Đột nhập văn phòng Grab Việt Nam: không gian mở hoàn toàn, nhiều tiện ích xả stress cho nhân viên
Bên trong văn phòng đứng top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam có gì hot?
Gia nhập vào Việt Nam từ năm 2014, dù vẫn còn non trẻ nhưng Grab đang được xem là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các tên tuổi khác cùng ngành. Sau khi tạo ra những bước phát triển đột phá trên toàn quốc, đánh bật các ứng dụng gọi xe công nghệ khác, Grab tiếp tục tham vọng chuyển đổi thành nhà cung cấp siêu ứng dụng đa mục đích như thuê xe, giao thức ăn, mở thêm cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác tham gia hợp tác và tiếp cận hàng triệu khách hàng.
Để có được những thành tựu như vậy là sự góp sức không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên tại đây, không chỉ nhiệt huyết, năng động mà còn đầy sáng tạo. Vậy ắt hẳn môi trường nơi đây cũng sẽ rất đặc biệt để từng cá thể có cơ hội phát triển một cách tối đa nhất. Theo thống kê mới đây của mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage, Grab được bình chọn là 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, điều này càng khiến chúng tôi tò mò muốn tìm hiểu bên trong nơi đây có gì “hay ho” đến thế.
Nhận được lời mời từ Grab, chúng tôi cuối cùng cũng may mắn được đặt chân đến văn phòng nổi tiếng này tại tòa nhà MapleTree (Quận 7).
Theo chị Thủy, người đứng đầu phòng Nhân sự của Grab Việt Nam cho biết văn phòng nơi đây có đến 3 tầng, mỗi tầng có diện tích sử dụng lên đến gần 1.500 m2. Về phần chung thì văn phòng này thừa hưởng nhiều nét từ Grab Singapore: mở và hiện đại, tuy nhiên vẫn pha lẫn nhiều nét đặc trưng của Việt Nam chẳng hạn như các phòng đều được đặt tên theo các địa danh toàn quốc như: Phú Quốc, Bình Thuận, Lâm Đồng…
Choáng ngợp ngay từ cửa vào, khu vực lễ tân của Grab được trang trí rất đẹp. Không sử dụng ánh đèn sáng trắng như đa phần các mẫu văn phòng khác mà nơi đây lại chọn tông đèn ngả vàng, cũng chính vì thế chúng tôi cảm nhận được sự ấm cúng như ở nhà.
Không chỉ tạo cảm giác thân quen ngay từ khi bước vào, tất cả không gian nơi đây đều mang tính mở hoàn toàn, nhân viên có thể tự do ngồi ở bất kỳ đâu để làm việc mà không bị “bó chân” ở mỗi góc bàn của mình.
Grab cho biết, việc chăm lo cho nhân viên luôn là yếu tố hàng đầu, tạo điều kiện để mọi người có thể phát triển và tự do sáng tạo một cách tốt nhất. Toàn bộ khu vực hầu hết đều dùng kính thay vì tường, đón ánh sáng tự nhiên vào bên trong nên sự ngột ngạt không hề xuất hiện ở môi trường này.
Video đang HOT
Khu vực này được gọi ví von là “tổ chim”, nơi các nhân viên có thể mang laptop ra làm việc hoặc tiếp khách.
Nếu nói về các không gian thư giãn hoặc làm việc, văn phòng Grab có vô số những nơi thế này. Nhân viên có thể chọn các góc đặt ghế xoay hướng ra cửa sổ, vừa có thể xả stress sau nhiều giờ cắm mắt vào máy tính, “refresh” lại cơ thể để ra thêm những ý tưởng mới táo bạo và thành công hơn.
“Hay khi mệt mỏi, mình hay lượn ở chỗ máy bán hàng tự động. Đứng chọn tới chọn lui vậy chứ một lát là hết stress ngay!”, một bạn nhân viên tại đây chia sẻ.
Đến mua thử một lon nước giải khát, chúng tôi khá bất ngờ khi các món ở đây đều được bán trợ giá, đủ cho nhân viên mua dùng thoải mái nhưng vẫn không phải miễn phí để có trách nhiệm hơn với từng món mình dùng.
Không gian ăn uống luôn sạch sẽ và thoáng mát, có hẳn máy pha cafe để nhân viên nhâm nhi mỗi khi cần. Grab cho biết bộ phận nhân sự thực hiện khảo sát thường niên nhằm hiểu hơn nhu cầu của nhân viên thay đổi theo từng tháng năm thế nào, từ đó sẽ cải thiện môi trường làm việc sao cho phù hợp nhất.
