Dòng tiền dè dặt bắt đáy
Trong bối cảnh thị trường thế giới hồi phục, chứng khoán Việt Nam có diễn biến khả quan hơn, nhưng dòng tiền vẫn dè dặt, tạo “khoảng hở” lớn giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh
Thị trường thế giới có diễn biến tích cực
Tuần qua, các chỉ số chính trên nhiều thị trường chứng khoán thế giới kéo dài chuỗi phục hồi. ặc biệt, tại thị trường Mỹ, tâm lý đầu tư bình tĩnh hơn khi có những thông tin tích cực xuất hiện. Nhà đầu tư bắt đầu vơi đi lo lắng về chiến tranh thương mại, lộ trình tăng lãi suất do Fed đưa ra, cũng như kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý IV/2018.
Chiến tranh thương mại bớt căng thẳng khi Mỹ – Trung Quốc bắt đầu tổ chức các cuộc họp đàm phán. Trong tuần qua, cuộc họp kéo dài 2 ngày đã kết thúc với kết quả làm yên lòng nhà đầu tư: “Cuộc họp đem lại sự hài lòng cho cả hai bên” – Tổng thống Mỹ Donald Trump; “Mang tính xây dựng” – đại diện từ phía Trung Quốc.
Thị trường tiếp tục “nhẹ gánh” lo lắng khi Fed thay đổi quan điểm về lộ trình tăng lãi suất, với những nhận định mềm mỏng hơn. Cụ thể, với mức giảm giá mạnh từ dầu, lạm phát được kìm hãm khi không bị chi phí đẩy, cùng với mức nhạy cảm trong giai đoạn thị trường “con gấu”, Fed quyết định “bình tĩnh” hơn với tốc độ tăng lãi suất công bố trước đó.
Nhưng điều quan trọng nhất đối với thị trường chung lúc này là nhà đầu tư đang nhận ra đã “bi quan thái quá” trong tháng 12/2018. Các chỉ số kinh tế vẫn duy trì đà tăng, thậm chí còn tốt hơn, với kết quả bảng lương phi nông nghiệp tăng gấp đôi.
Xuất hiện dòng tiền bắt đáy
Chỉ số VN30 đã tăng sau khi chạm mức hỗ trợ tâm lý mạnh tại 820. Tuy nhiên, nhịp hồi này chỉ mang tính kỹ thuật khi lượng thanh khoản xuống mức thấp. Mẫu hình phân kỳ khi giá tăng trong khi thanh khoản giảm thể hiện khá rõ. Hiện tượng giảm thanh khoản là một trong những đặc tính của thị trường giảm điểm khi dòng tiền mới chưa thật sự mặn mà với nhóm cổ phiếu đã chiết khấu sâu.
Bức tranh trên thị trường phái sinh cũng đã ghi nhận diễn biến này khi giảm tiêu cực hơn so với đà tăng từ VN30. Mặc dù hợp đồng VN30F1901 chuẩn bị kết thúc, mức lệch giữa hai chỉ số vẫn lên đến 15 điểm. iều này tạo rủi ro lớn cho nhà đầu tư khi khoảng hở giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh quá lớn. Qua đó, các hợp đồng tương lai vô tình tạo rào cản cho dòng tiền mới tham gia vào lúc này.
Đồ thị phân tích kỹ thuật hợp đồng VN30F1901.
ường cầu bắt đầu vượt tăng lên đường cung trong lúc thanh khoản giảm cho thấy dòng tiền bắt đáy bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, đường cầu đã tăng vọt lên mức 13% sau khi thiết lập nền đáy tại 9%. Trong khi đó, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đã không còn muốn bán bằng mọi giá. ường cung cổ phiếu mã mất đà tăng và trở nên phân kỳ với đường cầu trên chỉ báo tâm lý của HSC.
Video đang HOT
Thông tin tích cực được xác định khi dòng tiền bắt đáy này đổ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Cụ thể, chỉ báo đà lan tỏa theo vốn hóa đã tăng vọt lên gấp đôi mức trung bình di động 10 ngày (MA10), đạt 60% trên đồ thị từ HSC. Qua đó, mức độ quan tâm của dòng tiền vào các mã cổ phiếu “trụ” trên thị trường duy trì được đà tăng trong tuần qua.
