Đợt bùng phát biến thể Omicron ở Nam Phi có dấu hiệu hạ nhiệt
Sau ba tuần kể từ khi xác nhận ca nhiễm đầu tiên, dữ liệu cho thấy các ổ dịch do biến thể Omicron gây ra ở Nam Phi đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các ca nhiễm tại tỉnh Gauteng sau vài tuần tăng đột biến kể từ tháng 11 dường như đang giảm xuống. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm 7 ngày tại Tshwane – một trong những tâm dịch đầu tiên – hiện khá ổn định.
Tờ Telegraph dẫn lời ông Louis Rossouw thuộc Nhóm ứng phó COVID-19 (ARG) ở Nam Phi cho hay mặc dù số ca mắc mới hàng ngày đã vượt qua kỷ lục của các đợt bùng phát trước đó, song tình hình lây nhiễm tại một số khu vực đang bắt đầu tạm lắng.
Người dân Nam Phi chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP
Ông cho biết: “Mức tăng tuần này cao hơn tuần trước nhưng vẫn chậm lại so với tháng 11. Ở Gauteng, số ca đang chững lại. Số ca ở Tshwane tương đối ổn định, chỉ gia tăng nhẹ trong những ngày gần đây”.
Các nhà thống kê ở Nam Phi cũng lưu ý rằng tỷ lệ tử vong do COVID-19, tức phần trăm người tử vong sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, đã giảm đáng kể kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện.
Với biến thể Delta, gần 3% bệnh nhân, hay 1/33, đã thiệt mạng. Nhưng giờ đây, con số này giảm còn 0,5%, hay 1/200, và là mức thấp từng thấy từ đầu đại dịch đến nay tại Nam Phi, giảm 10 lần so với tháng 9 năm ngoái.
Video đang HOT
Một số chuyên gia cho rằng chưa có đủ thời gian để dữ liệu về số ca tử vong theo kịp với dữ liệu về số ca nhiễm. Và tỷ lệ tử vong trong trường hợp này sẽ tăng lên vào những tuần tới khi số ca nhiễm bắt đầu chuyển thành nhập viện và tử vong.
Tuy nhiên, ông Peter Streicher, một nghiên cứu viên tại Đại học Johannesburg, chỉ ra rằng độ trễ về tỷ lệ lây nhiễm dẫn đến tử vong ở Nam Phi chỉ tầm 10 ngày vì hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi họ đến bệnh viện – thời điểm mà nhiều người đã chuyển nặng. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu tử vong do Omicron đã được thể hiện rõ ngay từ bây giờ.
Ông Streicher lý giải: “Tỷ lệ tử vong liên tục ở mức 3% cho đến cuối tháng 11, chủ yếu là do biến thể Delta. Nếu tỷ lệ tử vong của Omicron vẫn ở mức 3%, chúng ta có thể thấy 200 người thiệt mạng hàng ngày. Hiện tại, chúng ta chứng kiến khoảng 21 ca tử vong mỗi ngày, trong đó có 8 ca có lẽ vẫn là do Delta”. Do đó, ông nhấn mạnh rằng biến thể Delta chỉ gây triệu chứng nhẹ nên không cần quá lo sợ.
Mô hình tính toán của ông Peter Streicher cũng cho thấy số ca mắc tại Guateng đã đạt đỉnh và tổng số ca tử vong ở Nam Phi trong làn sóng này sẽ xấp xỉ 640 người – tức 4% của làn sóng do biến thể Delta gây ra.
Nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng Omicron có thể gây bệnh nhẹ hơn ngay cả khi nó dễ lây nhiễm hơn. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi phát hiện ra rằng rất ít bệnh nhân nhiễm Omicron nhập viện cần được thở oxy hoặc chăm sóc đặc biệt.
Chuyên gia dịch tễ Harry Moultrie tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi, cho biết đã xuất hiện dấu hiệu phân tách giữa các ca mắc và ca nhập viện. Tình trạng này có thể là do kháng thể từ việc từng bị nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó giúp bảo vệ người nhiễm khỏi nguy cơ chuyển nặng, ngay cả khi không thể ngăn ngừa biến thể Omicron.
Tại Anh, hiện mới có 10 người nhiễm Omicron phải nhập viện điều trị và 1 người tử vong sau nhiễm Omicron.
