Dòng tiền nào sẽ đổ vào thị trường bất động sản năm 2020?
Năm 2020, dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản vẫn đa dạng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn sẽ gặp khó khăn hơn.
Vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt – Ảnh: Phan Diệu
Theo Công ty Chứng khoán KB Viêt Nam (KBSV), năm 2020, dòng vốn chảy vào thị trường bât đông sản sẽ tiếp tục bị siết chặt. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng vào bât đông sản giảm, các ngân hàng tiếp tục thắt chặt dòng vốn cho vay kinh doanh.
Cụ thê, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22 với lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bât đông sản từ 150% lên 200%.
Việc hạn chế tín dụng sẽ tác động tới một số chủ đầu tư phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Xét về phía người mua nhà, các khoản vay phục vụ đời sống có tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng dưới 4 tỉ đông vẫn áp dụng hệ số rủi ro 100%.
KBSV cho rằng việc hạn chế tín dụng vào bât đông sản nhìn chung không tác động mạnh đến toàn ngành, nhưng cũng đem lại những khó khăn nhất định cho các chủ đầu tư khi việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để phát triển dự án. Những doanh nghiêp này sẽ gặp khó khăn do lãi suất cho vay tăng và nguồn vốn vay không còn dồi dào. Thê nhưng, việc điều chỉnh hệ số rủi ro là cần thiết để hạn chế hoạt động đầu cơ, giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay và tránh nguy cơ “bong bóng” bât đông sản.
Để giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, KBSV nhân định các chủ đầu tư sẽ tìm kiếm những nguồn vốn mới để đa dạng cấu trúc nguồn vốn như phát hành trái phiếu hoặc hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu cũng sẽ không tăng trưởng nóng như năm 2019 do Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo về việc số dư đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và bât đông sản của các ngân hàng thương mại lớn. Việc các doanh nghiệp bât đông sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến khả năng chi trả nợ gốc và lãi trái phiếu.
Mặt khác, đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP để trình Chính phủ nhằm quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Dự thảo mới có những thay đổi lớn về điều kiện phát hành trái phiếu để bảo vệ nhà đầu tư và hạn chế rủi ro từ tình trạng lạm dụng huy động vốn qua kênh này.
“Các dòng vốn đổ vào thị trường bât đông sản trong năm 2020 vẫn đa dạng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn sẽ gặp khó khăn hơn”, KBSV đánh giá.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bât đông sản TP.HCM ( HoREA) cho biêt, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay là thị trường vốn chưa phát triển đầy đủ, chưa có các nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho bất động sản. Viêc Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở có nhiều vướng mắc và thị trường sụt giảm nguồn cung…
Vì vây, năm nay dòng tiền vào thị trường địa ôc chủ yêu đên từ người tiêu dùng trong nước. Để khơi thông nguồn vốn này thì doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm phù hợp.
Theo ông Châu, để thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, HoREA đã khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản thực hiện nhiều giải pháp như tăng vốn chủ sở hữu; huy động vốn trên sàn chứng khoán. Hay doanh nghiêp cũng có thê mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết trong nước; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ( FDI); huy động vốn ứng trước của khách hàng; phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Phan Diêu
Theo motthegioi.vn
TPHCM cuối năm cạn kiệt nguồn cung, ông lớn BĐS nào "chớp cơ hội" khuấy động thị trường?
Thị trường BĐS 9 tháng đầu năm 2019 thiếu trầm trọng nguồn cung dự án và sản phẩm, chỉ có duy nhất 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhiều ông lớn BĐS hiếm hoi còn hàng mở bán đã tranh thủ ra hàng, tạo nên những khu vực sôi động trên thị trường.
Theo số liệu thống kê từ HoREA, thị trường bất động sản TP.HCM 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xu thế bị sụt giảm, chỉ có 01 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Ngoài ra, không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư, chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường khó khăn dẫn đến việc chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.
HoREA cho rằng khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị "ách tắc, đứng hình" dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm Cơ quan này cũng cho rằng, tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và công tác thực thi pháp luật. "Nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì thị trường có thể còn tiếp tục bị sụt giảm trong thời gian tới", HoREA tiếp tục nhấn mạnh.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung dẫn đến việc giá bị đẩy lên. Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam cho biết, mức giá sơ cấp căn hộ trung bình toàn thị trường đạt 2.009 USD/m2, tăng 21,6% theo năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp tăng 52,9% theo năm và đang ở mức bình quân 4.569 USD/m2 nhờ sự tham gia của một số dự án sang trọng ở khu vực trung tâm với mức giá vượt trội do quỹ đất khan hiếm. Mức tăng mạnh này đã đẩy giá một số căn hộ tại trung tâm Quận 1 lên mức 200 - 300 triệu/m2, căn hộ Quận 2 và Quận 7 chạm ngưỡng 70 - 150 triệu/m2. Cá biệt căn hộ ở vùng ngoại thành như Quận 8 hay Bình Tân cũng bị đẩy lên mức 40 - 45 triệu/m2. Một số dự án tại Bình Dương cũng tăng lên mức 30 - 35 triệu/m2.