Đây hẳn là khu vực nhiều bạn mơ ước có trong văn phòng của mình: từ bàn bi lắc cho đến Playstation 4 đều có đủ, thậm chí là có thể hát karaoke.
Một góc làm việc của phòng Grab Financial.
Không gian bên trong mỗi bộ phận đều có góc ngồi thư giãn.
Còn đây là phòng R&D, nơi đầu tàu phát triển và thử nghiệm ra nhiều sản phẩm chiến lược cho công ty. Môi trường làm việc nơi đây đều bình đẳng nam-nữ và chúng tôi để ý dù là công ty chuyên về công nghệ nhưng cũng có khá nhiều bóng hồng xuất hiện ở Grab này.
Hiện văn phòng Grab đang có khoảng gần 700 nhân sự làm việc tại đây, và theo chị Thủy, số lượng này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo GenK
Máy đuổi người làm kém của Amazon hoạt động ra sao?
Đã có hơn 300 nhân viên Amazon bị chấm dứt hợp đồng từ quyết định của một hệ thống theo dõi năng suất làm việc.
Một thế giới mà con người bị điều khiển và giám sát bởi máy móc không còn là điều chỉ có trong những thước phim khoa học viễn tưởng như The Matrix hay Terminator. Nó đang tồn tại ngay trong thời điểm năm 2019 này.
Theo Business Insider, nhiều cuộc điều tra gần đây đã cho thấy văn hóa làm việc đòi hỏi năng suất cao của Amazon. Một báo cáo mới nhất chỉ ra rằng công ty không chỉ theo dõi năng suất lao động trong các nhà kho - mà còn có cả một hệ thống với khả năng tự động cho các công nhân thôi việc.
Phóng viên Muff Colin của trang The Verge cho biết Amazon đã sa thải hơn 300 công nhân tại kho hàng ở Baltimore trong chỉ một năm (từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2018) vì lý do năng suất lao động kém.
Nhân viên làm việc trong một kho hàng của Amazon. Ảnh: MIT Review
Phát ngôn viên của Amazon cũng xác nhận thông tin trên: "Nhìn chung, số lượng nhân viên bị công ty chấm dứt hợp đồng đã có sự thuyên giảm so với hai năm trước, xét trong phạm vi Baltimore và trên khắp Bắc Mỹ".
Hệ thống của Amazon làm việc bằng cách theo dõi số liệu có tên "nhiệm vụ hết giờ", với mục đích đo khoảng thời gian công nhân dừng làm việc hoặc nghỉ giải lao. Trước đó, đã có một số báo cáo về việc công nhân cảm thấy áp lực đến mức họ không thể nghỉ ngơi được ngay cả trong phòng tắm.
Nếu hệ thống xác định một người không đạt đủ mục tiêu sản xuất, nó sẽ tự động đưa ra cảnh báo và sa thải mà không cần sự can thiệp của giám sát viên. Tuy vậy, Amazon nói người giám sát có thể thay đổi những quyết định từ hệ thống bất cứ lúc nào.
"Tuy cần làm việc năng suất, nhưng con người không phải robot. Chúng ta có những ngày làm việc tốt và những ngày kém hiệu quả", đại diện Amazon tuyên bố.
Trang Business Insider bình luận: "Không nên dùng người lao động như những bánh răng trong một hệ thống, mà cần tận dụng sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phát triển của họ".
Thực tế cho thấy các cơ chế quản lý của Amazon đã gây ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác, phóng viên Hayley Petterson cho biết. Chẳng hạn, các tài xế giao hàng của Amazon nói rằng họ cảm thấy áp lực đến mức phóng nhanh qua các khu phố, mặc kệ biển cấm và không dám dừng lâu để đi vệ sinh.
Cho đến khi nào công việc kinh doanh của Amazon còn phát triển, công ty vẫn sẽ cần các tài xế của mình vận chuyển nhiều gói hàng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Trước đây, các tài xế Uber cũng đã than phiền vì kiểu quản lý "dùng thuật toán" này. Trường hợp của Amazon không phải lần đầu tiên con người bị máy móc sa thải. Song với công nghệ tự động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, những câu chuyện như trên sẽ dần trở nên thông thường hơn.
Theo Zing
Trước nguy cơ dự án 996 bị chặn truy cập ở Trung Quốc, hàng chục nhân viên Microsoft yêu cầu công ty ủng hộ dự án này Khi các trình duyệt của Tencent và Alibaba đang chặn truy cập tới dự án 996.ICU, có các lo ngại cho rằng Microsoft sẽ loại bỏ dự án này khỏi GitHub trước sức ép của các công ty Trung Quốc. Tai tiếng về chế độ làm việc hà khắc 996 của các công ty công nghệ Trung Quốc đã vươn ra ngoài thế...