Đồng USD lao dốc, giảm dần sức hấp dẫn
Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành làm kinh tế Mỹ chao đảo, đồng USD giảm giá mạnh, chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 7/2011.
Một yếu tố khác khiến đồng bạc xanh rớt giá đến từ động thái duy trì chính sách lãi suất thấp của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nhà đầu tư đã bán bớt lượng USD nắm giữ và mua đồng tiền của các nước khác.
Ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Covid-19, các nhà đầu tư tìm cách tránh những hệ lụy của đại dịch nên tìm đến trái phiếu chính phủ Mỹ nhờ tính ổn định và an toàn. Những nhà đầu tư này cần sử dụng USD để mua trái phiếu, làm tăng nhu cầu đồng bạc xanh. Tuy nhiên, sau đợt tăng giá ban đầu, giá USD giảm dần.
Chỉ số USD (DXY) đã chứng kiến mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào tháng 7 với mức âm 4,1% và giảm tổng cộng 9% kể từ mức đỉnh trong tháng tháng 3.
Ông Michael Stark, chuyên gia phân tích tại Exness cho rằng, luận điểm chính đằng sau sự suy yếu gần đây của USD là sự tái xuất hiện quan điểm “tiền mặt là rác”, sau khoảng thời gian ngắn của thời kỳ “tiền mặt là vua” vào cuối tháng 2 và tháng 3.
Nhiều cổ phiếu và chỉ số chính hiện đang ở gần đỉnh, thậm chí lập mức cao kỷ lục mới, bất chấp tình hình kinh tế nói chung còn nhiều thách thức. Do vậy, đây là những khoản đầu tư tốt hơn hơn so với tiền mặt.
Đáng chú ý, sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ và một số quốc gia khác làm dấy lên lo ngại về khả năng phải tạm dừng hoặc lùi lại các hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp nằm trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như du lịch, nhà hàng, khách sạn, hàng không… được dự báo sẽ tiếp tục tình trạng “ngủ đông”, dẫn đến tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.
Đồng bạc xanh rớt giá cũng là nhân tố quan trọng khiến các ngân hàng trung ương (NHTW), đặc biệt tại châu Á, nới lỏng chính sách tiền tệ.
Video đang HOT
Điển hình như NHTW Thái Lan gần đây giảm lãi suất chuẩn xuống mức thấp nhất trong lịch sử và ngụ ý rằng, có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế nội địa đang gánh chịu những đòn giáng nặng nề nhất khu vực châu Á từ đại dịch Covid-19.
Theo cơ quan thông tấn Bloomberg, NHTW Ấn Độ mới đây cũng hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cùng với một loạt biện pháp khác để hỗ trợ kinh tế.
“Việc cắt giảm lãi suất và làn sóng chính sách nới lỏng định lượng (QE) từ các NHTW trên thế giới đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thêm lý do để tìm tới vàng, thay vì tiếp tục giữ đồng bạc xanh. Vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc lạm phát tăng cao vì QE, nhưng tâm lý của nhà đầu tư đặt rất nhiều hy vọng vào vàng trong thời gian vừa qua.
Thực tế, từ trước tới nay, USD được nhiều người nhìn nhận là được định giá cao hơn so với hầu hết đồng tiền của các nước khác. Do vậy, việc đồng bạc xanh rớt giá là điều có thể dự đoán được”, ông Michael Stark nói.
Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng giảm giá của USD sẽ tiếp tục tác động tới nền kinh tế Mỹ trong dài hạn, mặc dù tốc độ của sự suy giảm này có thể chậm hơn.
Nguyên nhân chính là do lãi suất ở mức rất thấp, xuất phát từ các gói kích thích và các biện pháp cứu trợ của chính phủ Mỹ làm xói mòn lợi thế lãi suất của đồng bạc xanh. Ngoài ra, các kim loại quý như vàng, bạc – từ lâu đã được coi như tài sản trú ẩn – cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư do USD giảm giá.
Nhìn chung, đồng bạc xanh giảm giá sẽ làm giảm áp lực lên đồng tiền của các thị trường mới nổi và cận biên vốn chịu nhiều tác động từ hoạt động xuất khẩu, trong đó có VND, giúp ổn định các yếu tố vĩ mô khác trong nước như lãi suất và lạm phát.
Không ít nhà phân tích nhận định, sự sụt giảm của USD sẽ góp phần giúp các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Việt Nam, tăng sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ kinh tế tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng.
Đồng USD lấy lại được vị thế trước rủi ro phong tỏa
Úc phong tỏa 2 bang lớn nhất nước đã tác động không nhỏ đến đồng USD.
Nguồn ảnh: Cyprus Mail
Theo Reuters, đồng USD đã tìm thấy một lực đẩy vào hôm nay ngày 7.7, vì rủi ro từ các ca nhiễm COVID-19 tăng bù đắp mạnh mẽ dữ liệu kinh tế và niềm tin vào sự phục hồi kinh tế hậu COVID-19.
