Đồng vốn nhỏ, thương hiệu lớn
Kênh vốn tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội ( CSXH) hiện đã trở thành “thương hiệu” uy tín đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn TP.Đà Nẵng, giúp nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.
Gây dựng mô hình từ đồng vốn nhỏ
Nhắc đến vốn tín dụng ưu đãi, ông Đinh Văn Nhom ở xã Hòa Phú, huyện Hoà Vang cứ tấm tắc khen: “Nhà tui thoát được cảnh nghèo bám miết bao năm cũng là nhờ được vay vốn Ngân hàng CSXH…”. Ông Nhom kể, gia đình ông có 5 người, trước kia đều không có công ăn việc làm ổn định. Xã có cấp cho gia đình 1ha đất để trồng rừng, nhưng kiếm ăn đã khó lấy đâu tiền trồng rừng.
Rồi qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) của Hội Nông dân (ND) xã, ông Nhom được vay 20 triệu đồng mua heo về nuôi. Gây dựng đàn heo năm trước nhiều hơn năm sau, tới năm 2015, tiền lời từ bán heo đã được 50 triệu đồng. “Năm nay, tui tiếp tục được ngân hàng cho vay chu kỳ mới. Tui vẫn đầu tư nuôi heo. Có tiền lời nhiều hơn thì quay ra trồng rừng…” – ông Nhom thổ lộ.
Nguồn vốn Ngân hàng CSXH đã kịp thời giúp nhiều hộ ND nghèo xã Hòa Phú (Hòa Vang)
đầu tư trồng thanh long. Ảnh: Đình Thiên
Video đang HOT
Như hộ ông Nhom, năm 2013, gia đình chị Mai Hoa (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) cũng được vay vốn của Ngân hàng CSXH. Với số vốn 50 triệu đồng được vay, chị Hoa đầu tư cây giống, nhân lực trồng 2ha rừng keo: “Rừng keo đang phát triển tốt. Trong khi chờ thu hoạch, tui vẫn túc tắc xay xát lúa gạo và nuôi heo…”.
Ông Phạm Minh Văn – hội viên Hội ND xã Hòa Phát (quận Cẩm Lệ) cho rằng, vốn của Ngân hàng CSXH chưa hẳn là nhiều, nhưng phù hợp với hộ nghèo và trở thành là điểm tựa ban đầu cho bà con vượt khó. “Năm 2011, tôi trồng 500 gốc hoa ly, nhưng hoa mắc bệnh, mất trắng 40 triệu đồng. Lúc khó khăn, tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng. Tôi gây dựng vườn hoa lại từ đầu. Nay kinh tế gia đình đã vững, có chút tiền tiết kiệm và cho một số hộ khó khăn mượn tạm làm ăn…”-ông Văn chia sẻ.
Điểm tựa vững chắc của nông dân
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Kim Dũng – Phó Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng rất phấn khởi khi nói về hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH giúp hội viên, nông dân vay vốn ưu đãi: “Đà Nẵng là thành phố đáng sống, nhưng vẫn còn nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách. “Kênh” vốn tín dụng chính sách là 1 trong những công cụ hữu ích để thành phố làm tốt hơn công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững…”.
Theo bà Trần Thị Phương Lan-Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Đà Nẵng, thực hiện chuẩn nghèo đa chiều và căn cứ vào điều kiện riêng của địa phương, vốn tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố cần phải được tăng cường hơn trong thời gian tới.
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, năm 2016, Ngân hàng CSXH Đà Nẵng phấn đấu tăng trưởng tín dụng từ 8-10%; triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,3%; phối hợp giám sát và kiểm tra 100% tổ TKVV; 100% điểm giao dịch xã đạt hiệu quả. Giao dịch tại xã, phường đạt tỷ lệ giải ngân trên 95%; thu nợ đạt trên 90% và thu lãi trên 98%…
Theo Danviet
"Tiếp sức" cho 1.400 hộ vùng thiên tai
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, chia sẻ những khó khăn của nông dân bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã xem xét gia hạn nợ, đề nghị khoanh nợ, và cho vay bổ sung giúp bà con ổn định sản xuất, kinh doanh.
Gia hạn, xóa nợ cho vùng khó
Theo Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, để kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do hạn, mặn, đơn vị này đã tích cực phối hợp chính quyền các cấp, các ngành cập nhật danh sách các hộ bị ảnh hưởng. Qua đó, Ngân hàng CSXH tiến hành các giải pháp gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay mới...
Bà Triệu Thị Hoa (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) dọn ruộng để chuẩn bị trồng
vụ màu mới. Ảnh: Chúc Ly
Tính đến giữa năm 2016, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, cho vay mới được 1.422 hộ, với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi nhánh đã giải ngân hơn 4,8 tỷ đồng khác đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cho trên 300 hộ.
Ông Lê Thanh Võ - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại do hạn, mặn và khôi phục sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH, thời gian qua, chi nhánh tập trung phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan rà soát, thống kê, xác định tình trạng và số vốn tín dụng chính sách bị thiệt hại thực tế để thống nhất các giải pháp xử lý theo quy định của Chính phủ.
Cho vay vốn tái sản xuất
Là một trong những hộ bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn kỷ lục vừa qua, bà Trương Thị Hoài Nhân ở ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội (Vĩnh Lợi) chia sẻ: "Gia đình tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 15 triệu đồng để sản xuất 5 công lúa, tuy nhiên trong quá trình canh tác gặp thời điểm nước mặn xâm nhập, toàn bộ diện tích bị mất trắng. Nhờ Ngân hàng CSXH kịp thời giải ngân cho vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo, gia đình tôi có vốn để đầu tư vào mô hình nuôi tôm và buôn bán nhỏ...".
Từ khi được vay vốn tái sản xuất gia đình bà Nhân yên tâm, không còn tư tưởng đi làm thuê, làm mướn xa. "Hiện giờ chồng tôi lo canh tác ở 5 công đất nuôi tôm, tôi nuôi gà và buôn bán nhỏ. Mỗi ngày, tiền lời từ gian hàng tạp hóa cũng đủ chi tiêu trong gia đình" - bà Nhân bộc bạch.
Cùng cảnh ngộ, bà Triệu Thị Hoa (ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội) được Ngân hàng CSXH lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ. "Nhờ được khoanh nợ, chứ nếu không gia đình tôi cũng chẳng biết lấy tiền đâu để trả lãi trong lúc khó khăn này. Trong vụ màu tới đây, tôi mong tiếp tục được địa phương, ngân hàng xem xét cho vay tái sản xuất...".
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Phúc ngụ ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội phấn khởi nói: "Gia đình tôi thuộc diện hộ mới thoát nghèo cũng bị thiệt hại do hạn mặn mới được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng để nuôi tôm. Đây là nguồn vốn thực sự có ý nghĩa, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống".
Theo Danviet
Hệ lụy đảo nợ nhìn từ vụ VDB Minh Hải Lập khống hồ sơ để được vay vốn ưu đãi là chiêu trò mà 7 doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau thực hiện để "qua mặt" ngân hàng, chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng. Cả nghìn tỷ đồng nợ của VDB Minh Hải "chưa hẹn ngày về" Theo Điều 9, Quyết định 1627, việc đảo nợ của các tổ chức tín dụng...