Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, xuất hiện các biểu hiện như cảm giác nhức mỏi, nặng chân, phù, tê bì, hay bị chuột rút về ban đêm…
Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình…
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Đông y gọi là chứng thanh xà độc, bởi nhìn bên ngoài khối tĩnh mạch ở bắp chân ngoằn nghèo giống như con rắn xanh. Nguyên nhân do huyết ứ, khí trệ. Mạch máu lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tư thế, tính chất công việc , môi trường độ ẩm cao, béo phì, rối loạn hormon, thoái hóa van do tuổi tác…).
Bài thuốc điều trị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưu máu về tim.
Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 20-30 ngày là 1 liệu trình. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.
Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch.
Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Video đang HOT
Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh suy tĩnh mạch. Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10 -30 phút.
Người từng theo học ông Võ Hoàng Yên: Phương pháp của ông Yên là kết hợp Đông y với võ thuật
Người từng theo học ông Võ Hoàng Yên cho hay, với bệnh nhân khi mới được ông Yên bấm, bóp, nắn, chỉnh xong thường cảm thấy dễ chịu nhưng sau lại gặp phải tổn thương mới.
Phương pháp của ông Võ Hoàng Yên có thô bạo, khiến bệnh nhân rất đau
Chia sẻ với PV vào chiều 10/3, anh L.Đ.N (đang là bác sĩ công tác trong ngành Y tại Cao Bằng) cho biết, vào cuối năm 2011, khi ông Võ Hoàng Yên lên Cao Bằng chữa bệnh, anh đã trực tiếp đi theo, quan sát việc chữa trị cho các bệnh nhân trong 2 ngày.
Tiếp đó, anh đi theo ông Võ Hoàng Yên trong 1 tuần để quan sát, học hỏi việc chữa bệnh ở Quảng Ninh.
"Lúc đó, tôi còn băn khoăn đi học theo ông Võ Hoàng Yên hay đi học trường tiếp. Khi tôi trao đổi về ý định theo học một thời gian để học nghề, ông Yên có trả lời, cứ về nói với các lãnh đạo xem có được không và nếu được đi theo.
Nhưng sau đó, nhận thấy việc học ở trường lớp sẽ tốt hơn với công tác của mình và ông Yên cũng chưa được công nhận, không có giấy tờ gì nên từ năm 2012, tôi đã đi học bác sĩ", anh N. nói.
Tuy không theo học thêm nhưng qua quá trình quan sát, học hỏi vào thời điểm đó, anh N. đánh giá, ông Yên là người có tài và phương pháp điều trị có tác dụng, hiệu quả tương đối với các bệnh nhân bị bại liệt, liệt nửa người, co, cứng cơ thoát vị đĩa đệm, đau lưng, nghe, nói kém do di chứng của bệnh... còn với các bệnh nhân bị bẩm sinh sẽ không có tác dụng.
"Phương pháp chính của ông Yên là bấm huyệt, xoa bóp với kết quả đạt được tương đối tốt. Tôi đã trực tiếp chứng kiến có những bệnh nhân bị liệt nửa người, khó đi, đang tập đi nhưng sau khi được ông Yên chữa khả năng giữ thăng bằng khá tốt.
Trong đó, có một bệnh nhân nữ ở Cao Bằng, từng vào nơi tôi công tác điều trị với lưng rất đau, đi lại khó nhưng sau đó, đến ông Yên chữa thấy thoải mái, đi lại dễ hơn.
Hay một bệnh nhân từ Hà Nội về Quảng Ninh được ông Yên chữa thoát vị đĩa đệm đã thấy thoải mái hơn, đi lại được dễ dàng và sau đó, có thể tự lái xe ô tô mấy trăm km về nhà", anh N. nói.
Vị bác sĩ này phân tích, từ sự quan sát thực tế, học hỏi của anh có thể nhận định, phương pháp của ông Võ Hoàng Yên dùng để chữa cho các bệnh nhân là sự kết hợp của Đông y và võ học.
"Mỗi thầy sẽ có một quan điểm, nhìn nhận khác nhau về cách chữa của ông Yên nhưng bản thân tôi thấy, ông Yên khi bấm vẫn sử dụng các huyệt đạo cơ bản chính theo nguyên tắc trong Đông y.
