Đóng tiền khám bệnh 550.000đ, tiền giường 3,3 triệu: Người nghèo thì sao?
‘Sẽ là sai lầm khi đánh đồng chức danh với trình độ chuyên môn. Một giáo sư y khoa không đồng nghĩa với việc có trình độ chuyên môn giỏi nhất và ngược lại’, bạn đọc ý kiến về mức giá khám bệnh mới của Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN
Bệnh viện Bạch Mai vừa thông báo giá khám bệnh theo yêu cầu với giáo sư là 550.000 đồng, phó giáo sư là 450.000 đồng, tiến sĩ là 300.000 đồng, còn tiền giường theo yêu cầu từ 1,39 triệu đến 3,3 triệu.
Rất nhiều bạn đọc đã có ý kiến xung quanh mức giá này. Người thì cho rằng bình thường, người bảo quá cao, không phù hợp…
“Giá quá cao. Vậy những người thu nhập thấp và trung bình thế nào?”, bạn đọc Phạm Hảo đặt câu hỏi. “Những ca khó cần giáo sư khám, hội chẩn mà bệnh nhân nghèo thì sao?”, bạn đọc T.V.C. băn khoăn.
Cũng không đồng tình mức giá trên, bạn đọc Vũ Minh viết: “Ngay cả bệnh viện tư muốn đưa giá cao cũng phải được phê duyệt, chứ đây là bệnh viện công, được Nhà nước đầu tư xây dựng, mà đưa giá cao thế thì đến công chức, người lao động chân chính, với mức thu nhập như hiện nay, thì làm sao vào được, chứ chưa nói đến người dân ở vùng thôn quê…”.
Bạn đọc Thachcuong2010 bày tỏ khó hiểu: “Đất không phải thuê, xây bệnh viện bằng tiền ngân sách, học bằng tiền ngân sách, trang thiết bị mua bằng tiền ngân sách, còn giá thì theo dịch vụ?”.
Trong khi đó, bạn đọc Viet Quoc Long cho rằng giá khám bệnh như trên là hợp lý vì tay nghề, trình độ mỗi bác sĩ khác nhau nhưng giá phòng như vậy quá cao: cao hơn khách sạn 4-5 sao mà dịch vụ phòng lại không bằng.
Video đang HOT
“Với giá phòng và công suất phòng mà các khách sạn nằm mơ cũng không có, tại sao Nhà nước không đầu tư xây mới, mở rộng bệnh viện để bệnh nhân và chủ đầu tư cùng được lợi? Chất lượng chăm sóc y tế nâng lên, người dân có điều kiện sẽ không ra nước ngoài chữa bệnh”, bạn đọc này nêu.
Còn bạn đọc Khai Phong ý kiến: “Sẽ là sai lầm khi đánh đồng chức danh với trình độ chuyên môn. Một giáo sư y khoa không đồng nghĩa với việc có trình độ chuyên môn giỏi nhất và ngược lại.
Cách tốt nhất là chỉ nên phân làm hai loại hình dịch vụ, một là khám theo sự chọn lựa của bệnh viện, hai là theo sự lựa chọn của bệnh nhân hay khám theo yêu cầu. Nếu khám theo yêu cầu thì giá cao hơn, được chọn bác sĩ, chọn thời gian khám.
Bệnh viện phải đảm bảo về chuyên môn, đây là điều bắt buộc, dù là bệnh viện hạng thấp hay hạng đặc biệt. Việc phân loại khám bệnh như Bệnh viện Bạch Mai là không thỏa đáng và mang tính phân biệt không đúng về chuyên môn thông qua học hàm, học vị”.
Cùng góc nhìn, bạn đọc Minh Nhân viết: “Đáng ra giá cả nên xét theo đánh giá của bệnh nhân sau khi được chữa bệnh mới phải. Một bác sĩ giỏi là bác sĩ chữa cho bệnh nhân được khỏi bệnh tốt hơn, chứ không phải là có chức danh cao hơn”.
Giá cao tránh dồn cho tuyến trên?
Bệnh viện niêm yết giá rõ ràng như vậy, nếu ai có điều kiện thì cứ lên khám và tất nhiên phải trả phí cao, còn không thì cứ khám các tuyến dưới nếu không đủ điều kiện kinh tế. Và khi khám các tuyến dưới, nếu cần thì bệnh viện tuyến dưới sẽ chuyển bệnh lên tuyến trên để tránh tình trạng dồn lên tuyến trên khám trong khi tuyến dưới trống trơn. Tôi nghĩ các bệnh viện khác như Chợ Rẫy nên tăng giá cao nhất so với các bệnh viện khác trên TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Bạn đọc D.An
Sau nghỉ Tết Tân Sửu người bệnh xếp hàng "rồng rắn" đi khám bệnh
Sáng ngày 18/2/2021, hàng nghìn người bệnh xếp hàng trước cổng bệnh viện Ung Bướu TP.HCM chờ thực hiện khai báo y tế để được vào bệnh viện khám bệnh.
Xếp hàng từ 5 giờ sáng
7 giờ 30 phút sáng, trước cổng Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 1 TP.HCM (đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh) đã ken kín người bệnh. Đoạn từ cổng của Bệnh viện Ung Bướu đến cổng Bệnh viện Nhân dân Gia Định dài khoảng 200 mét, người bệnh xếp hàng "rồng rắn" để chờ đến lượt thực hiện khai báo y tế.
