết áp, mỡ máu cao, dù đường huyết vẫn trong giới hạn bình thường. Sau khi điều trị và chăm sóc tích cực, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng anh vẫn phải chịu di chứng yếu liệt nửa người.
Theo BS CKI. Trần Minh Triết – Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD cho biết, đái tháo đường là một trong những nguyên nhândẫn đến đột quỵ. Nguy cơ này sẽ tăng nhiều hơn ở người bệnh đái tháo đường khi kèm theo các yếu tố lớn tuổi, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh tim, rối loạn lipid máu hay có tiền sử đã từng bị đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não trước đó.
Do đó, để phòng ngừa và làm giảm những nguy cơ đột quỵ cũng như các biến chứng của đái tháo đường, người bệnh nên tái khám định kỳ để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám toàn diện nhất, điều trị tích cực đa yếu tố.
Nhằm cung cấp cho cộng đồng kiến thức y khoa cách nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ và phòng ngừa biến chứng đột quỵ do đái tháo đường, phân khoa Nội tiết – khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD tổ chức “CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”. Tại chương trình, người tham dự sẽ được các chuyên gia của Bệnh viện giải đáp thắc mắc, kiểm tra đường huyết miễn phí, hướng dẫn tập yoga và thể lực dành cho người bệnh đái tháo đường.Thời gian: 08h00 – 11h00, Chủ nhật ngày 22/04/2018 Địa điểm: Tầng trệt khu A, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM, để đăng ký tham dự, vui lòng liên hệ số điện thoại:(028) 3952 5449.
Tiến Vượng
Theo giaoducthoidai.vn
Tại sao không nên ăn bít tết đã chín kỹ?
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh gan chết người nhưng nguy cơ này sẽ cao hơn nếu nấu chín kỹ.
Các bằng chứng đã cho thấy sự liên quan giữa ăn nhiều thịt đỏ với ung thư, bệnh tim và đái tháo đường nhưng chưa có nghiên cứu nào về bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn (gọi tắt là NAFLD), căn bệnh này có thể dẫn tới xơ gan - chứng bệnh gây ung thư hay suy gan.
Các nhà khoa học Israel vừa tìm thấy nguy cơ mắc NAFLD cao nhất ở những người thích ăn bít tết nấu chín kỹ sau khi thực hiện khảo sát 789 người lớn về thói quen ăn uống và nấu nướng đồng thời thực hiện siêu âm gan và xét nghiệm kháng insulin.
Những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ có thêm 47% nguy cơ mắc bệnh gan, hơn 55% nguy cơ kháng insulin, các chuyên gia ĐH Haifa cho biết trên tờ Hepatology.
"Để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và bệnh NAFLD, chúng ta nên chọn các loại đạm động vật từ cá, gà tây hoặc gà.
Thêm vào đó, chỉ nên hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn là rán hay nướng kéo dài ở nhiệt độ cao", các chuyên gia khuyên
Việc nấu nướng trong 1 thời gian dài hay ở mức độ "well done" (thịt đã thành một màu nâu hoàn toàn, bên ngoài hơi cháy xém, thịt ráo nhưng cũng không quá khô) sẽ hình thành các hợp chất heterocyclic amines (HCAs), vốn liên quan với bệnh gan và kháng insulin.
Nghiên cứu mới này cũng khẳng định ăn thịt đỏ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn và làm sáng tỏ nguyên nhân có thể gây ra bệnh gan mãn tính.
TS Jeffrey Schwimmer, Phụ trách phòng khám gan nhiễm mỡ, BV Nhi Rady ( San Diego, Mỹ) đã kêu gọi chỉ nên ăn thịt đỏ 1 lần mỗi tuần.
"Không cần thiết phải ăn nhiều thịt đỏ và vì vậy chúng ta nên hạn chế chúng. Thịt chế biến sẵn chỉ nên thỉnh thoảng mới ăn", TSSchwimmer, người không thuộc nhóm nghiên cứu, nói.
Nghiên cứu trước đó của ĐH Leeds tháng này cho thấy giảm thịt đỏ sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột.
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD) là chứng bệnh gan phổ biến nhất ở các nước phát triển, với tỉ lệ mắc là 25% ở người trưởng thành.
Nó diễn ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan ở những người không uống nhiều rượu và thường liên quan với chứng béo phì và bệnh đái tháo đường.
Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan và cả 2 căn bệnh này đều dẫn tới tử vong.
Cả NAFLD và kháng insulin đều thuộc hội chứng chuyển hóa. Giới y tế đã cảnh báo rằng những phát hiện này đồng nghĩa với người lớn nên hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Mẹo tự kiểm tra sức khoẻ trong 2 phút có thể "cứu sống" bạn Đôi khi, thay vì đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, mà một vài mẹo kiểm tra nhanh chóng có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh. Bạn có biết rằng dành 2 phút kiểm tra mặt, tay và chân có thể chỉ ra các vấn đề sức khoẻ của bạn. Hãy làm theo những bước đơn giản sau nhưng có...