Đồng USD yếu không mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi
Thông thường, sự suy yếu của đồng USD sẽ đem lại lợi ích cho các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, sự sụt giảm của đồng USD vừa qua có thể sẽ không phải là tin vui với các nền kinh tế đang phát triển, vì đại dịch COVID-19.
Đồng tiền đô la Mỹ tại Washington D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Tháng 7 vừa qua, “đồng bạc xanh” đã mất giá mạnh nhất trong một thập kỷ, do số lượng ca mắc COVID-19 tăng vọt cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Thêm vào đó, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm.
Bối cảnh như vậy thường sẽ giúp các thị trường mới nổi thu hút đầu tư nước ngoài do có ưu thế lợi tức trái phiếu cao hơn và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Nhưng trong tình hình đại dịch như hiện tại, điều này có vẻ đã thay đổi.
Chỉ số chứng khoán MSCI dành cho các thị trường mới nổi đã tăng 40% so với mức đáy vào tháng 3/2020, nhưng phần lớn diễn ra tại Trung Quốc và Đông Á, nơi sự phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ nhất. Lãi suất trái phiếu tại các thị trường còn lại kể từ cuối tháng 3 còn thấp hơn so với Đức và Mỹ. Luis Costa, chiến lược gia thị trường mới nổi tại tập đoàn tài chính Citi, cho rằng mặc dù môi trường tài chính có vẻ đã tích cực hơn, nhưng các nhà đầu tư không nên quá tự tin. “Sẽ có những khó khăn bởi chúng ta biết có rất nhiều câu chuyện khác phía sau, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi và những câu chuyện này thực chất là tiêu cực”, ông nhận định.
Nhận định bi quan trên thể hiện rõ trên thị trường. Kể từ tháng 4, dòng vốn đầu tư bằng các đồng tiền mạnh vào trái phiếu tại các thị trường mới nổi còn thấp hơn dòng vốn đầu tư vào trái phiếu của các công ty rủi ro tại Mỹ và châu Âu, vốn được hưởng lợi từ việc chính phủ hỗ trợ mua trái phiếu. Lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp tốt ở Mỹ đã tăng cao hơn gần 1% so với mức tăng trái phiếu bằng USD tại các thị trường mới nổi. Đầu tư vào trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của các nước đang phát triển còn thấp nữa, khiến lãi suất giảm chỉ còn khoảng 4,4%, so với mức 6% đầu năm 2018.
Chuyên gia phân tích chiến lược Jason Daw của tập đoàn tài chính Societe Generale đã cảnh báo rằng tháng 8/2020 có thể là thời điểm “nguy hiểm” do thanh khoản thường thấp. Cuộc khủng hoảng đồng lira năm 2018 của Thổ Nhĩ Kỳ, khủng hoảng đồng Nhân dân tệ năm 2015 của Trung Quốc và vụ vỡ nợ năm 1998 của Nga đều là những sự kiện xảy ra trong tháng 8. Đồng USD xuống giá trong tháng 7 đã đẩy đồng Euro tăng 5%, đồng Bảng Anh tăng 6% và đồng đôla Australia tăng 3,6%; trong khi đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi chỉ tăng được khoảng 1,4%.
Đồng nội tệ tăng chậm làm dấy lên lo ngại về khả năng trả nợ nước ngoài tại các nước đang phát triển, theo đó Moody’s tính toán khoảng 13,7% trái phiếu doanh nghiệp hạng thấp có thể mất khả năng thanh toán trong khoảng từ năm nay đến tháng 3/2021. Với trái phiếu chính phủ, các nước như Argentina, Lebanon và Ecuador đã vỡ nợ. Khi virus corona lây lan nhanh chóng khắp Ấn Độ, Nam Phi và Châu Mỹ Latinh, tổ chức Oxfam đã cảnh báo nếu dư địa tài chính không đủ để giảm nhẹ cú sốc kinh tế như các quốc gia giàu có đã làm, thì một số quốc gia đang phát triển có thể chứng kiến sự nghèo đói tăng lên mức giống như 3 thập kỷ trước.
Video đang HOT
Một nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nợ tăng và cải cách chậm chạp đã khiến các thị trường mới nổi không kịp chuẩn bị cho đại dịch. Manik Narain, người đứng đầu nhóm phân tích chiến lược phụ trách các thị trường mới nổi tại UBS, nhận định rằng lợi thế tăng trưởng cao hơn so với các nước phát triển, một động lực chính của các nước đang phát triển, đã không còn kể từ quý I/2020. “Trừ Trung Quốc, các nền kinh tế đang phát triển còn lại đều bị kẹt và buộc phải chi tiêu kích thích tài khóa thấp hơn nhiều so với các nước phát triển trong năm nay”, ông Narain nói.
USD tăng giá quá mạnh Nỗi đau đầu tiếp theo của kinh tế thế giới
Mặc dù chỉ trong chưa đầy 1 tháng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có tới 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp, sức hấp dẫn của đồng USD vẫn không hề vơi đi.
Khi thế giới tài chính chao đảo vì virus corona, các nhà đầu tư đã ồ ạt tìm đến đồng USD bởi đồng bạc xanh vẫn được coi là một hầm trú ẩn an toàn, khiến USD tăng giá mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng này chính là thứ tiếp theo khiến các nền kinh tế trên toàn thế giới - vốn đang bị dịch bệnh giáng 1 đòn mạnh - phải đau đầu. Trong đó, các thị trường mới nổi đặc biệt mong manh khi mà đồng nội tệ lao dốc và lực cầu nội địa sụt giảm.
