Dòng vốn ETF đổ vào chứng khoán Việt cao đột biến
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa thu hút dòng vốn ETF cao nhất trong vòng 1 năm qua.
Ảnh: Supchina.
Theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, dòng vốn ETF tại Đông Nam Á tăng mạnh trong tuần trước (18-22.5) ghi nhận ở mức 27 triệu USD, cao nhất trong 1 tháng vừa qua.
Cụ thể, các nước như Malaysia, Singapore và Thái Lan đều thu hút dòng tiền và không có quốc gia nào bị rút vốn trong tuần qua. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đóng góp chính cho sự tăng đột biến của dòng vốn vào Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 17 triệu USD, cao nhất trong 1 năm qua.
Theo ghi nhận của KIS, VFMVN Diamond là động lực chính khi quỹ này thu hút 14 triệu USD trong tuần trước, tiếp đến là SSIAM VNFIN Lead ETF, Premia MSCI Vietnam và VFMVN30 ETF.
Video đang HOT
Dòng vốn ETF theo quốc gia trong tuần (18-22.5).
Xét riêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, áp lực bán của khối ngoại đã quay trở lại trong tuần qua, tuy nhiên giá trị bán ròng duy trì ở mức thấp, đạt 160 tỉ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu thuộc ngành nguyên vật liệu, công nghiệp và bất động sản chịu áp lực bán mạnh nhất với giá trị bán ròng lần lượt là 351 tỉ đồng, 120 tỉ đồng và 59 tỉ đồng.
Đối với lĩnh vực nguyên vật liệu và công nghiệp, áp lực bán của khối ngoại tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu HPG, DPM, NKG và HSG,… Ở lĩnh vực bất động sản, khối ngoại tập trung bán trên VIC và VRE trong khi VHM và KBC lại được mua ròng.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành tài chính và tiêu dùng thiết yếu lại thu hút phần lớn lực cầu ngoại, tập trung trên VCB, VPB, CTG và VNM. Ngoài ra, các cổ phiếu thuộc lĩnh vực dịch vụ tiện ích được mua ròng mạnh trong tuần trước nhờ lực cầu trên GAS.
VRC lên tiếng sau chuỗi giảm sàn 8 phiên liên tiếp: Không có hoạt động bất thường nào
Trước khi VRC có chuỗi giảm sàn liên tiếp đã có nhiều phiên tăng điểm mạnh.
CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (mã chứng khoán VRC) vừa có có công văn giải trình liên quan đến việc cổ phiếu liên tục giảm sàn nhiều phiên.
Theo đó, trên thị trường, tính cả phiên hôm nay 6/1/2020 cổ phiếu VRC đã có 8 phiên giảm sàn liên tiếp, đưa giá VRC từ mức 24.000 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/12/2019) xuống 13.550 đồng/cổ phiếu như hiện nay, tương ứng mức giảm gần một nửa chỉ sau hơn chục ngày.
Lên tiếng giải trình việc cổ phiếu giảm sàn liên tục, Công ty cho biết trong quá trình niêm yết trên HoSE từ gần chục năm nay (tháng 7/2010) luôn tuân thủ các quy định niêm yết.
VRC cũng cho biết giá cổ phiếu VRC liên tục giảm sàn trong những phiên vừa qua hoàn toàn do yếu tố cung cầu thị trường tác động, công ty vẫn hoạt động bình thường.
VRC cũng cho biết, ngoài các thông tin đã công bố chính thức công ty không có bất kỳ thông tin nào khác và cũng không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào ảnh hưởng đến việc giảm giá chứng khoán.
Diễn biến giá cổ phiếu VRC trong 1 năm gần đây.
Trên thực tế, trước khi rơi vào chuỗi lao dốc với 8 phiên giảm sàn, trước đó cổ phiếu VRC cũng đã có những phiên tăng điểm bất ngờ.
Cụ thể, đang duy trì giáo dịch quanh vùng giá 16.000 đồng/cổ phiếu tính thời điểm đầu tháng 11/2019, VRC bất ngờ và nhanh chóng tăng mạnh lên trên 23.200 đồng/cổ phiếu chỉ sau 1 tháng, tương ứng mức tăng 45%. Tuy vậy VRC cũng chỉ duy trì được mức giá này trong gần 1 tháng trước khi lao dốc như những phiên vừa qua.
Kết quả kinh doanh của VRC những tháng đầu năm 2019 cũng không thuận lợi so với cùng kỳ, đặc biệt quý 3/2019 vừa qua lãi sau thuế chỉ 1,1 tỷ đồng, giảm sâu so với số lãi hơn 115 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái. Thậm chí lợi nhuận sau thuế quý 2 và quý 1 năm 2019 đều giảm so với cùng kỳ.
Nguyên Phương
Theo Nhịp sống kinh tế
Chứng khoán 6/1: Tiền đầu cơ tranh thủ vào dầu khí Dòng tiền đầu cơ có thể lừng khừng với nhiều cổ phiếu nhưng riêng dầu khí lại đang được đổ vào rất khẩn trương. Điều này bắt nguồn từ việc giá dầu đang chịu tác động từ bất ổn chính trị tại Trung Đông. Ảnh minh họa. Ngân hàng hay nhóm Vingroup hoặc VNM giao dịch nhạt nhòa trong đầu phiên sáng nay....