Đồng Yên sẽ là mục tiêu lý tưởng của nhiều nhà đầu tư?
Theo Bloomberg, năm 2019, đồng Yên Nhật được dự báo nhiều khả năng sẽ tiếp tục là mục tiêu lý tưởng của nhiều nhà đầu tư.
Đồng tiền tăng mạnh nhất
Trong bối cảnh nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước hàng loạt những bất ổn, đồng Yên Nhật đã khép lại năm 2018 với tư cách là đồng tiền tăng mạnh nhất so với đồng USD trong số các đồng tiền chủ chốt.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh vẫn còn thiếu những yếu tố có thể vực dậy niềm tin của nhà đầu tư vào các tài sản rủi ro cũng như tăng trưởng toàn cầu, đồng Yên sẽ tiếp tục được ưa thích trong năm tới.
Cuộc thăm dò mới đây của Bloomberg cho thấy đồng Yên có thể giao dịch ở mức 109 Yên đổi 1 USD vào cuối năm 2019 và thậm chí hoàn toàn có thể đạt mức 107 Yên đổi 1 USD.
Với nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định trong 74 tháng liên tiếp, không chỉ đồng Yên mà cả thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng được đánh giá là điểm đến khá an toàn của giới đầu tư trong năm 2019 này.
Tỷ lệ nắm giữ đồng Yên Nhật trên quy mô toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ 2002, chiếm hơn 4,6% trong tổng dự trữ ngoại tệ thế giới, củng cố vị trí thứ 3 trong giỏ dự trữ chỉ sau đồng USD và Euro.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, việc nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào những chính sách kinh tế mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến đồng bạc xanh giảm giá. Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát yếu đang làm tăng lãi suất thực tại Nhật Bản, qua đó làm tăng sức hút với đồng tiền này.
Tỷ lệ nắm giữ đồng Yên Nhật trên quy mô toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ 2002. Nguồn ảnh: Investo
Đồng Yên là “nơi trú ẩn” an toàn
Mặc dù Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ ở châu Á, có thể trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên, nhưng đồng Yên Nhật vẫn tăng giá mạnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Triều leo thang mấy ngày gần đây. Bất chấp điều này, giới đầu tư vẫn mạnh tay gom mua đồng Yên để tìm kiếm sự an toàn.
Tỉ giá đồng Yên so với USD đã từng tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần, với 109,17 Yên đổi 1 USD. Ông Takuji Okubo, chuyên gia kinh tế trưởng của Japan Macro Advisors, giải thích đó là do Nhật Bản là một nhà đầu tư ròng ở nước ngoài, ở cả cấp độ nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
“Đối với những nhà đầu tư Nhật có vốn đầu tư ở nước ngoài, việc nắm giữ những tài sản không phải bằng đồng yên là một rủi ro, bởi những tài sản đó đối mặt với biến động tỉ giá”, ông Okubo phân tích thêm.
“Bởi vậy, khi những rủi ro địa chính trị gia tăng như trường hợp hiện nay, họ muốn giảm rủi ro, và điều đó đồng nghĩa với việc bán các khoản đầu tư ở nước ngoài và chuyển tiền về nước”.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, lượng vốn đầu tư ở nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn. Vào thời điểm cuối năm 2016, nước này có khoảng 159,195 nghìn tỉ Yên (1.148 tỉ USD) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 452,917 nghìn tỉ Yên vốn đầu tư danh mục ở nước ngoài.
Timothy Graf, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại State Street Global Markets, đã có lời cảnh báo về những tác động có thể có lên đồng tiền của Nhật Bản, nhưng ông vẫn tin rằng đó có thể là chọn lựa đầu tiên khi tìm kiếm sự an toàn.
“Tất nhiên Nhật Bản hiện nằm trong khu vực “nguy hiểm” đó, vì thế có những câu hỏi về việc đó phải là đồng tiền mà bạn muốn mua không. Tôi vẫn nghĩ rằng đồng yên Nhật Bản có thể là chọn lựa tốt vì nó có tất cả những đặc tính của một đồng tiền mang lại sự trú ẩn an toàn”, Graf nói.
