Đóng vai sếp hãng hàng không để lừa đảo gần 2 tỉ đồng
Nguyễn Trà Dương đóng giả làm nhân viên Vietjet, bay từ TP Hồ Chí Minh ra gặp các nạn nhân tại TP Đà Nẵng tự giới thiệu là chuyên viên kiểm tra, người chấm điểm cho Tiếp viên trưởng một hãng hàng không để “tuyển dụng” vào làm việc với giá từ 8.000 đến 10.000 USD.
Ngày 10/12, Tòa án nhân dân (TAND) TP Đà Nẵng mở phiên toà sơ thẩm xét xử Nguyễn Trà Dương (SN 1993, ngụ tỉnh Tây Ninh) về 2 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Nạn nhân là Nguyễn Dương T.Tr. và Nguyễn Q.T. bị Dương lừa chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng với chiêu: Giới thiệu vào làm việc tại 1 công ty cổ phần hàng không có chi nhánh TP Đà Nẵng.
Nguyễn Trà Dương tại tòa.
Với vẻ ngoài cao ráo và có một số mối quen biết với bạn là tiếp viên hàng không nên Dương đi đâu cũng khoe mình đang công tác tại 1 hãng hàng không. Từ tháng 4/2018 Dương tình cờ biết được thông tin chị Tr. và anh T. có nhu cầu thi tuyển dụng vào làm tiếp viên hàng không, nên nảy sinh ý định lừa đảo.
Ngày 7/4/2018, Dương đóng giả làm nhân viên Vietjet, mặc đồng phục và mang va li của nhân viên hàng không, đi máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Đà Nẵng gặp anh T. và chị Tr.; tự giới thiệu là chuyên viên kiểm tra, người chấm điểm cho Tiếp viên trưởng và hứa sẽ xin cho họ vào làm việc cho hãng tại TP Đà Nẵng.
Video đang HOT
Dương đòi chi phí xin việc cho chị Tr. là 8.000 USD và anh T. là 10.000 USD. Đồng thời cung cấp số tài khoản ngân hàng để hai người này chuyển tiền ứng trước cho Dương qua ngân hàng. Đến tháng 6/2018, Dương thuê khách sạn tại TP Hồ Chí Minh vờ tổ chức phỏng vấn anh T. và chị Tr.. Dương còn nhờ anh D. là tiếp viên hàng không trực tiếp phỏng vấn tiếng Anh.
Sau đó, Dương làm giả 2 giấy “Thông báo xác nhận tuyển dụng” có chữ ký mang tên Nguyễn An Di và được đóng dấu hình chữ nhật. Bị cáo bỏ 2 tờ giấy này vào bì thư, chuyển Grab qua phòng nhân sự công ty Vietjet tại TP Hồ Chí Minh. Dương nhờ anh D. nhận giúp nhưng anh này bận nên nhờ đồng nghiệp nhận và giao lại cho anh T. chị Tr..
Sau khi nhận được giấy thông báo tuyển dụng, 2 nạn nhân chuyển số tiền còn lại cho Dương và được hứa hẹn ngày 8/10/2018 sẽ dẫn chị Tr. và anh T. đi khám sức khoẻ làm thủ tục vào làm việc. Tuy nhiên, đến 5/10/2018, Dương bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan chức năng xác định, tổng số tiền Dương chiếm đoạt của chị Tr. và anh T. hơn 820 triệu đồng. Trong vụ án này, nam tiếp viên D. là người kiểm tra tiếng Anh cho 2 bị hại, nhưng anh này không biết mục đích của Dương. Do đó, cơ quan chức năng không để cập xử lý.
Với hành vi mạo danh, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản hội đồng xét xử TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Dương 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Trong một vụ án tương tự, ngày 23/9/2020, TAND TP Hồ Chí Minh cũng đã kết thúc xét xử và tuyên phạt Nguyễn Trà Dương 14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm 2018, Dương tự giới thiệu là phó giám đốc tài chính Vietjet và cố vấn tuyển dụng Bamboo Airways.
Dương “nổ” quen biết nhiều người và có khả năng xin việc làm ở Bamboo Airways, xin visa định cư nước ngoài nên một số người đã đưa trên 1 tỉ đồng cho đối tượng.
Minh bạch 'slot bay' của các hãng hàng không nội địa
"Slot bay" là khoảng thời gian mà Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) phân bổ cho các hãng hàng không cất, hạ cánh các chuyến bay và được ví như "đất vàng" tại sân bay để các hãng hàng không khai thác theo năng lực. Tuy nhiên thực tế, đang có sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trong việc khai thác các slot bay, nhất là trong bối cảnh hậu COVID-19, khi mỗi slot bay đều ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhu
Tỷ lệ sử dụng slot bay của các hãng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về tình trạng khai thác slot phân bổ của tất cả các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam. Dựa trên số liệu được theo dõi chặt chẽ, Cục đã có cảnh báo thu hồi các slot bay đã được phân bổ cho từng hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vasco, nhưng không được các hãng khai thác. Cục cũng đã đưa ra phương án thu hồi slot bay của các hãng hàng không để tỷ lệ chậm hoặc hủy chuyến cao, gây ảnh hưởng dây chuyền đến lịch trình đi lại của hành khách và các hãng hàng không khác trên các đường bay nội địa.
