Đột phá để bảng giá đất tiệm cận thị trường
TP.HCM kiến nghị được thí điểm áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (thường gọi là hệ số K) với mong muốn sẽ tạo ra hướng mở giúp tháo gỡ các vướng mắc về tính tiền sử dụng đất đối với các dự án hiện nay.
Tuyến đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM thuộc khu vực 1 áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới 3,5 – Ảnh: T.T.D.
Tuổi Trẻ ghi nhận thêm một số ý kiến chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Vẫn còn mang tính cào bằng
TS Nguyễn Thị Anh – phó trưởng khoa luật, Trường kinh tế luật và quản lý nhà nước (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) – cho rằng việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá sẽ tránh được những bất cập mà cách xác định giá đất cụ thể hiện nay gặp phải (khi áp dụng bốn phương pháp xác định giá đất). Phương pháp hệ số điều chỉnh giá sẽ áp dụng theo khu vực, không chi tiết đến từng dự án.
Dù vậy, theo bà Anh, hiện nay hệ số điều chỉnh giá áp dụng theo năm khu vực và có điều chỉnh bổ sung, tuy nhiên vẫn còn mang tính cào bằng. Nếu được thí điểm, TP.HCM nên xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất chi tiết hơn trong từng khu vực và chia theo điều kiện phát triển kinh tế, hạ tầng, dân cư… Mặt khác, cần đưa ra những điều kiện chặt chẽ để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
Video đang HOT
“Con trâu vẫn chui qua lỗ kim”
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết bao nhiêu năm qua cơ quan chức năng loay hoay mãi không giải quyết được vướng mắc về tính tiền sử dụng đất dự án.
Nếu thả nổi thì không phát triển được kinh tế – xã hội, không có ai dám đầu tư bất động sản, còn nếu áp dụng theo khung giá đất như hiện nay thì lại quá rẻ, gây thất thoát tài sản nhà nước.
“Trước đây có cơ chế lập ra các hội đồng định giá cấp tỉnh để xác định giá trị đất trước khi giao cho doanh nghiệp làm căn cứ thu tiền sử dụng đất. Nhìn tưởng quy mô, khoa học nhưng thực tế các vụ án đã xảy ra cho thấy định giá rồi “con trâu vẫn chui qua lỗ kim”.
Đề xuất của TP.HCM hay nhưng để thực hiện được cần phương pháp định giá khoa học. Phương pháp thực hiện thế nào, hệ số ra sao cần phải nghiên cứu thêm để áp dụng vào thực tiễn”, bà Phương Thảo nói.
Tính thực tiễn không cao
Một chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá cho rằng đề xuất của TP.HCM sẽ dễ cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc tính giá đất khi cho thuê, giao đất đối với khu đất có giá (tính theo bảng giá đất) từ 30 tỉ đồng trở lên, nhưng tính khoa học và thực tiễn của phương pháp này không cao.
Dự án trên 30 tỉ thường là khu đất lớn, mỗi khu đất lại có quy hoạch, mục đích sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… khác nhau nên rất khó áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất. Với phương pháp này, hệ số phải cực kỳ chi tiết và gắn với từng loại chức năng quy hoạch, hệ số, thời gian sử dụng đất, mật độ xây dựng…
“Phương án này không mấy khả thi, dễ dẫn đến cào bằng. Ví dụ cùng một khu đất nhưng sử dụng làm trường học sẽ khác với làm bệnh viện. Người dân có mảnh đất 100m2 trở xuống khi áp dụng hệ số điều chỉnh để tính tiền sử dụng đất sẽ không thành vấn đề.
Nhưng đối với dự án, hệ số điều chỉnh xây dựng sẽ rất khó. Nếu không có cách xây dựng khoa học, dựa trên bảng giá sẽ dễ dẫn đến tính sai. Làm vậy sẽ né được trách nhiệm với cơ quan quản lý nhưng sẽ gây ra tình trạng giá quá rẻ hoặc quá mắc”, vị này khuyến cáo.
Xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu
Tại hội trường Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 27/10, việc điều hành giá xăng dầu vẫn là vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Bởi xăng dầu là yếu tố đầu vào của nhiều hoạt động và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất của doanh nghiệp, cũng như giá cả của hàng hoá, dịch vụ, gây tác động đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang), tình hình thiếu hụt xăng dầu xảy ra ở nước ta, nhất là ở khu vực phía Nam cho thấy, sự lúng túng trong chỉ đạo, xử lý tình huống này của các bộ, ngành liên quan trong quản lý Nhà nước.
Thời gian qua, từ việc quy định tính đúng, tính đủ đối với xăng dầu đến việc điều tiết nguồn cung của doanh nghiệp đầu mối để xử lý kịp thời sự thiếu hụt... đã khiến cho người dân, doanh nghiệp bức xúc. Thực trạng này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tuy vậy, vấn đề thiếu hụt xăng dầu vẫn xảy ra cục bộ ở một số địa phương.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá, việc đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu được Bộ Công Thương vào cuộc tích cực. Song vẫn cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất, cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu. Vấn đề giá cả xăng dầu thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Quốc hội cần ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhất.
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý IV/2022 phục vụ nhu cầu thị trường, mới đây, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề nghị chi Quỹ bình ổn, bù trực tiếp vào chênh lệch của premium nhập khẩu để bằng với giá trong nước. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quỹ bình ổn xăng dầu phải được sử dụng đúng mục đích. Đó là bình ổn giá xăng dầu trong nước để góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường. Đồng thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, không thể dùng quỹ bình giá xăng dầu trong nước để hỗ trợ cho việc liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, bản chất kinh doanh của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không phải mua bán trực tiếp mà là ký các hợp đồng mua trước, bán trước. Những công ty kinh doanh xăng dầu có năng lực đánh giá, dự báo tốt thì giá xăng dầu thế giới tăng cũng không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương thức kinh doanh này cũng có rủi ro nhất định, khi doanh nghiệp mua phải giá cao, nhưng trong kỳ giá xăng dầu lại giảm khiến doanh nghiệp thua lỗ. Đây là vấn đề thuộc nghiệp vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp và giải pháp gỡ khó của cơ quan nhà nước bằng các biện pháp khác.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, thời gian tới phải xem xét các đầu mối nhập xăng dầu. Hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về xăng dầu nhưng không phải một đầu mối nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Công Thương xem xét vấn đề của tất cả hay chỉ một vài đầu mối.
Bộ Công Thương cũng có thể có duy trì cơ chế tạo cạnh tranh giữa đầu mối, tránh tình trạng các đầu mối khó khăn dẫn tới nguồn cung hạn chế. Trong trường hợp, nếu không tạo được cơ chế cạnh tranh bình đẳng, các đầu mối nhập khẩu "bắt tay" để đưa ra "yêu sách" thì cơ quan quản lý Nhà Nước cần nắm bắt và xử lý.
Xây dựng khung giá đất giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc xác định khung giá đất hiện nay sẽ góp phần thúc đẩy bồi thường và giải phóng mặt bằng, giúp thị trường BĐS minh bạch hơn; đồng thời, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế kiểm soát bảng giá đất của các địa phương, cũng như xác định các khoản...