Đồng USD kỹ thuật số đang tiến dần tới thực tế
Sách trắng 35 trang bao gồm hai mã khả thi có thể được sử dụng để xử lý các giao dịch liên quan đến đồng USD kỹ thuật số đã được phát hành vào ngày 3.2, theo Bloomberg.
Công việc tạo ra đồng USD kỹ thuật số của Mỹ có thể tiến thêm bước mới khi Cục Dự trữ Liên bang Boston (Boston Fed) công bố loại mã (code) có thể hỗ trợ một loại tiền tệ như vậy. Boston Fed phối hợp với Sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hành sách trắng 35 trang về những phát hiện trong nghiên cứu công nghệ, tập trung vào việc phát triển phần mềm để xử lý giao dịch. Các nhà nghiên cứu đã tạo và kiểm tra hai cơ sở mã tiềm năng, bao gồm một cơ sở có khả năng xử lý 1,7 triệu giao dịch mỗi giây.
Việc Mỹ theo đuổi tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) có thể giúp đảm bảo sự thống trị của đồng USD
“Cả hai kiến trúc mã đều đáp ứng và vượt quá yêu cầu về tốc độ và thông lượng của chúng tôi”, Boston Fed cho biết trong một bản tóm tắt báo cáo.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu muốn có thể xử lý 100.000 giao dịch mỗi giây và giải quyết chúng trong vòng chưa đầy 5 giây. Hai cơ sở mã đánh bại yêu cầu đó. Một dự án nghiên cứu chung tách biệt với nghiên cứu này đang được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện, nhằm nghiên cứu lợi ích và rủi ro có thể có của một loại tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Fed chỉ ra rằng họ sẽ không có kế hoạch tiếp tục với một đồng tiền được chính phủ hậu thuẫn, nếu nó không được sự ủng hộ của Nhà Trắng và Quốc hội.
Các nhà nghiên cứu của MIT và Boston Fed đã phát hành phần mềm xử lý giao dịch OpenCBDC, theo giấy phép nguồn mở, cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra, sửa đổi và nâng cao mã. “Chúng tôi tin đây là cách tốt nhất để đảm bảo OpenCBDC được một số lượng lớn người xem xét. Tất cả những người này sẽ mang lại kiến thức, kỹ năng và ý tưởng độc đáo để cải tiến”, bà Neha Narula, Giám đốc Sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số của MIT, nói với các phóng viên.
Bản phát hành hôm 3.2 kết thúc giai đoạn đầu tiên của sáng kiến nghiên cứu “Project Hamilton” kéo dài nhiều năm. Dự án này được công bố lần đầu vào tháng 8.2020. Giai đoạn thứ hai sẽ khám phá những khả năng phức tạp hơn và xem xét các vấn đề chính, ví dụ như an ninh mạng và cách cân bằng quyền riêng tư của người dùng với sự cần thiết phải minh bạch để ngăn chặn hoạt động tội phạm.
Fed nói rằng họ có thể sẽ dựa vào bên trung gian, bao gồm các ngân hàng thương mại hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính được quản lý khác, để cung cấp tài khoản và tạo điều kiện cho khoản thanh toán bằng USD kỹ thuật số. Hiện “không chắc chắn về những người trung gian đó là ai và thông tin có thể truyền đi như thế nào”, theo Phó chủ tịch điều hành Fed Boston Jim Cunha.
Việc Mỹ theo đuổi CBDC có thể giúp đảm bảo sự thống trị của đồng USD, đặc biệt khi các nước khác như Trung Quốc đang tiến lên với các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Tuy nhiên, Fed cũng chỉ ra một loạt rủi ro tiềm ẩn, bao gồm những vấn đề có thể xảy ra đối với các công ty tài chính và việc giảm lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng truyền thống.
Theo các nhà chiến lược tại Bank of America Corp, đồng USD kỹ thuật số của Mỹ xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Họ dự đoán rằng đợt phát hành có thể sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2030. Ông Cunha hy vọng nghiên cứu công nghệ về một loại CBDC khả thi sẽ tiếp tục, ít nhất là trong vài năm tới. “Có rất nhiều việc phải làm ở đây”, ông Cunha nói.
Mỹ xem xét phát hành đồng USD kỹ thuật số
Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD điện tử được chính phủ hỗ trợ sẽ giúp các giao dịch chuyển tiền diễn ra nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với số đông so với hệ thống ngân hàng hiện tại.
Mới đây, FED đã ra báo cáo về ưu nhược điểm của đồng USD điện tử, lấy ý kiến đóng góp từ công chúng. Báo cáo là "bước đầu tiên trong cuộc thảo luận công khai giữa FED và các bên về tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương" và không đưa ra lập trường về việc có tung ra hay không. Dù vậy, phát triển đồng USD kỹ thuật số sẽ là sự chuyển đổi to lớn liên quan tới vai trò của nhà nước trong hệ thống tài chính. Những mặt trái tiềm ẩn có thể gồm việc các ngân hàng thương mại trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
Động thái của FED xuất hiện trong bối cảnh hơn 90 quốc gia đang nghiên cứu đồng tiền kỹ thuật số riêng. Ngân hàng trung ương châu Âu phát triển đồng EUR điện tử, còn Trung Quốc thì đưa vào thử nghiệm sử dụng đồng NDT số (e-CNY), được phát triển từ năm 2014.
Theo báo cáo của FED, Chính phủ Mỹ đang tìm kiếm các biện pháp nhằm "duy trì vị thế thống trị quốc tế của đồng USD". Việc tiến hành nghiên cứu công khai sẽ giúp chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thiết kế những hệ thống tương thích với cơ quan chức năng.
Đồng tiền số của ngân hàng trung ương có thể bao gồm một số ưu điểm của cả đồng tiền mặt liên bang và tiền kỹ thuật số tư nhân như: dễ dàng và nhanh chóng giao dịch giữa cá nhân và doanh nghiệp (thậm chí xuyên biên giới); dễ tiếp cận với những người không có tài khoản ngân hàng; an toàn và đảm bảo hơn khi không phải lo ngại vấn đề thanh khoản.
Về mặt trái tiềm ẩn, chính phủ có thể phải can thiệp điều chỉnh phản ứng của thị trường khi cơ quan nhà nước tiếp quản vai trò truyền thống của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, người dùng cần tin tưởng trực tiếp vào chính phủ với tất cả thông tin tài chính của họ, mặc dù báo cáo của FED cho rằng sự lo ngại này có thể được giảm thiểu thông qua các "trung gian" và "tận dụng các công cụ hiện có".
Một đồng tiền điện tử không nhất thiết phải dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). FED khẳng định chưa có đề xuất cụ thể nào liên quan thiết kế hay công nghệ để phát triển USD kỹ thuật số và sẽ tiếp tục nghiên cứu những lựa chọn.
Cơ quan này cũng cho biết, đồng tiền số nếu được tạo ra, sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về "quyền riêng tư, được trung gian, có khả năng giao dịch rộng rãi và xác minh danh tính".
Tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương còn lâu mới thành hiện thực Sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử đã khơi dậy tham vọng tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Nhưng cho đến nay, hầu hết các dự án đều đang diễn ra với tốc độ ì ạch. Theo CNBC, Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BOE) trong tuần này cho biết đang...