Đoạn từ cổng BV Ung Bướu đến cổng BV Nhân dân Gia Định khoảng 200 mét, người bệnh xếp hàng "rồng rắn" để chờ đến lượt thực hiện khai báo y tế. Ảnh: H.T
Chen giữa dòng người, bà Phan Thị Lệ (53 tuổi, quê Đồng Tháp) cho biết bà bị phát hiện ung thư vú 2 năm trước, đã được phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. Ngày hôm nay (18/2/2021) bà được hẹn tái khám để vô thuốc lần thứ 14.
"Tôi đi xe khách từ Đồng Tháp lên Sài Gòn từ khi 3 giờ sáng, lên đến bệnh viện khoảng lúc 5 giờ sáng, lúc đó nhiều người đã xếp hàng chờ trước tôi rồi"- Bà Lệ kể.
Nhiều người xếp hàng từ lúc 5 giờ sáng. Ảnh: H.T
Cũng giống bà Lệ, chị H.T.K. (40 tuổi) từ An Giang đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để tái khám từ rạng sáng 18/2. 6 giờ sáng chị mới đến được bệnh viện và xếp hàng chờ đến lượt. đến hơn 8 rưởi sáng chị mới thực hiện xong khai báo y tế và vào khoa lâm sàng để tái khám. "Xếp hàng chờ lâu tôi rất mệt nhưng vì tình hình dịch bệnh phức tạp, nên mọi người động viên nhau mỗi người cố gắng một chút. Bệnh viện kiểm soát chặt chẽ hơn chúng tôi cũng an tâm hơn khi đi khám, điều trị..." - chị K. chia sẻ.
Điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu đã nhiều năm, nhiều lần tái khám vào dịp sau Tết Nguyên đán, phải chờ đợi vì lượng người bệnh đông nên năm nay bà Nguyễn Thị Mười đã quyết định ở lại TP.HCM để đón Tết cùng con trai. Bà kể ở trọ gần bệnh viện nên từ sớm bà đã bịt khẩu trang, đi bộ đến và xếp hàng chờ đến lượt. Đến sớm nên bà được được hướng dẫn khai báo y tế sớm, được hướng dẫn khử khuẩn, đảm bảo khoảng cách và vào khám sớm hơn. "Giữa tình hình dịch bệnh phức tạp, bệnh viện kiểm soát chặt chẽ như vậy tôi thấy an tâm rất nhiều".
Không để trường hợp nghi nghờ nhiễm bệnh lọt vào bệnh viện
BSCKII Diệp Bảo Tuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu cho biết, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2021, cũng giống như các năm trước lượng người dân nói chung và bệnh nhân nói riêng từ các tỉnh thành trở lại TP.HCM tăng đột biến.
Riêng đối với lượng bệnh nhân, trong buổi sáng 18/2, tại Bệnh viện Ung bướu đã tiếp nhận khoảng hơn 4.000 lượt, trước đó lượng bệnh nhân chỉ khoảng 3.000 lượt mỗi ngày.
Nhân viên y tế kiểm soát chặt chẽ khai báo y tế đối với người dân trước khi vào bên trong bệnh viện. Ảnh:H.T
Tuy nhiên khác với các năm trước, hiện nay tình hình dịch bệnh phức tạp, nguy cơ du nhập dịch bệnh từ các tỉnh thành khác rất lớn, hơn ai hết hệ thống bệnh viện nói chung và Bệnh viện Ung bướu nói riêng đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là khai báo y tế, đảm bảo không để trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh lọt vào bệnh viện. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chưa sử dụng thành thạo phần mềm khai báo y tế mởi của Sở Y tế TP.HCM nên quá trình khai báo y tế diễn ra còn chậm, khiến người bệnh phải xếp hàng chờ, ùn ứ.
Người bệnh được hỗ trợ khai báo y tế. Ảnh:H.T
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo bệnh viện cùng các phòng ban đã điều động rất nhiều nhân lực (hiện nay đã điều động hơn 40 nhân lực gồm các nhân viên điều dưỡng, từ các khoa lâm sàng, phòng chức năng và lực lượng dự phòng tại bệnh viện) để tập trung hỗ trợ người dân thực hiện khai báo y tế.
Theo BSCKII Diệp Bảo Tuấn, việc điều động nhân sự này ít nhiều ảnh hưởng đến công tác ở khoa lâm sàng khiến công tác chẩn đoán điều trị bị chậm lại tuy nhiên hiện nay nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng nhất, được ưu tiên hàng đầu.
BV Ung bướu huy động 40 nhân lực để hỗ trợ người bệnh thực hiện khai báo y tế. Ảnh: H.T
BSCKII Diệp Bảo Tuấn khuyến cáo, để giảm thiểu khó khăn cho bệnh viện và thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình đến bệnh viện thăm khám, người dân nên thực hiện khai báo y tế tại nhà thông qua phần mềm khai báo y tế của Sở Y tế TP.HCM. Ngoài ra, người bệnh nên đăng ký lấy số khám bệnh từ xa qua phần mềm và đến bệnh viện trong khung thời gian đăng ký để tránh tập trung nhiều trong cùng 1 thời điểm.
TP.HCM thông báo khẩn: Tìm người từng đến Bệnh viện Quân y 175 các ngày 3-2 và 5-2 Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM vừa phát đi thông báo khẩn tìm người từng đến Bệnh viện Quân y 175 từ ngày 3-2 đến 5-2 sau ca nhiễm COVID-19 được xác định từng đến bệnh viện thăm khám 2 lần. Bệnh viện Quân y 175, nơi bệnh nhân 1979 ghé khám bệnh 2 lần vào các ngày 3-2 và 5-2: Ảnh:...