Dòng tiền quay trở lại hệ thống, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
Bước qua kỳ cao điểm thanh toán, chi trả dịp Tết, dòng tiền nhanh chóng trở lại hệ thống ngân hàng, thể hiện rõ qua lãi suất hạ nhiệt, cùng các cân đối trong điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tin mới nhất về kết quả hoạt động ngân hàng tuần từ 4 đến 8/3/2018, Ngân hàng Nhà nước cho biết trên thị trường 1, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6-7,3%/năm.
Về lãi suất cho vay, hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm.
Mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 gần như không thay đổi, trong khi đó, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có xu hướng giảm ở hầu hết các kì hạn.
Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt 0,13%/năm, 0,05%/năm và 0,08%/năm xuống mức 4%/năm, 4%/năm và 4,48%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh do dòng tiền quay trở lại hệ thống
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm trong tuần qua. Cập nhật từ Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB, trong phiên 13/3, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục giảm khá mạnh với 0,11 – 0,14 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên trước đó.
Theo đó, lãi suất VND qua đêm đã giảm sâu dưới mốc 4%/năm, chỉ còn 3,63%; kỳ hạn 1 tuần còn 3,73%, 2 tuần 3,84% và 1 tháng 3,96%.
Còn tại ngày 15/3, lãi suất qua đêm liên ngân hàng là 3,72%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 3,78%/năm và 1 tháng là 3,75%/năm. Đây là các mức lãi suất liên ngân hàng thấp nhất được ghi nhận kể từ đầu năm.
Theo Trung tâm nghiên cứu MSB, xu hướng giảm mạnh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng thể hiện rõ sau khi hệ thống bước qua kỳ cao điểm thanh toán, chi trả dịp Tết. Sau đó dòng tiền nhanh chóng trở lại hệ thống ngân hàng, thể hiện rõ qua lãi suất hạ nhiệt, cùng các cân đối trong điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, nếu cận Tết Nguyên đán vừa qua, hệ thống ghi nhận khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố lên tới khoảng 150.000 tỷ đồng, với nguồn hỗ trợ lớn từ Ngân hàng Nhà nước, thì sau Tết nguồn này nhanh chóng giảm mạnh, lần lượt đáo hạn và hút về với số dư lưu hành đến 13/3 chỉ còn 10.404 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước nguồn vốn dồi dào, ngày 13/3 cũng ghi nhận phiên đầu tiên Ngân hàng Nhà nước trở lại phát hành tín phiếu hút bớt tiền về. Lượng tín phiếu phát hành hôm qua ở mức 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3%/năm và được các tổ chức tín dụng hấp thụ toàn bộ.
Những điều tiết trên đi cùng với hoạt động mua vào ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện từ sau Tết, sau khi đã mua vào lượng lớn khoảng 4 tỷ USD liền trước đó.
Theo anninhthudo.vn
Ngân hàng Nhà nước lần đầu gọi thầu tín phiếu trong năm nay
Lần đầu tiên trong năm nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành 5 ngàn tỉ tín phiếu theo hình thức bán hẳn (outright) vào ngày 13-3, loại kỳ hạn 1 tuần với lãi suất 3% với tỷ lệ trúng thầu 100%.
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục mua kỳ hạn Giấy tờ có giá (GTCG) trên thị trường mở (OMO), kỳ hạn 1 tuần, lãi suất 4,75% với khối lượng trúng thầu đạt 798 tỉ đồng. Lãi suất liên ngân hàng đã giảm đáng kể từ đầu tuần, hiện tại quanh ngưỡng 3,6 - 3,8% kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.
Thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng được củng cố đáng kể, lãi suất liên tục giảm mạnh từ đầu tuần. Tính đến ngày 13-3, lãi suất tiền đồng đã giảm khoảng 0,3% các kỳ hạn so với đầu tuần. Tính từ sau dịp Tết Nguyên đán, đây là thời điểm lãi suất hạ nhiệt mạnh nhất. Lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm giao dịch trong khoảng 3,6 - 3,8%, kỳ hạn 1 tuần trong khoảng 3,7 - 3,9%, kỳ hạn 1 tháng khoảng 3,8 - 4,1%; lãi suất đồng đô la tiếp tục ổn định quanh ngưỡng 2,45 - 2,6% kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm. Nguồn: Reuters
Thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, NHNN tranh thủ gọi thầu tín phiếu kỳ hạn ngắn 7 ngày, với lãi suất 3%, kết hợp cùng kênh mua kỳ hạn cũng với kỳ 7 ngày, lãi suất 4,75%, để bơm hút vốn trong hệ thống linh hoạt hơn.