Theo nhipcaudautu.vn
Các doanh nghiệp Việt vẫn còn 'khiêm tốn' về điểm số quản trị công ty
'Thực tế cho thấy, xét về các thước đo đã định ra thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn nếu xét về điểm số', ông Lê Hải Trà nhận định.
Ông Lê Hải Trà.
Đánh giá trên được ông Lê Hải Trà, thành viên phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) chia sẻ tại lễ trao giải Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2018.
Là Trưởng Ban tổ chức kiêm Chủ tịch hội đồng bình chọn, ông Trà nêu, khởi đầu là việc bình chọn báo cáo thường niên, dần dần mở sang nội dung khác được nhà đầu tư quan tâm hơn như phát triển bền vững, quản trị công ty. Bởi với sự quan tâm ngày càng cao của các tổ chức đầu tư, vấn đề phát triển bền vững, quản trị công ty ngày càng được chú trọng trong quy trình mặt thẩm định đầu tư của họ. Doanh nghiệp niêm yết được hướng tới các chuẩn mực đó, nguyên tắc đó để tránh được rào cản đối với nhà đầu tư khi họ tìm tới.
"Để đưa doanh nghiệp niêm yết tiến gần thông lệ chung để có thể so sánh với doanh nghiệp trong khu vực, chúng ta đã áp dụng nguyên tắc về quản trị công ty OECD, thẻ điểm quản trị công ty của khu vực Asean. Tuy nhiên thực tế cho thấy, xét về các thước đo đã định ra thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn nếu xét về điểm số", người đứng đầu HoSE đánh giá.
Được biết, cuộc bình chọn năm nay có 480 báo cáo được đưa vào chấm vòng chung khảo, khoảng 3/4 báo cáo đạt điểm trên trung bình, và có tới 4% báo cáo đạt số điểm cao, tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay của cuộc bình chọn diễn ra 10 năm qua.
Kết quả chung cuộc, ở nhóm vốn hóa lớn có 10 báo cáo thường niên được vinh danh Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công ty Sữa Việt Nam - Vinamik (VNM), Dược Hậu Giang (DHG), Chứng khoán HSC (HCM), Tập đoàn FPT (FPT), Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT), Ngân hàng ACB (ACB), Novaland (NVL).
Top 10 doanh nghiệp niêm yết nhóm vốn hóa vừa có báo cáo thường niên tốt nhất gồm Tập đoàn PAN (PAN), Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Dược phẩm Imexpharm (IMP), Dược Traphaco (TRA), Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), CNG Việt Nam (CNG), Nhựa Thiếu Niên - Tiền Phong (NTP), Giống cây trồng Trung Ương (NSC), Kinh doanh khí miền Nam (PGS).
Top 5 doanh nghiệp niêm yết nhóm vốn hóa nhỏ có báo cáo thường niên tốt nhất gồm Nhựa Rạng Đông (RDP), CTCP Điện lực Khánh Hòa (KHP), Dược Lâm Đồng - Ladophar (LDP), May Sài Gòn (GMC), Đầu tư và thương mại TNG (TNG).
Các doanh nghiệp được trao giải báo cáo phát triển bền vững gồm BVH, VNM, DHG, PAN, TRA. Giải báo cáo quản trị công ty gồm BVH, FPT, VNM, DHG, HCM (nhóm vốn hóa lớn); PAN, IMP, TRA, NTP, VCS (nhóm vốn hóa vừa) và TNG, C32, TCL, SZL, GMC (nhóm vốn hóa nhỏ).
Theo Báo Mới
Rút dự án khỏi nhóm thua lỗ để hòa nhập cộng đồng? Bộ Công thương giải thích việc rút hai đại dự án nghìn tỉ khỏi nhóm thua lỗ không vì thành tích mà để dự án thật sự hòa nhập cộng đồng. Bộ Công Thương vừa có đề xuất đưa dự án Nhà máy DAP Đình Vũ (DAP Hải Phòng) cũng như đầu tư khai thác mỏ sắt Quý Sa và xây dựng Nhà...