Dòng tiền tháo chạy khỏi các thị trường cận biên và mới nổi tìm đường về Mỹ
Mặc dù nhiều quốc gia thực hiện nới lỏng tiền tệ, kích cầu và hạ lãi suất nhằm tăng sự hấp dẫn của mình và cố gắng giữ dòng tiền ở lại. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng chính sách, dòng tiền có dấu hiệu tháo chạy toàn cầu.
Tiền chảy về Mỹ
Trong báo cáo vừa công bố, Bộ phận Nghiên cứu CTCK SSI ( SSI Research) cho biết, kể từ đầu tháng 3, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục, dòng tiền đã tháo chạy khỏi cổ phiếu và trái phiếu.
Phải mất 4 tháng từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020, các quỹ đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu mới có dòng tiền vào 107 tỷ USD, nhưng chỉ trong tháng 3, các quỹ đã bị rút ra 75 tỷ USD. Các quỹ trái phiếu cũng bị rút mạnh, kể từ đầu tháng 3 tới nay, đã có 284 tỷ USD rút khỏi thị trường trái phiếu ở khắp các thị trường.
Trái ngược với dòng tiền bị rút ở thị trường cổ phiếu và trái phiếu, dòng tiền toàn cầu dịch chuyển mạnh vào các quỹ tiền tệ tại Mỹ chuyên đầu tư các tài sản ngắn hạn thanh khoản cao như USD, trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn.
Chỉ trong 5 tuần trở lại đây, dòng tiền vào nhóm này tới 727 tỷ USD, đồng USD liên tục lên giá, hiện chỉ số Dollar Index đang ở mức 103, mức định của 4 năm qua.
Video đang HOT
Thị trường Việt Nam không phải ngoại lệ
Theo SSI, thị trường Việt Nam đã ghi nhận dòng tiền bị rút tổng cộng 101 triệu USD trong 6 tuần gần đây, chấm dứt chuỗi dòng tiền vào 18 tuần trước đó với 166 triệu USD.
Trên thị trường chứng khoán chứng kiến đợt bán ròng liên tiếp từ đầu tháng 2 dến nay, tổng cộng lên tới 14.000 tỷ đồng, đây là đợt bán ròng lớn nhất trong lịch sử. Các quỹ ETF bắt đầu bị rút vốn từ tuần cuối tháng 2 với giá trị ước tính 1.600 tỷ đồng, chính điều này đã gây áp lực giảm giá của chỉ số Vnindex 29% trong tháng 2 và tháng 3.
So với các quốc gia trong khu vực, dòng tiền có dấu hiệu rút ra mạnh hơn ở thị trường Việt Nam so với Indonesia, Maylaysia, Philippines. Chính điều này đã áp lực làm cho định giá P/E của thị trường chứng khoán giảm mạnh từ định tháng 4/2018 là 22 lần về mức 11,8 lần như hiện nay.
Ở vùng giá hiện tại, PE của thị trường chứng khoán Việt Nam là 11,8x, thấp hơn mức trung bình 13,6x của năm 2008 và 14x của giai đoạn 2009-2019. Dẫu vậy, triển vọng tăng trưởng kinh tế và khả năng khống chế dịch bệnh vẫn đang là ẩn số cho việc đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường.
“Với dòng vốn nước ngoài, lãi suất cực thấp và thanh khoản dồi dào là những thuận lợi để quay trở lại tài sản rủi ro, trong đó có thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ bản trong cấu trúc phân bổ tài sản trên phạm vi toàn cầu sẽ khó xảy ra trong một vài tháng, thậm chí một vài quý tới. Tất cả vẫn đang phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh một biến số phi kinh tế và nằm ngoài khả năng dự báo của các nhà phân tích”, SSI Research đánh giá.
Hạc Hiên
Khối ngoại bán ròng 5 tuần liên tiếp, 3 quỹ ETF lớn nhất thị trường bị rút vốn
Riêng tuần từ 24-28/2, khối ngoại bán ròng 1.108 tỷ đồng. SSI Research cho biết sau VFM VN30 ETF rút vốn trong ba phiên liên tiếp, các quỹ ETF ngoại như FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF cũng bắt đầu có động thái rút vốn.
Thị trường tiếp tục hững chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 tại một số nước trên thế giới. Kết thúc tuần giao dịch từ 24-28/2, VN-Index đứng ở mức 882,19 điểm, giảm đến 5,5% so với tuần trước đó. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1,4% lên 109,58 điểm nhờ động lực chính của cổ phiếu SHB.
Nhà đầu tư nước tiếp tục bán ròng 5 tuần liên tiếp kể từ sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị 3.330 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đang có chuỗi 14 phiên bán ròng liên tiếp với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng. Theo Trung tâm phân tích CTCK SSI (SSI Research), sau VFM VN30 ETF rút vốn trong ba phiên liên tiếp, các quỹ ETF ngoại như FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF cũng bắt đầu có động thái rút vốn.
Riêng tuần qua, trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại mua vào 89,5 triệu cổ phiếu, trị giá 3.908 tỷ đồng, trong khi bán ra 153,6 triệu cổ phiếu, trị giá 5.016 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 64 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng vẫn lên đến 1.108 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 960 tỷ đồng (giảm 8% so với giá trị bán ròng của tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 52,8 triệu cổ phiếu. Sau 5 tuần đầu tiên của năm Canh Tý, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng hơn 3.020 tỷ đồng.
CTG sau khi bị bán ròng mạnh ở tuần trước thì sang đến tuần này đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị đạt hơn 102 tỷ đồng, đây cũng là cổ phiếu duy nhất sàn HoSE được khối ngoại mua ròng trên 100 tỷ đồng. 2 vị trí tiếp theo thuộc về SBT và VIC với giá trị mua ròng đều trên 42 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SJS bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến hơn 148 tỷ đồng và chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận ở phiên 24/2. Tương tự, cổ phiếu SVC cũng bị bán ròng mạnh với hơn 110 tỷ đồng và đa phần được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận trong phiên 27/2. Cũng có giá trị bán ròng của khối ngoại lớn hơn 100 tỷ đồng là MSN (101 tỷ đồng).
Tại sàn HNX, khối ngoại cũng có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp sau Tết với giá trị tăng 19% so với tuần trước đó và đạt 79 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 9 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị bán ròng trong 5 tuần qua ở sàn này là hơn 250 tỷ đồng.
Sàn HNX chỉ ghi nhận 2 mã được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng là VCS và SLS, trong đó, VCS đứng đầu với giá trị 2,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HNX với gần 40 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DGC cũng bị bán ròng 14,6 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 68,7 tỷ đồng (tăng 84% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 2,3 triệu cổ phiếu.
Tương tự như HNX, sàn UPCoM cũng chỉ có 2 mã được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng là VEA và BSR. Trong khi đó, ACV bị khối ngoại bán ròng mạnh với 32,7 tỷ đồng. LPB và GVR bị bán ròng lần lượt 14,8 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
Theo Bình An
NDH
Khối ngoại liên tục rút vốn khỏi TTCK Việt Nam, vì sao? Tháng 11 năm 2019, khối ngoại tiếp tục rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Những diễn biến khó lường về tình chính trị thế giới, cũng như các quy định về mức trần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại được cho là những nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư nước ngoài e dè hơn với việc...