Đột nhập bữa tiệc xa hoa mừng Năm mới của Trump cùng 800 khách mời
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đón năm mới 2017 bằng bữa tiệc sang trọng được tổ chức tại biệt thự ven biển Florida với 800 khách mời.
Buổi tiệc đêm giao thừa là sự kiện thường niên của câu lạc bộ do ông Trump đứng đầu tại biệt thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida. Vợ ông Trump, bà Melania, diện váy đen tôn dáng, tay trong tay cùng chồng đến dự tiệc. Ảnh: Reuters
Một thảm đỏ dài dẫn vào biệt thự. Giá vé tham dự bữa tiệc dành cho các thành viên trong câu lạc bộ của Trump là 525 USD và 575 USD dành cho những người không phải là thành viên. Với mức giá tương đương các năm trước, toàn bộ số vé năm nay đã được bán hết. Ảnh: Instagram
Sự kiện mở màn bằng tiệc cocktail lúc 19h30 ở trước hiên biệt thự, sau đó là tiệc tối bên trong câu lạc bộ lúc 20h30 và màn khiêu vũ đến 1h sáng hôm sau. Ảnh: Instagram
Không gian tiệc được trang hoàng lung linh nhưng vẫn trang nhã với sắc trắng chủ đạo. 8.000 bông hoa đã được sử dụng để bày biện trên các bàn tiệc và trần nhà. Ảnh: Instagram
Video đang HOT
Nến và hoa hồng trắng được đặt cạnh những chiếc đĩa dát vàng phục vụ thực khách. Ảnh: Instagram
Theo thực đơn bữa tiệc, các khách mời sẽ thưởng thức 3 món chính, món tráng miệng và buffet sáng để chào đón năm mới. Ảnh: Instagram
800 khách mời của ông Trump gồm nhiều ngôi sao và người nổi tiếng. Các quan chức trong nhóm chuyển giao quyền lực bác bỏ nghi ngờ rằng việc mua vé dự tiệc có thể là cơ hội cho nhiều người tiếp cận tổng thống đắc cử, nhấn mạnh đây là sự kiện thường niên ở câu lạc bộ của ông Trump và thường xuyên cháy vé. Ảnh: Reuters
Ông Trump cũng phát biểu trong bữa tiệc và chụp ảnh với các khách mời. Ảnh: Instagram
Khi thời khắc giao thừa sắp điểm, vợ chồng ông Trump cùng những người dự tiệc đã theo dõi màn thả quả cầu pha lê khổng lồ ở Quảng trường Thời đại, New York, qua màn hình tivi. Ảnh: Daily News
Sau đó, họ cùng các khách mời khiêu vũ. Ảnh: Daily News
Con trai cả Donald Trump Jr. chia sẻ ảnh đội mũ “Chúc mừng năm mới” với vợ tại buổi tiệc. Ảnh: Instagram
Trực thăng của ông Trump đỗ ở bãi cỏ bên ngoài biệt thự. Ảnh: Reuters
Theo Anh Ngọc (VNexpress)
Trung Quốc "nắn gân" Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump?
Một tàu sân bay luyện tập chiến đấu ở Thái Bình Dương trước khi vào Biển Đông, một chiến đấu cơ mới được nâng cấp. Quân đội Trung Quốc như đang ra sức "khoe" các thiết bị mới nhất của họ. Vì sao Bắc Kinh lại phô trương uy lực quân sự vào lúc này?
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Phải chăng Trung Quốc muốn bắn đi tín hiệu cứng rắn hướng về tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump - đặc biệt trên hồ sơ Đài Loan đã bị ông Trump khuấy động - không đầy một tháng trước ngày ông nhậm chức?
Theo RFI,câu hỏi này được đặt ra vì lẽ việc Trung Quốc "lên gân", nhất là trên biển, đã được tiến hành sau khi ông Trump như đã phá vỡ bốn thập kỷ chính sách Đài Loan của Mỹ, bằng cách nhận một cuộc gọi điện thoại từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, bất chấp việc Trung Quốc luôn phản đối bất kỳ liên lạc chính thức giữa các đối tác nước ngoài của Bắc Kinh với giới lãnh đạo Đài Loan.
Khi đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông, Bắc Kinh đã cho hạm đội của mình đi sát Đài Loan. Theo Tân Hoa Xã, trước đó chiếc tàu đã tập "tiếp tế nhiên liệu và đối đầu trên không". Động thái của Trung Quốc được cho là mang tính chất thị uy, cả với Đài Loan lẫn với Mỹ.
Còn với Mỹ, đây là một lời nhắc nhở Washington về sức mạnh đang lên của Trung Quốc, không chỉ về kinh tế, mà cả về quân sự. Liêu Ninh, chiếc tàu cũ của Liên Xô trước đây hầu như "không có ý nghĩa chiến lược" đáng kể nào, có điều nó nhắc nhở Mỹ là Trung Quốc có thể gây sức ép trong vùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng thận trọng về mục tiêu này, vì cho rằng các hành động phô trương của Trung Quốc nằm trong chiều hướng tăng cường sức mạnh quân sự được ghi nhận từ nhiều năm qua.
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington cho rằng "không thể nói chắc là Bắc Kinh muốn gửi một tín hiệu đến ông Trump". Theo bà, chuyến tập huấn của chiếc Liêu Ninh nằm trong một kế hoạch được dự trù từ lâu.
Mặt khác, đối với giới quan sát, Bắc Kinh còn lâu mới có được thế thượng phong quân sự trước Washington, người bảo vệ chủ yếu cho Đài Loan. Theo ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của Văn phòng tham vấn China Policy, trụ sở tại Bắc Kinh, Mỹ hiện có 10 hàng không mẫu hạm đang hoạt động và một mạng lưới căn cứ hải quân khắp địa cầu.
Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng Hải quân Trung Quốc cũng có ít hy vọng chống chọi được với lực lượng phòng thủ của Nhật, dù nhỏ bé hơn, nhưng trội hơn về mặt kỹ thuật và công nghệ, đồng thời lại được Mỹ hỗ trợ, chứ đừng nói đến Hạm đội 7 của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, ông Kelly cho rằng đối với Trung Quốc sự hiện diện của tàu Liêu Ninh trước hết mang tính biểu tượng và có mục tiêu đối nội.
Trung tuần tháng 12 vừa qua, Hải Quân Trung Quốc loan báo là chiếc hàng không mẫu hạm đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên, với cả hơn một chục tên lửa được thử nghiệm.
Chính quyền Bắc Kinh cho đấy là cuộc thao diễn bình thường, nhưng truyền thông nhà nước thì tỏ vẻ vui mừng, khẳng định rằng chiếc Liêu Ninh sẵn sàng chiến đấu, và không quên nhắc lại là một chiếc tàu sân bay thứ hai đang được đóng và lần này là hoàn toàn với kỹ thuật Trung Quốc
Theo N.V (Người lao động)
Hé lộ quy trình trực tiếp bầu tổng thống của 538 đại cử tri Mỹ Cuộc bầu cử ngày 8.11 của các cử tri Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống thứ 45 của nước này. Lá phiếu của họ quyết định ai sẽ là đại cử tri của từng bang, những người sẽ trực tiếp bầu ra chủ nhân Nhà Trắng trong ngày hôm nay. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Các đại...