Tại một cuộc họp giao ban ở London hôm 13/12, Giáo sư về nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford Matthew Snape thông báo dữ liệu ở Nam Phi cho thấy vaccine và kháng thể từ lần mắc trước đó đang có tác dụng bảo vệ chống lại Omicron.
Ông nói: “Ở những khu vực mà Omicron đã lưu hành lâu hơn một chút, chẳng hạn như ở Nam Phi, họ không thấy sự gia tăng ca bệnh nặng, có thể vì họ vẫn còn đủ kháng thể để phản ứng miễn dịch chéo”.
Các số liệu cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi cũng nhập viện nhiều hơn so với các đợt bùng phát trước.
Giáo sư Alastair Grant tại Đại học East Angli, tin rằng tỷ lệ nhập viện hiện tại do Omicron có thể thấp hơn 20% so với Delta vì nó phổ biến nhất ở những người từ 20 đến 40 tuổi, những người ít có khả năng nhập viện.
Nghiên cứu: Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giúp các nước tăng tỉ lệ tiêm chủng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet số ra ngày 13/12, hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 hạn chế người dân đến các tụ điểm công cộng như nhà hàng, viện bảo tàng...
có thể giúp khuyến khích tiêm chủng ở những nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: THX/TTXVN
Hộ chiếu vaccine là chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số, trong đó xác nhận tình trạng tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hay phục hồi sau khi mắc bệnh... Chỉ những người có hộ chiếu vaccine mới được phép đến những địa điểm tụ tập.
Nghiên cứu tập hợp dữ liệu từ 6 nước, theo đó, việc áp dụng hộ chiếu vaccine đã giúp tăng tỉ lệ tiêm chủng trong vòng 20 ngày trước khi áp dụng và 40 ngày sau khi áp dụng ở những quốc gia như Pháp, Israel, Italy và Thụy Sĩ, những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp dưới trung bình.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của hộ chiếu vaccine, trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn thế giới, buộc các nước siết chặt các biện pháp hạn chế và tìm biện pháp mới khuyến khích tiêm vaccine phòng bệnh đối với những người hoài nghi tiêm chủng.
Nghiên cứu cho thấy tại Đức, quốc gia đang cân nhắc bắt buộc tiêm vaccine, hộ chiếu vaccine ít tác động đến thái độ của người dân vì những người nhà chức trách có thể thuyết phục tiêm chủng đã tiêm trước đó. Hộ chiếu vaccine cũng có ít tác động tại Đan Mạch, nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Các biện pháp hạn chế có tác dụng tốt nhất trong việc tăng tỉ lệ tiêm vaccine đối với lứa tuổi dưới 30. Nhóm ở độ tuổi này coi thường nguy cơ mắc COVID-19 và nguy cơ mắc bệnh chưa đủ thuyết phục họ tiêm vaccine, do đó các biện pháp hạn chế phát huy tác dụng. Tại Thụy Sĩ, khi hộ chiếu vaccine lần đầu tiên được sử dụng tại các câu lạc bộ đêm và các sự kiện lớn, tỉ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 chỉ tăng ở nhóm người trong độ tuổi 20.
Tiến sĩ Tobias Ruttenauer thuộc Đại học Oxford, đồng tác giả của nghiên cứu trên, nêu rõ: "Có lẽ chứng nhận COVID-19 là cách hữu hiệu để khuyến khích tiêm chủng ở nhóm người không muốn tiêm vaccine. Tuy nhiên, chỉ riêng chứng nhận COVID-19 không giúp cải thiện tỷ lệ tiêm chủng mà cần phải sử dụng kết hợp với các chính sách khác".
Theo các nhà nghiên cứu, các quan chức y tế công cộng cũng cần tăng cường các biện pháp khuyến khích tiêm chủng và nỗ lực truyền bá thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng cũng như xây dựng lòng tin vào chính quyền, nhất là đối với các cộng đồng thiểu số.
Nam Phi triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường Nam Phi có kế hoạch triển khai tiêm mũi tăng cường với vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson (J&J) trong bối cảnh biến thể Omicron đang đẩy số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tiến gần mức cao kỷ lục. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bhambayi, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại...