Dòng vốn nước ngoài tiếp tục rót mạnh vào bất động sản Việt Nam
Theo báo cáo tổng kết thị trường 5 tháng đầu năm của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ĐBS có xu thế tăng dần những năm gần đây.
Cụ thể, tại Tp.HCM, năm 2015, đạt 1,497 tỷ USD (chiếm 53,3%); năm 2016, có sự sụt giảm, chỉ đạt 1 tỷ USD; năm 2017, tăng mạnh, đạt 1,01 tỷ USD; trong 5 tháng đầu năm 2018, đạt 216,3 triệu USD.
Tính đến hết năm 2017, toàn thành phố có 7.372 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD. Các nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS là từ Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung quốc.
Điển hình tại Tp.HCM là Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng; Công ty Nam Long hợp tác với Hankyu Hanshin Toho Group, và Nishi Nippon Railroad (Japan); Công ty Tiến Phước, Trần Thái hợp tác với Keppel Land (Singapore); Công ty Tiến Phát hợp tác với Sanyo Home (Japan); Công ty An Gia hợp tác với Creed Group (Japan); Công ty Phúc Khang hợp tác với Mitsubishi Corporation (Japan), và quỹ Genesis Global Capital (Singapore); CII hợp tác với Hongkong Land; Sơn Kim Land hợp tác với Hankyu Hanshin; Capitaland, VinaCapital, Lotte, Dragon Capital…
Trong đó, nguồn kiều hối gửi về nước hàng năm giữ ở mức trên dưới 10 tỷ USD, trong đó, Tp.HCM chiếm khoảng 50%, và có khoảng 21% đầu tư vào BĐS. Trong năm 2017, đã có 11 doanh nghiệp BĐS lên sàn chứng khoán. Trong hơn 5 tháng đầu năm 2018, đã có 4 doanh nghiệp lên sàn là Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Net Land, Văn Phú Invest, Đạt Phương. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp BĐS lên sàn chứng khoán như Hưng Thịnh Construction, Cenland, MBland, Hải Phát… Đây là hướng đi phù hợp và hiệu quả nhằm khẳng định uy tín thương hiệu, tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Video đang HOT
Theo đánh giá của HoREA,nguồn vốn FDI, một trong những thước đo kết quả hội nhập của nền kinh tế, của thị trường BĐS nước ta. Trong đó, thị trường BĐS thường giữ vị trí thứ 3 trong việc thu hút vốn FDI, đồng thời, bổ sung thêm nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp trong xu thế các ngân hàng thương mại đang dần hạn chế cấp tín dụng BĐS.
Theo báo cáo của HoREA có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS.
Thứ nhất, nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh BĐS, nhà ở; đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh BĐS tương tự nhà đầu tư trong nước;
Thứ hai, nuớc ta giữ vững ổn định chính trị, kinh tế đang tăng trưởng vững chắc, nhiều doanh nghiệp Việt có năng lực và uy tín thương hiệu, đặc biệt là tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm 50% dân số trong 10 năm tới. Các yếu tố này giúp thị trường BĐS hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Người mua thực "bị đuối" vì đất đã tăng giá quá cao
Mặc dù thị trường đất nền khu ven Tp.HCM đã "hạ nhiệt" nhưng thực tế cho thấy, để sở hữu nền đất ở thời điểm hiện tại trở nên quá khó khăn với những người mua ở thực. Họ phải chấp nhận trả giá cao gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nung nấu ý định sở hữu mảnh đất thổ cư từ giữa năm 2017 nhưng đến nay anh Nguyễn Hữu Nghị (ngụ trọ tại Q.2) vẫn chưa thể hiện thực hóa giấc mơ an cư của mình. Sau những đợt nóng sốt, giá đất nền Q.2 liên tục biến động tăng khiến số tiền anh dành dụm để mua đất lại "chẳng thấm vào đâu" so với giá thị trường. Theo anh Nghị, hiện tại mảnh đất anh có ý định mua từ năm ngoái đã tăng giá gấp đôi, vì thế có thể giấc mơ an cư của gia đình anh phải tạm gác lại.
Cũng vì "chần chừ" không xuống tiền ở thời điểm đất "hạ nhiệt" lần 1 vào giữa năm 2017 mà đến nay, chị Hồ Thị Huế vẫn ở nhà thuê mặc dù đã có trong tay tầm 700 triệu đồng. Chị Huế cho hay, vì nghĩ giá đất có thể xuống nên vợ chồng chờ đợi, ai dè qua Tết đất tăng giá vù vù. Với 700 triệu đồng, tôi không thể mua được đất ở Q.9 vào thời điểm này.
Cùng nỗi lòng vì có thể giấc mơ an cư sẽ không thành hiện thực, anh Vũ Văn Quyết, ngụ Q.7 ngậm ngùi: "Dành dụm, vay mượn 2 bên gia đình được 600 triệu đồng. Vào tháng 9/2017, 2 vợ chồng tính mua nền đất 100m2 tại đường Lê Văn Lương nối dài (huyện Nhà Bè) nhưng còn thiếu 200 triệu đồng nên quyết định chưa mua mà để gom đủ tiền qua Tết sẽ mua. Thế nhưng, đến nay khi quay lại thì nền đất này đã tăng giá lên 1.8 tỉ đồng và đã qua 3-4 NĐT khác nhau". Ngậm ngùi vì không mua được đất tại huyện Nhà Bè, anh Quyết tính đến phương án sẽ xuống khu vực xa hơn như Long An, Củ Chi để tìm nền phù hợp với tài chính.
Trường hợp như anh Nghị, anh Quyết, chị Huế không phải hiếm. So với cùng kỳ năm ngoái, đất nền khu ven Sài Gòn hiện đã tăng giá trung bình từ 30-40%, thậm chí một số khu vực như Q.9, Q.2 giá đất ghi nhận tăng từ 50- 60% trong vòng 1 năm. Giá đất âm thầm lên khiến việc sở hữu chốn an cư của những lao động tỉnh lẻ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Theo chia sẻ của những khách mua thực, có trong tay tầm tiền khoảng 500-700 triệu đồng thực sự khó khăn để sở hữu mảnh đất nền khu ven Tp.HCM ở thời điểm hiên tại. Thậm chí, ở các tỉnh thành lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương giá đất nền liên tục lên cao, với số tiền này, họ cũng không dễ dàng để mua được nền đất ưng ý.
Tuy vậy, lại có một thực tế đang diễn ra tại các quận, huyện vùng ven Tp.HCM đó là, mặc dù quỹ đất bán ra hạn hẹp so với 2-3 năm trước; người mua thực không đủ khả năng để sở hữu vì giá đã lên quá cao nhưng trên thực tế tại các KDC những nền đất trống còn khá nhiều. Thậm chí có một số KDC mọc lên 2-3 năm nay nhưng chỉ lác đác vài căn nhà sinh sống, tỉ lệ đất còn trống chiếm 60-70%. Đất trống còn nhiều nhưng chủ yếu nằm trong tay các NĐT mua đi bán lại, còn người mua thực thì không thể với tới.
Ngay cả thời điểm này, khi đất nền khu ven có dấu hiệu "giảm tốc" thì đa số vẫn là NĐT đi mua đất, người mua thực chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo ghi nhận, không chỉ vì giá đất đã lên cao, vượt quá khả năng chi trả của số đông mà đâu đó còn bởi niềm tin vào thị trường đang bị lung lay?
Nhiều người có nhu cầu mua ở thực tỏ ra nghi ngờ về giá đất thị trường. Với tốc độ tăng giá không kiểm soát thời gian qua, theo các chuyên gia nhà đất, những người ở thực cuối cùng mới là nạn nhân. Dường như bản thân họ không biết đâu là giá trị thực tế của thị trường, vì thế sự e dè, chờ đợi là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng: Đa số đất nền khu ven Tp.HCM là bán cho NĐT, người mua ở thực chỉ chiếm trên dưới 20%. Ngay cả những nền đất thứ cấp đã qua tay nhiều NĐT vẫn tiếp tục được chuyển nhượng cho các NĐT khác. Dòng tiền và giá lên xuống vì thế chủ yếu từ NĐT mà ra. Theo ông Đực, nếu cách đây 2 năm, chỉ cần có 400- 500 triệu đồng, người ở thực dễ dàng sở hữu nền đất 50-60m2 tại khu vực Q.9, Nhà Bè, Bình Chánh thì hiện tại nếu có vay thêm ngân hàng, họ cũng khó có thể mua được nền đất tại đây, thậm chí, với số tiền này không đủ để mua nền đất chưa lên thổ cư.
"Giá đất lên quá cao, vượt xa giá trị thực đã để lại những hệ lụy khôn lường. Hình ảnh các KĐT, KDC hình thành nhiều năm vẫn là bãi đất trống, tiện ích, hạ tầng kém...là minh chứng rõ nét cho những gì đã xảy ra sau những cơn sốt đất khu ven. Do đó, dù giá cả phát triển đến đâu, chúng ta phải luôn nhớ rằng: Tất cả phải hướng đến nhu cầu
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Thị trường địa ốc TP.HCM những tháng cuối năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng Hiệp hội BĐS TP.HCM vừa có báo cáo về thị trường bất động sản hơn 5 tháng đầu năm gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM, cho thấy cho biết thị trường bất động sản trong hơn 5 tháng đầu năm 2018 đã có biểu hiện sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, tổng số dự án đủ điều...