Tổng hợp số dư qua 2 kênh, NHNN đang bơm ròng khoảng hơn 5 nghìn tỉ trên thị trường mở - số dư thấp đáng kể so với thời điểm từ tháng 10-2018 đến trước Tết Nguyên đán, thường duy trì ở mốc vài chục ngàn tỉ. Lần gần nhất, NHNN sử dụng kênh tín phiếu là vào cuối tháng 10-2018 cũng với lãi suất 3% nhưng kỳ hạn là 2 tuần.
Lãi suất tín phiếu là một trong những lãi suất điều hành, thường đóng vai trò là sàn lãi suất, định hướng lãi suất trên thị trường LNH. NHNN thường sử dụng khi lãi suất LNH trở nên quá thấp, việc phát hành tín phiếu sẽ hút bớt nội tệ dư thừa đẩy lãi suất LNH lên quanh ngưỡng lãi suất tín phiếu, giúp NHNN dẫn dắt lãi suất ngắn hạn theo mục tiêu.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, lãi suất LNH vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất tín phiếu - khoảng 50 điểm, như vậy có lẽ mức 3% sẽ là chỉ báo cho lãi suất LNH trong tương lai gần, một mốc hỗ trợ "cứng" khi đà giảm mạnh lãi suất đang khá rõ nét cũng là một dấu hiệu về mục tiêu ổn định tỷ giá và lạm phát của nhà điều hành, thông qua duy trì sự cân đối giữa lãi suất tiền đồng và đô la trên thị trường tiền tệ.
Các yếu tố hỗ trợ thanh khoản thị trường có thể kể tới: tỷ giá ổn định quanh ngưỡng 23.200 đồng/đô la - là tỷ giá mua đồng đô la của NHNN; lũy kế từ đầu năm, NHNN đã mua ròng được khoảng hơn 4 tỉ đô la, tương ứng với hơn 90 ngàn tỉ đồng bơm ra thị trường.
Bên cạnh đó, NHNN vẫn tiếp tục gọi thầu qua kênh OMO, hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn hệ thống. Số dư NHNN bơm vào hệ thống qua kênh mua kỳ hạn GTCG hiện tại còn trên 10 ngàn tỉ đồng - mức giảm đáng kể so với gần 30 ngàn tỉ đồng 2 tuần trước đó.
Ngoài ra, vốn ngoại đổ vào Việt Nam 2 tháng đầu năm là hơn 8 tỉ đô la tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ 2018 tạo nguồn cung lớn trên thị trường. Các yếu tố tài chính quốc tế đang ủng hộ cho một môi trường vĩ mô trong nước tương đối ổn định khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có chuyển biến tích cực, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các quốc gia mới nổi trong khu vực có dấu hiệu ngừng thắt chặt như đã diễn ra trong năm 2018. Đây có thể cũng là lý do giúp tỷ giá ổn định suốt từ đầu năm, giúp NHNN liên tục mua vào lượng lớn đô la, củng cố dự trữ ngoại hối và đảm bảo thanh khoản nội tệ trong hệ thống.
Năm 2019 được đánh giá có nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế Việt Nam bứt phát. Tăng trưởng toàn cầu chậm lại, Trung Quốc liên tục nới lỏng tiền tệ trong khi Fed thận trọng trong việc tăng lãi suất... điều này ít nhiều có thể ủng hộ cho một chính sách tiền tệ thiên về nới lỏng của NHNN.
Xong kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008, lạm phát 2 con số, nhà điều hành vẫn giữ mục tiêu tiên quyết là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện qua lạm phát, tỷ giá. Chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt trong từng thời kỳ, xoay quanh các mục tiêu lạm phát, tỷ giá và cả tín dụng. Việc duy trì mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ ổn định ở mức thấp hợp lý sẽ hỗ trợ đáng kể chi phí vốn cho nền kinh tế và giúp mục tiêu lạm phát cán đích thành công.
Theo thesaigontimes.vn
Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh Cùng với xu hướng hút ròng mạnh qua kênh OMO của NHNN, viêc lãi suât liên ngân hàng giảm là biêu hiên cho thây thanh khoản toàn hê thông đang trong trạng thái khá tích cực. Ảnh minh họa. Báo cáo trái phiếu tuần của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, tuần vừa qua, NHNN hút ròng 72.380 tỷ đồng qua...