Mức tăng giá gần 53% sau một năm của phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang trong một năm qua là một kỷ lục được giới chuyên gia địa ốc đánh giá là "vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định mức tăng giá này chưa dừng lại, mà sẽ tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2020.
"Khó khăn của người này sẽ là cơ hội cho người khác", trong bối cảnh khó khăn chung về nguồn cung của thị trường BĐS nhiều ông lớn BĐS với giỏ hàng lớn đã tranh thủ cơ hội tung hàng và ghi nhận được những thành công lớn.
Điển hình nhất phải kể đến đại đô thị Vinhomes Grand Park, Quận 9. Dự án này đã tung ra đợt mở bán đầu tiên trong quý 3/2019 với số lượng căn kỷ lục trong một lần mở bán là gần 10.000 căn và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt nhất thị trường. Đây cũng là dự án quy mô lớn nhất tại TPHCM trong năm 2019.
Sau Vingroup, một đại gia BĐS đến từ Hà Nội là Sunshine Group cũng liên tục tạo nên sự sôi động trên thị trường BĐS TPHCM với hàng loạt dự án quy mô lớn nằm trên đất vàng Sài Gòn như Sunshine City, Sunshine River Diamond (quận 7). Sau khi ra mắt dự án Sunshine River Diamond trong quý 3, doanh nghiệp này đang ồ ạt đổ bộ thị trường với sự ra mắt của hai tòa S8 và S9 tại Sunshine City Sài Gòn.
Đặc biệt, trong lần ra mắt này Sunshine City cũng gây sốt trên thị trường khi triển khai hẳn một tổ hợp căn hộ homes resort sở hữu gần 70 tiện ích thiết kế riêng cho gia đình có trẻ em như: Thế giới lân tinh của Alice; Công viên nước Sunshine Water Park; Mê cung cây của tiểu yêu tinh; Rạp chiếu phim công nghệ 4D; Khu vườn thần tiên (Fantasy Garden); Khu vườn picnic (Hera Garden); Thế giới Lego. Các tiện ích này được chia làm các phân khu vận động và khám phá nhằm kích thích phát triển toàn diện về thể chất về tinh thần cho trẻ em tại dự án.
Mới đây, dự án căn h-ộ hạng sang Panomax River Villa tại trung tâm Quận 7 của TTC Land cũng vừa được giới thiệu ra thị trường. Khác với các dự án cao tầng với hàng nghìn căn hộ, các block căn hộ của Panomax River Villa đều có số lượng rất hạn hữu khoảng 100 căn. Mỗi căn hộ tại Panomax River Villa đều có một thang máy riêng tiếp cận tận cửa, cùng lối thoát hiểm riêng biệt.
Theo dự báo của DKRA Vietnam, nguồn cung căn hộ trên thị trường TP.HCM trong quý IV sẽ giảm mạnh, dao động trong khoảng 5.000 - 6.000 căn, vì lượng hàng ở dự án Vinhomes Grand Park (quận 9) đã bán hết, trong khi các doanh nghiệp khác không thông báo kế hoạch ra dự án ở quý IV.
Trong năm 2020, thị trường đang chờ sự ra mắt của hàng loạt dự án vào đầu năm 2020. Có thể kể đến những cái tin như Dự án Saigon Sports City Quận 2 có quy mô lên đến 64ha; Dự án Paris Hoang Kim toa lac tai măt tiên đương Lương Đinh Cua, phương Binh Khanh, quân 2, TP.HCM; Dự án Laimian City khu vực An Phú - An Khánh; Dự án Masteri Parkland nối tiếp chuỗi thành công của thương hiệu Masteri do Thảo Điền Investment làm chủ đầu tư; Dự án Lovera Vista Khang Điền nằm trong KDC Phong Phú 4, Bình Chánh; Dự án HausNima tại quận 9; Dự án Zeitgeist tại Nhà Bè.
Nam Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
HoREA kiến nghị không siết trái phiếu bất động sản Theo HoREA, Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bất động sản có một số điểm không phù hợp trong bối cảnh thị trường gặp khó. Cụ thể, HoREA cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho nghị định nêu trên để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu DN...