Cụ thể, theo thống kê số liệu phân bổ, sử dụng slot bay tại sân bay Nội Bài từ ngày 25/10-15/11/2020 của Cục Hàng không Việt Nam, tổng số slot bay của Vietnam Airlines là 170, tỷ lệ sử dụng là 63,5%; Vietjet là 139, tỷ lệ sử dụng 74,8%; Bamboo Airways là 53, tỷ lệ sử dụng 100%; Pacific Airlines 27, tỷ lệ sử dụng là 48,1%; Vasco 8, tỷ lệ sử dụng là 50%. Tính trung bình, các hãng hàng không nội địa chỉ sử dụng 73,8% số slot bay được phân bổ.
Slot bay ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, phục hồi thị trường của từng hãng hàng không.
Số liệu phân bổ slot bay trên cho thấy có sự cách biệt đáng quan ngại trong tỷ lệ khai thác slot bay hiệu quả được cấp giữa các hãng hàng không nội địa. Việc có hãng hàng không được cấp tối đa slot bay, nhưng chưa hoặc không khai thác hết công suất, hãng thì thiếu slot bay... đang dẫn đến sự cạnh tranh "ngầm" trong ngành hàng không. Vì vậy, việc cảnh báo và thu hồi slot bay chưa khai thác của các hãng hàng không hiện nay là cần thiết, góp phần hạn chế thất thoát tài sản công cho ngành hàng không; hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến và công khai, minh bạch slot bay từng hãng.
Qua tìm hiểu, Việt Nam đang áp dụng cơ chế phân phối slot bay theo thông lệ của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Việc phân bổ slot bay dựa trên 85% khả năng khai thác tại các cảng hàng không và năng lực của từng hãng. Hãng hàng không tuân thủ trên 80% slot bay sẽ được ưu tiên giữ slot, nhưng trong 4 tuần liên tiếp không sử dụng 1 slot thì cơ quan phân bổ sẽ thu hồi.
Chưa hết, với thị trường hàng không Việt Nam hiện đã lọt top 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, riêng đường bay trục Hà Nội-TP Hồ Chí Minh đang là chặng bay đông đúc lớn thứ hai toàn cầu và đều được các hãng hàng không nội địa tập trung khai thác tối đa các slot bay, thì yếu tố hạ tầng bị lãng phí sẽ là gây tổn thất không nhỏ đối với ngành Hàng không nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Cần có chế tài siết chặt việc khai thác slot
Trao đổi về những giải pháp để cải thiện cơ chế phân bổ slot để bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, thuận lợi và hiệu quả trong ngành Hàng không, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng từng nhắc đến giải pháp gia tăng tỷ lệ sử dụng slot bắt buộc, bước đầu là 85%, sau đó có thể tăng lên 90%. Nếu không đạt thì thu hồi. Đối chiếu với thực tế, đây là một đề xuất phù hợp để tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời cũng là chế tài đủ nghiêm khắc để làm động lực cho các hãng hàng không quy hoạch lại hoạt động.
Bên cạnh một cơ chế phân bố hợp lý, các chuyên gia hàng không cho rằng, cần có một cơ chế giám sát chặt chẽ để hạn chế tối đa các thủ thuật để "lách luật" của các hãng hàng không nhằm chiếm dụng slot bay chưa khai thác hoặc không khai thác hiệu quả, tạo môi trường hàng không cạnh tranh lành mạnh; đồng thời, cần có thêm chế tài xử phạt hoặc cấm vận các hãng hàng không trả slot bay muộn sau khi không khai thác hoặc khai thác không hiệu quả.
"Việc khai thác hiệu quả slot bay không chỉ là quyền lợi, mà còn là nghĩa vụ khi cơ quan chức năng giao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, slot bay góp phần định hình và phát triển thị trường hàng không bền vững, đảm bảo công bằng giữa các hãng hàng không", lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.
ận, phục hồi thị trường của từng hãng.
Nhà nước cần bảo toàn vốn tại Vietnam Airlines, còn Vietjet và Bamboo cần làm rõ vốn từ đâu? Với đề xuất hỗ trợ vay vốn của các hãng hàng không tư nhân, cần phải làm rõ là vốn của các hãng hàng không này ở đâu và hỗ trợ theo phương thức nào. Sau khi Vietnam Airlines (HVN) được hỗ trợ vay vốn, hiện nay các hãng hàng không tư nhân như Vietjet, Bamboo cũng kiến nghị sự hỗ trợ của...