Tuy nhiên, khi tiến hành mở khớp cho bệnh nhân, ông đã kết hợp thêm võ học vào nên bấm nhanh, dứt khoát hơn, chỉ trong vòng 1 - 2 giây đã vặn, chỉnh các khớp vai, háng... còn trong Đông y thường từ từ, không bạo tay bằng", anh N. nhìn nhận.
Vị bác sĩ này cũng khẳng định, phương pháp của ông Võ Hoàng Yên sử dụng chữa cho các bệnh nhân có thô bạo, gây rất đau cho bệnh nhân.
Ông Võ Hoàng Yên trong một buổi chữa bệnh.
"Vì làm nhanh, mạnh, dứt khoát nên sẽ gây ra tổn thương mới cho bệnh nhân. Trong đó, với bệnh nhân khi mới được bấm, bóp, nắn, chỉnh xong thường cảm thấy dễ chịu nhưng sau lại gặp phải tổn thương mới.
Ví dụ bệnh nhân bị cứng khớp gối, khi làm xong bằng phương pháp của ông Yên có thể ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống thoải mái nhưng hôm sau lại đau quá, sợ.
Đồng thời, với các bệnh nhân ở thể nhẹ, đơn thuần hơi đau khi làm bằng phương pháp của ông Yên sẽ dễ bị ê ẩm, đau hơn so với các bệnh nhân nặng. Việc này cũng là điều bình thường, thể hiện cái gì cũng có giá của nó", anh N. chỉ rõ.
Áp dụng phương pháp của ông Yên vào điều trị cho bệnh nhân
Anh N. cho biết thêm, sau khi theo dõi, học một thời gian, đến giờ anh vẫn sử dụng các phương pháp của ông Yên vào trong điều trị các bệnh nhân như mở khớp, bấm các khớp, bên cạnh đó, cũng hướng dẫn cho một số bệnh nhân điều trị tại nhà.
"Đúng là khi làm xong theo cách đó thì các bệnh nhân từng điều trị ở chỗ chúng tôi có thể đứng, gân cốt giãn ra tốt hơn so với cách đơn thuần vẫn làm, bởi, nó làm tan, giãn các cơ bị co, cứng.
Tuy nhiên, để khắc phục sự thô bạo do cách bấm, làm nhanh, mạnh của phương pháp này thì tôi đã rút kinh nghiệm, sử dụng thêm thuốc giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân khiến họ thấy dễ chịu, hiệu quả đạt tốt hơn", anh N. nêu.
Anh N cũng chia sẻ, khi anh theo ông Yên đi chữa bệnh tại Quảng Ninh 1 tuần, các bệnh nhân đều từ các nơi đến và không có "cò mồi, quân xanh, quân đỏ", đồng thời, cũng không thu tiền của người bệnh.
"Khi ông Yên vào Hà Tĩnh mở trung tâm chữa bệnh tôi không vào theo dõi nhưng vẫn có một số bệnh nhân từ Cao Bằng vào đó nhờ ông điều trị và họ có kể lại kết quả đạt khá tích cực.
Nhưng họ có nói dù không thu tiền song trung tâm của ông Yên lại tổ chức bán thuốc cho những người đến chữa như thuốc chữa đau xương khớp...
Lúc đó, tôi cũng có nói với một số người bệnh là chỗ thầy làm như vậy nên chắc phải bán thêm thuốc để có kinh phí còn hoạt động", anh N. kể thêm và cho hay, sau này, anh không có dịp gặp lại ông Yên mà chỉ nghe qua báo chí, clip trên mạng nên không thể có thêm đánh giá, nhận xét.
8 thói quen tốt giúp ngăn ngừa bệnh trĩ cho người ít vận động Việc thay đổi một số thói quen hàng ngày phần lớn giúp cho những người ngồi nhiều và ít vận động ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể ngay cả khi bận rộn giúp chữa bệnh trĩ Thường thì khi bạn làm việc quá tập trung thì ít khi chú trọng đến việc uống nước khiến...