Dòng tiền kinh doanh gặp khó, loạt ngân hàng là “chủ nợ” của Đất Xanh
VIB, BIDV, Vietcombank, TPbank,… đều là những chủ nợ của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group)
Theo báo cáo tài chính mới nhất về tình hình vay nợ, tại thời điểm 31/12/2019, tập đoàn Đất Xanh tiếp tục tăng mạnh nợ vay tài chính ngắn hạn từ mức 471 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm lên 1.163 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 146%. Vay nợ tài chính dài hạn cũng tăng lên con số 3.337 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 38%.
Trụ sở chính của Đất Xanh Group.
Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh của Đất Xanh ghi nhận lãi nhưng dòng tiền thuần trong năm vẫn ghi nhận âm hơn 365 tỷ đồng.
Riêng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm đến 1.800 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm 31/12/2018.
Hàng loạt ngân hàng như VIB, Eximbank, TPBank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, SCB, Eximbank, CTCP chứng khoán Bản Việt, Shinhan Việt Nam, VPBank, Vietinbank… hiện là những chủ nợ của Tập đoàn Đất Xanh.
Nguồn BCTC hợp nhất đã kiểm toán tại Đất Xanh Group.
Video đang HOT
Cụ thể, về khoản vay ngắn hạn, Đất Xanh Group đang nợ ngắn hạn của Vietcombank là 50 tỷ đồng (đến ngày 21/12/2020 phải trả); BIDV hơn 49 tỷ đồng vay ngắn hạn (đến ngày 29/4/2020 phải trả), ngân hàng liên doanh Việt – Nga hơn 82 tỷ đồng, Vietinbank 78 tỷ đồng (đến 13/4/2020 phải trả);…
Hiện tại Đất xanh Group đang là ‘con nợ’ lớn của VIB với hơn 1.160 tỷ đồng trái phiếu; TPBank với 340 tỷ đồng trái phiếu, gần 50 tỷ đồng vay dài hạn;…
VIB là chủ nợ của Đất Xanh Group. Nguồn BCTC hợp nhất đã kiểm toán tại Đất Xanh Group.
Ngoài hàng chục ngân hàng, Đất Xanh còn có khoản nợ lớn tại CTCP chứng khoán Bản Việt 234 tỷ đồng trái phiếu; CTCP chứng khoán SSI 74 tỷ đồng trái phiếu, CTCP chứng khoán VNDIRECT 200 tỷ đồng trái phiếu.
Là con nợ, nhưng Đất Xanh Group đồng thời cũng là chủ nợ. Tổng tài sản đạt 19.880 tỷ đồng nhưng trong đó các khoản mục phải thu tăng mạnh 62% lên 9.023 tỷ đồng. Riêng khoản phải thu khách hàng ngắn hạn khác của Đất Xanh vọt từ 416 tỷ đồng ở đầu năm lên trên 1.500 tỷ đồng.
Hàng tồn kho lên mức 6.791 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án bất động sản dở dang như Gemriverside, Opal Skyview, Opal Skyline, La maison …
Hà Phương
Theo doanhnghiepvn.vn
Các công ty chứng khoán nhận định ra sao về triển vọng lợi nhuận của Bách Hóa Xanh?
"Khi nào Bách Hóa Xanh có lời" có lẽ luôn là câu hỏi được giới tài chính quan tâm...
Ảnh: VNB.
Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VnDirect, Bách Hóa Xanh chưa thể đem lại lợi nhuận cho Thế Giới Di Động trong năm 2020. Cụ thể, theo phân tích của VnDirect thời điểm hòa vốn lợi nhuận trước chi phí quản lý doanh nghiệp có thể bị trì hoãn do chi phí phát sinh của 2 trung tâm phân phối tại miền Trung, thị trường mà Bách Hóa Xanh mới chỉ gia nhập gần đây với 15 cửa hàng tính tại thời điểm tháng 10/2019.
Ngoài ra, VnDirect nhận định, vai trò giữ nhịp tăng trưởng sẽ được chuyển giao dần cho Bách Hóa Xanh. Doanh thu trung bình mỗi tháng của một cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt trên 1,3 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng khoảng 45% so với mức trên 900 triệu đồng năm 2018. Tính đến cuối năm 2019, Thế Giới Di Động sở hữu 1.008 cửa hàng Bách Hóa Xanh, trong đó phần lớn là các cửa hàng ở tỉnh, chiếm 57%.
Năm 2019, Thế Giới Di Động sở hữu 1.008 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Nguồn: MWG.
Với việc đã phủ khắp miền Nam và đã chuẩn bị hậu cần tại miền Trung (với 2 trung tâm phân phối), VnDirect kỳ vọng Bách Hóa Xanh sẽ bứt phá trong năm 2020 với 800 cửa hàng mới và doanh thu tăng trưởng 162% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo quan điểm của VnDirect, Bách Hóa Xanh chưa thể có lời trong năm 2020.
Cùng về câu chuyện của tăng trưởng của Bách Hóa Xanh, nhưng ở những góc độ phân tích khác nhau, giới chuyên gia cũng có những nhận định khác biệt.
Theo quan điểm của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sau 4 năm phát triển, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh (BHX) đã được hoàn thiện, chuỗi minimart này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của Thế Giới Di Động (MWG) trong dài hạn.
Ngoài ra, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh đã được hoàn thiện và đang được nhân rộng nhanh chóng. Không chỉ thành công tại TP HCM, Bách Hóa Xanh đang mở rộng rất tốt ra các tỉnh miền Nam, thể hiện qua doanh thu/cửa hàng và mức độ đón nhận cao từ người mua. Chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA tại cấp độ cửa hàng cho 700 cửa hàng hiện hữu vào tháng 08/2019.
VDSC dự phóng Bách Hóa Xanh sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu cho Thế Giới Di Động vào năm 2020, nhưng vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ đồng cho cả năm.
Ở một góc độ khác, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) lại dự phóng chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ đóng góp 16% lãi ròng cho Thế Giới Di Động trong năm 2022 và nâng lên mức 23% trong năm 2023.
Đối với việc mở rộng cửa hàng, VCSC dự báo số lượng cửa hàng của Bách Hóa Xanh tại thời điểm cuối năm 2020 là 2.000 cửa hàng. Đồng thời, Công ty chứng khoán này cũng dự phóng doanh số/cửa hàng/tháng của Bách Hóa Xanh sẽ tăng lên 1,5 tỷ đồng trong năm 2020.
Theo Nhipcaudautu.vn
"Gánh nặng" nào cho HPG khi triển khai dự án mở rộng Dung Quất? Ban Lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) đang xin ý kiến cổ đông để nâng công suất của Khu Liên hợp Dung Quất lên gấp đôi. Giá cổ phiếu HPG quanh mốc 23.000 đồng/cổ trong suốt 1 năm qua Dự án mở rộng Dung Quất dự kiến sẽ bổ sung thêm 5 triệu tấn thép/năm, tăng 100% so...