Đột phá nghiên cứu corona: lập bản đồ cấu trúc phân tử 3D virus
Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc lập bản đồ 3D cấu trúc phân tử của virus corona. Đây là bước đột phá quan trọng trong việc phát triển vắcxin và phương pháp điều trị.
Bản đồ cấu trúc phân tử 3D của protein dằm của virus corona chủng mới – Ảnh: AFP
Các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Science hôm 19-2 rằng họ đã tạo ra bản đồ 3D đầu tiên về cấu trúc phân tử của protein dằm (spike protein) của virus corona chủng mới (là phần mà virus gắn vào tế bào của người và bắt đầu lây nhiễm). Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển vắcxin (vaccine) và phương pháp điều trị dịch COVID-19.
Hiện số người chết vì dịch COVID-19 đã vượt hơn 2.000, hầu hết ở Trung Quốc đại lục, nơi có hơn 74.000 ca nhiễm bệnh từ khi dịch bùng phát vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Theo hãng AFP, nhóm nghiên cứu từ đại học Texas tại Austin và Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) ban đầu nghiên cứu mã di truyền của virus được các nhà khoa học Trung Quốc công khai, sau đó sử dụng công nghệ tiên tiến được gọi là kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh để tạo ra protein dằm.
Phần protein này có trong màng bọc của virus corona và được virus sử dụng để xâm nhập tế bào của vật chủ trong quá trình lây nhiễm. Xác định protein dằm giúp ích rất nhiều cho việc phát triển vắcxin, kháng thể để để chẩn đoán và điều trị bệnh.
“Protein dằm là kháng nguyên mà chúng tôi muốn đưa vào cơ thể người để khiến hệ miễn dịch phản ứng tạo kháng thể chống lại khi con người nhiễm virus thực sự”, nhà khoa học Jason McLellan, người đứng đầu nghiên cứu từ đại học Texas cho biết.
Video đang HOT
Protein dằm đang được NIH thử nghiệm như một loại vắcxin tiềm năng cho dịch COVID-19.
Bản đồ 3D nói trên cũng giúp các nhà khoa học tạo ra các protein mới để bám vào các phần khác nhau của protein dằm và ngăn chúng hoạt động, tiền đề tìm ra phương pháp điều trị cho những người đã nhiễm bệnh.
Một điểm hữu ích nữa của bản đồ 3D cấu trúc phân tử là nó chỉ ra kích thước và vị trí của chuỗi phân tử đường mà virus corona sử dụng để tránh bị hệ thống miễn dịch của con người phát hiện.
Theo Tuổi trẻ
Ăn kiêng giảm cân còn có tác dụng kìm hãm bệnh ung thư phổi
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng Keto còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư phổi hoặc thực quản.
Các tác giả đến từ Đại học Texas ở Dallas (Mỹ) cho biết chế độ ăn kiêng Keto thời thượng trong tương lai có thể được áp dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi hoặc thực quản.
Họ đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện ra chế độ ăn Keto đã cắt giảm được thứ mà dạng ung thư này "ăn" - chính là đường glucose.
Tế bào ung thư phổi và thực quản cần đường glucose để phát triển.
Họ theo dõi trên chuột thí nghiệm bị u xenograft ăn keto với chỉ 0,1% carb và ăn theo chế độ bình thường.
"Khối u ở phổi và thực quản ở chuột thí nghiệm bị ức chế đáng kể khi cho chúng ăn theo chế độ keto", nhóm nghiên cứu nhận xét.
"Biện pháp này không làm giảm kích thước u mà ngăn sự tiến triển của chúng, điều này cho thấy loại tế bào ung thư này có thể bị tổn thương nếu hạn chế sử dụng glucose", ông Jung-Whan Kim, giáo sư khoa sinh học tại trường Đại học Texas (Dallas), trưởng nhóm nghiên cứu, bổ sung thêm.
Cũng theo ông Kim, kết quả này cho thấy chế độ ăn keto phần nào ức chế khả năng phát tác của ung thư biểu mô tế bào vảy. Khi kết hợp sử dụng thuốc tiểu đường hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.
Mặc dù các nhà nghiên cứu cũng nhận ra đây mới chỉ là phát hiện lâm sàng và cần nhiều thời gian khảo nghiệm hơn, nhưng quả thực đó là một sự biến chuyển đáng kể trong việc nghiên cứu chữa trị ung thư.
"Giờ đây thay vì tìm cách triệt tiêu trực tiếp các tế bào ung thư, chúng ta có thể tác động làm chúng suy yếu dần bằng phương pháp điều chỉnh nồng độ glucose trong máu. Tôi tin rằng đây là một phần trong phương pháp chữa trị ung thư trong tương lai. Liệu pháp miễn dịch có thể là một ví dụ, khi ấy hệ thống miễn dịch trên cơ thể chúng ta sẽ có khả năng chống lại các tế bào ung thư", ông Kim chia sẻ.
Như chúng ta đã biết, glucose không chỉ tồn tại trong bánh kẹo hay những ly nước ngọt mà còn có trong các món tinh bột mà bạn dùng trong bữa chính.
Kiểu ăn Keto là cách ăn kiêng cắt giảm hầu hết tinh bột trong khẩu phần, một kiểu ăn low-carbs cực kỳ nghiêm ngặt với carbohydrates chiếm chỉ 10% khẩu phần hàng ngày, chỉ bằng 1/5 lượng carbohydrates một người ăn uống cân bằng nạp vào. Thực phẩm nhóm bột - đường chính là thứ cung cấp carbohydrates.
Người ăn kiêng kiểu Keto ăn nhiều thịt, rau, các chất béo như sữa nguyên kem, bơ, các loại đậu, quả mọng...; không ăn ngũ cốc, đường và hầu hết các loại trái cây.
Chế độ ăn này đã tồn tại hàng thế kỷ nay, trước đây cũng đã được coi là một liệu pháp chữa trị bệnh tiểu đường và bệnh động kinh. Các nghiên cứu mới đây đã bắt đầu xem xét tiềm năng lớn hơn của chế độ ăn này trong việc hỗ trợ chữa trị các bệnh nguy hiểm hơn như ung thư, hội chứng buồng trứng đa năng hay bệnh Alzheimer.
Tác dụng sức khỏe của ăn kiêng Keto hiện đang gây nhiều ý kiến trái chiều bởi dù nó giúp giảm mỡ tốt, nhưng cũng có nghiên cứu từ Đại học British Columbia (Anh) cho thấy kiểu Keto 5:2 (ăn kiêng 5 ngày, "xả láng" 2 ngày) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Mô hình 3D cấu trúc nguyên tử của nhóm virus gây bệnh truyền nhiễm Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên tái hiện thành công mô hình 3D cấu trúc nguyên tử của nhóm virus gây các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị và cúm. Ảnh minh họa Nghiên cứu mới công bố ngày 17/2 trên tạp chí National Academy of Sciences đã mô tả hình ảnh 3D cấu trúc nguyên tử của một tổ...