Theo dõi thị trường chứng khoán, đồng bạc xanh đã ổn định trên hầu hết các lĩnh vực và bám sát mức thấp trong gần hai tuần.
Đồng đô Úc (AUD) đã quay trở lại mức cao nhất trong một tháng qua sau khi bang đông dân thứ 2 của Úc tuyên bố phong tỏa Melbourne để hạn chế các ca nhiễm gia tăng.
Công nhân Úc trong các thiết bị bảo vệ cá nhân được nhìn thấy tại Melbourne vào ngày 7.7. Nguồn ảnh: Asia Pac.
Người Úc vẫn không bị lay chuyển sau khi ngân hàng trung ương Úc giữ mức lãi suất chuẩn ở mức thấp kỷ lục 0,25%.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) có dấu hiệu tăng trở lại sau khi cổ phiếu Trung Quốc tăng vọt vào phiên giao dịch hôm 6.7. Có một sự thận trọng len lỏi trong giới đầu tư khiến đồng nhân dân tệ rút về từ đỉnh 6,9965 mỗi USD.
Các nhà đầu tư lo lắng khi tình trạng các ca nhiễm gia tăng ở Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện tại việc phong tỏa trên diện rộng là không thể xảy ra.
Ông Chris Weston - người theo dõi chặt chẽ thị trường trái phiếu cho biết, số lượng ca nhiễm hằng ngày tăng ở Melbourne đang thúc đẩy nguồn tiền mặt ở nơi khác bơm vào.
Lợi tức của Kho bạc Mỹ giữ ở mức khoảng 0,7% trong một tháng, thấp hơn mức cao nhất vào đầu tháng 6 là 0,9590% và hơn 100 điểm cơ bản dưới mức bắt đầu của năm.
Ông Weston cho hay: "Nếu chúng ta đột nhiên nhìn thấy dấu hiệu bán tháo trên thị trường Kho bạc, điều đó có ý nghĩa lớn đối với việc vốn hóa toàn cầu. Đến thời điểm đó, vốn hóa toàn cầu đang hướng về phía trước và hướng lên trên. Chỉ cần làm những gì bạn vẫn hay làm và tiếp tục mua vào".
Kể từ tháng 4, đồng AUD là loại tiền tệ hàng hóa được dẫn dắt trong G10. Nó đã tăng 14%, đồng krone Na Uy tăng 11%, đồng NZD tăng 10% và đồng krona Thụy Điển tăng 8%.
Vào ngày 7.7, đồng NZD ổn định ở mức 0,6554 mỗi USD.
Đồng euro ở ngay dưới mức cao nhất 2 tuần với mức 1,1311 USD và bảng Anh giữ ổn định ở mức 1,2505 USD. Đồng JPY không đổi ở mức 107,36 mỗi USD.
Ông Terence Wu - một chiến lược gia tại Ngân hàng Singapore OCBC cho biết: "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng sự phục hồi nhanh chóng và ổn định không thể được coi là trường hợp cơ bản. Ông cho rằng kỳ vọng về đồng USD vẫn tồn tại, nhưng sẽ gặp rủi ro nếu các biện pháp phong tỏa lại tiếp tục được áp dụng.
Sự tăng trưởng chắc chắn
Các nguyên tắc cơ bản đã đặt nền tảng cho một thị trường tăng trưởng khỏe mạnh.
Dữ liệu cho thấy hoạt động của các ngành dịch vụ tại Mỹ đã tăng trở lại mức gần như trước đại dịch vào tháng trước, với chỉ số tăng trưởng là 57,1 so với kỳ vọng khoảng 50,2.
Các thị trường khác đang tìm kiếm sự phục hồi, đặc biệt trong ngành công nghiệp của Đức và hứa hẹn cơ hội việc làm tại Mỹ tăng nhẹ.
Trong khi đó, sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 đã khiến một số nhà đầu tư có suy nghĩ tạm dừng.
Khu vực Florida rộng lớn đã trở thành điểm nóng mới nhất khi các ca nhiễm liên tục tăng. Số ca tử vong tại Mỹ lên tới 130.000.
Úc sẽ đóng cửa biên giới giữa 2 bang đông dân nhất vào ngày hôm nay 7.7, trong bối cảnh nước này cố gắng ngăn chặn ổ dịch ở thành phố Melbourne.
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% do đồng USD mạnh lên Giá vàng thế giới đã giảm hơn 1% trong phiên 6/5 do áp lực gia tăng từ đồng USD mạnh hơn, cùng kỳ vọng rằng nguồn cung vàng sẽ tăng lên khi các nhà máy tinh chế vàng nối lại hoạt động. Vàng trang sức được bày bán tại Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống còn...