Mặc dù chỉ trong chưa đầy 1 tháng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có tới 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp, sức hấp dẫn của đồng USD vẫn không hề vơi đi. Các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi với số vốn bị rút ra cao kỷ lục, đổ xô mua vào USD.
Vì USD đã gắn kết với kinh tế toàn cầu hơn bao giờ hết, đà tăng giá của nó đang gây thêm sức ép lên các doanh nghiệp và chính phủ với chi phí cho các khoản nợ bằng USD ngày càng tăng cao. Giờ đây NHTW của các thị trường mới nổi đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: khi hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, họ đứng trước nguy cơ đồng nội tệ mất giá mạnh nếu hạ lãi suất quá nhiều.
Tuần trước, chỉ số Bloomberg Dollar Index tăng 3,4%, mạnh nhất kể 2008 và lên mức cao nhất trong gần 3 năm trở lại đây. Đồng bạc xanh tiếp tục tăng giá sau khi các NHTW và chính phủ các nước đồng loạt hành động để ngăn chặn những thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với kinh tế thế giới.
"Đà tăng giá của USD là 1 cú đánh khác giáng vào các thị trường mới nổi", Mitul Kotecha, chiến lược gia cao cấp tại TD Securities ở Singapore nói. "Nhu cầu về đồng USD quá cao khiến dù Fed hạ lãi suất rất mạnh thì cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến giá USD. Các tài sản trên thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm giá vì nhà đầu tư vẫn đang tránh xa các tài sản rủi ro và ưa chuộng tài sản an toàn".
NHTW Thổ Nhĩ Kỳ là bên mới nhất trong nhóm các thị trường mới nổi hạ lãi suất khẩn cấp. Hàn quốc, Chile, Việt Nam, Sri Lanka và Pakistan đều đã theo chân Fed, trong khi Nam Phi, Indonesia và Brazil được dự báo sẽ có động thái tương tự ngay trong vài ngày tới.
Nghiên cứu mới của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS cho rằng kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu đồng USD tăng giá mà điều đó là không mong muốn thì tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ suy giảm. Lý do có thể xuất phát từ việc các điều kiện tài chính bị thắt chặt do các khoản nợ bằng USD cho thị trường mới nổi tăng trưởng chậm lại.
Hiện các thị trường mới nổi đang bị rút vốn kỷ lục, đạt 30 tỷ USD trong 45 ngày gần đây, theo số liệu của Viện tài chính quốc tế IIF. Tất cả các đồng tiền mới nổi chủ chốt mà Bloomberg theo dõi đã giảm giá so với USD kể từ 20/1 đến nay - thời điểm dịch bệnh bắt đầu khiến thế giới lo lắng. Trong đó rúp Nga và peso Mexico đã giảm gần 20%.
Đã có thể cảm nhận nỗi đau ở các thị trường mới nổi châu Á, nơi các cú sụt giảm gợi lại ký ức kinh hoàng về khủng hoảng tài chính cách đây hơn 2 thập kỷ. Đồng rupiah của Indonesia diễn biến tệ nhất ở châu Á kể từ đầu năm đến nay (giảm 8,9%), trong khi đồng won Hàn Quốc giao dịch ở gần mức thấp nhất kể từ 2010, và đồng rupee của Ấn Độ rơi xuống mức thấp kỷ lục vào tuần trước.
Theo đánh giá của Khoon Goh, chuyên gia tại ngân hàng ANZ, các thị trường mới nổi ở châu Á đang rất thận trọng để vừa có thể hạ lãi suất lại vừa có thể kiểm soát tỷ giá. Để làm như vậy sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối, nhưng các nước sẽ không cố gắng chặn đứng đà giảm hay bảo vệ 1 ngưỡng cụ thể nào đó. Trong bối cảnh hiện tại, khi lực cầu bên ngoài rất yếu, cho phép đồng nội tệ giảm giá ở mức nhất định đồng thời hạ lãi suất là cách tốt nhất để giảm bớt áp lực trên thị trường tài chính".
Cả Indonesia và Philippines đều được dự báo sẽ hạ lãi suất vào ngày mai, trong đó Philippines có thể hạ lãi suất mạnh hơn mức thông thường.
Không chỉ các thị trường mới nổi phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ USD tăng giá. Đôla Australia đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2003 - điều sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng lên mà không thể được bù đắp bằng các lĩnh vực du lịch nội địa và giáo dục như thông thường vì dịch bệnh. Đồng krone của Na Uy cũng đã giảm hơn 16% kể từ đầu năm đến nay, bị ảnh hưởng bởi giá dầu.
NHTW các nước phát triển đang phối hợp để đảm bảo dòng chảy USD trên toàn cầu thông suốt. Fed thông báo giảm lãi suất đối với các hợp đồng hoán đổi tiền tệ với 5 NHTW khác. Đây là chính sách đã từng được sử dụng thời khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Đồng USD mạnh là cơn gió ngược đối với các thị trường mới nổi, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào nguồn USD từ bên ngoài và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi", Todd Schubert, chuyên gia nghiên cứu của Bank of Singapore nói.
Tham khảo Bloomberg
Theo Trí thức trẻ
Sự phục hồi của các đồng tiền mới nổi Bất chấp việc nền kinh tế đang chịu tác động mạnh bởi đại dịch coronavirus, song các đồng tiền của các thị trường mới nổi được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá nhẹ trong những tháng tới trong bối cảnh đồng USD suy yếu, kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho biết. Các đồng tiền mới nổi được...