Đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang có dấu hiệu chững lại ở Anh, Cananda
Quan chức y tế Anh cho biết đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ trên cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, song vẫn còn quá sớm để biết liệu rằng xu hướng giảm này có duy trì hay không.
Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, ngày 25/5/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 15/8, Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA) cho biết hiện giới chức chỉ ghi nhận 29 ca mắc đậu mùa khỉ mới mỗi ngày, trong khi đó con số này ở tuần cuối tháng 6 là 52 ca/ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, Anh ghi nhận trên 3.000 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó hơn 70% số ca xảy ra ở London. Phần lớn các ca mắc được ghi nhận ở nam giới đồng tính có quan hệ tình dục đồng giới.
HSA cũng thông báo trên 27.000 người đã được tiêm vaccine đậu mùa. “Hàng nghìn liều vaccine đã được Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia phân phối cho những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Lượng vaccine này đã có tác động đáng kể đến sự lây lan của virus”, tuyên bố của HAS nêu rõ.
Tháng trước, chính phủ Anh hạ mức đánh giá về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ sau khi không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh lây lan ngoài nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Cơ quan y tế nước này cho biết có đến 99% ca mắc ở Anh là đàn ông.
Video đang HOT
Các nhà chức trách Anh cho biết họ đã mua 150.000 liều vaccine do Bavarian Nordic sản xuất. 50.000 liều đầu tiên đã được tiêm hoặc sẽ sớm được phân bổ đến các bệnh viện trên toàn quốc. 100.000 liều vaccine tiếp theo dự kiến được chuyển giao trong tháng 9.
Trong một diễn biến riêng rẽ, Giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Canada, Tiến sĩ Theresa Tam cho biết tính đến nay, Canada đã phân phối 99.000 liều vaccine cho các tỉnh và vùng lãnh thổ.
Nữ quan chức nói rằng một số dấu hiệu ban đầu cho thấy các ca bệnh không tăng với tốc độ nhanh như trong thời kỳ đầu. Dù vậy, vẫn còn quá sớm để nhận định về tốc độ bùng phát bệnh ở Canada.
Hiện Canada ghi nhận 1.059 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, với phần lớn trong số đó là ở Ontario và Quebec. Canada sẽ sớm chuyển sang phương án xét nghiệm nước thải ở các vùng khác nhau để theo dõi tình hình dịch bệnh.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ thông qua nhiều hình thức tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với các tổn thương của người bị bệnh, bao gồm tiếp xúc da kề da như chạm vào hoặc quan hệ tình dục, cũng như qua các giọt bắn hoặc thậm chí tiếp xúc với quần áo, ga giường của người bệnh.
Hầu hết bệnh nhân phục hồi mà không cần điều trị, nhưng các vết thương có thể gây đau đớn và những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm não và tử vong.
Bang New South Wales triển khai tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ sớm nhất Australia
Kể từ ngày 8/8 tới, nhà chức trách y tế bang New South Wales của Australia sẽ bắt đầu triển khai tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ đợt đầu tiên và là đợt tiêm sớm nhất so với các bang khác trên cả nước, trong bối cảnh số ca mắc mới căn bệnh này tiếp tục gia tăng.
Vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ tại một trung tâm y tế ở Tel Aviv, Israel. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Tính đến sáng 5/8, Australia ghi nhận tổng cộng 58 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có tới 33 ca tại New South Wales.
Nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế đang leo thang, người đứng đầu Cơ quan Y tế bang New South Wales, bà Kerry Chant, cho biết những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm người có quan hệ tình dục đồng giới nam, người lưỡng giới, người hành nghề mại dâm và người nhiễm HIV, sẽ được tiêm phòng trong đợt tiêm đầu tiên với tổng cộng 5.500 liều vaccine được triển khai từ đầu tuần sau.
Số vaccine trên thuộc lô 22.000 liều vaccine sẽ được chuyển đến Australia trong những ngày tới. Ngoài ra, theo kế hoạch, vào tháng 9 tới sẽ có thêm 30.000 liều vaccine được chuyển đến bang New South Wales. Năm 2023, dự kiến Australia sẽ tiếp nhận thêm hàng trăm nghìn liều. Tính tổng cộng, Chính phủ liên bang Australia đã đặt mua 450.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ từ công ty sản xuất dược phẩm Bavarian Nordic của Đan Mạch.
Trước đó, ngày 4/8, Bộ trưởng Y tế Australia Mark Butler cho biết quốc gia châu Đại Dương này đã sớm ứng phó với nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bằng cách đảm bảo có đủ vaccine phòng bệnh tại thời điểm nguồn cung hạn chế và nhu cầu vaccine trên toàn cầu cao đáng kể. Đây là một bước đi quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ và tác động của bất kỳ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ nào tại Australia.
Bộ trưởng Butler cho biết thêm chính phủ nước này cũng sẽ trích ngân sách để thực hiện chiến dịch khuyến khích những người thuộc nhóm có nguy cơ cao tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Cơ quan Y tế bang New South Wales, bà Chant, cảnh báo rằng cho dù vaccine có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhưng không thể hoàn toàn bảo vệ người tiêm tránh khỏi việc nhiễm virus gây bệnh. Do đó, quan chức này khuyến nghị người dân, đặc biệt là những người gần đây từng xuất ngoại sang Anh, châu Âu và Bắc Mỹ, nên chú ý tới các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, ớn lạnh, ho và đau họng.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus có "họ hàng" với bệnh đậu mùa gây ra. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là sốt cao, xuất hiện các nốt phồng rộp trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 2 - 3 tuần, đôi khi kéo dài 1 tháng. Ngày 23/7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ gây ra. Kể từ đầu tháng 5 đến ngày 3/8 vừa qua, trên 25.000 ca bệnh đầu mùa khỉ đã được ghi nhận tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
EU cấp phép sử dụng vaccine Imvanex trong phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Công ty Công nghệ sinh học Bavarian Nordic của Đan Mạch ngày 25/7 thông báo Ủy ban châu Âu - Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã cấp phép cho vaccine Imvanex của hãng được tiếp thị là vaccine phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo như đề xuất hồi tuần trước của Cơ quan Quản lý Dược phẩm...