Đà lan tỏa theo vốn hóa và Ma10.
Xét về mặt tổng thể, chỉ số VN30 đã được cải thiện. iều này có được nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ ngành bất động sản và thực phẩm đồ uống. Nếu như thanh khoản từ ngành bất động sản tăng nhẹ, ủng hộ đà tăng từ cổ phiếu, thì nhóm thực phẩm và đồ uống thể hiện sự “tranh mua” từ nhà đầu tư. Cụ thể, thanh khoản đã tăng lên 40% từ mức 3%, trong khi giá của nhóm ngành này chỉ tăng khoảng 16%.
Thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn.
Ngành bất động sản trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường khi nhóm cổ phiếu VIC, VHM, VRE đẩy chỉ số tăng trong tuần. Mặc cho giá tăng cao, thanh khoản cũng đã cải thiện cho thấy khả năng thu hút sự quan tâm từ phía nhà đầu tư.
Dấu hiệu từ các ngành có ảnh hưởng lớn đến VN30.
Bên cạnh đó, tác động từ yếu tố mùa vụ giúp ngành thực phẩm và đồ uống trở nên sáng hơn. Cổ phiếu VNM, một mã lớn đã dẫn chỉ số tăng cao trong nhiều phiên, bên cạnh đó là sự hỗ trợ mạnh từ cổ phiếu MSN. Mặc dù vậy, nhóm ngành này vẫn liên quan đến câu chuyện giảm điểm từ cổ phiếu SAB.
Tuy nhiên, câu chuyện kém vui khi nhắc đến nhóm ngành ngân hàng, nhóm có tác động mạnh thứ hai sau ngành bất động sản. Trong khi cổ phiếu VCB duy trì được đà tăng và quay trở lại vai trò “trụ” đỡ thị trường, thì cổ phiếu BID lại trở thành “gánh nặng”. Tính thanh khoản giảm liên tục từ 37% xuống 7% trong đồ thị cho thấy, dòng tiền không còn nhiều sự quan tâm đến ngành này.
Mức nhạy cảm thị trường nằm tại đường giá 845
Câu chuyện lúc này vẫn là dòng tiền chưa thật sự tìm đến để thị trường có thể giao dịch sôi động hơn. Khối lượng giao dịch giảm liên tục trong các phiên vừa qua cho thấy, lực đẩy tăng đối với hợp đồng F1901 là không nhiều. Trong khi đó, tác động từ ngoại lực trở nên thiếu vắng. Do vậy, phía nắm vị thế mua trong lúc này không còn nhiều niềm tin để giữ vị thế. iều này thể hiện qua việc khối lượng vị thế bán qua đêm tăng cao khi giá giảm. Bên cạnh đó, thanh khoản giảm mạnh khi giá tăng.
Giá hợp đồng F1901 đang tiệm cận kháng cự 850 và liên tục dao động trong biên độ hẹp tại vùng này. Nếu không thể bứt phá lên ngưỡng kháng cự, giá có thể tiếp tục diễn biến trong kênh giảm.
Dự báo, thị trường dao động hẹp trong các phiên đầu tuần này (tuần từ 14 – 18/1), trước khi giảm vào cuối tuần. Nếu giá không vượt qua được mức kháng cự 850, lệnh bán có thể được đặt khi giá lao về cùng 845.
Trong trường hợp ngược lại, nếu thanh khoản bùng nổ bên thị trường cơ sở (điều khó xảy ra), F1901 có thể tăng mạnh. iều này có thể khiến các vị thế bán qua đêm phải cắt lỗ và là động lực đẩy F1901 tăng mạnh về lại gần chỉ số VN30. Theo đó, chiến lược mua nên được quan tâm khi giá vượt trên đường giá 850.
Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bitcoin vẫn 'ngủ say', hay chỉ đang bình lặng trước cơn bão lớn?
Giá các đồng tiền mật mã chính không có nhiều biến động trong phiên hôm qua, tiếp tục trong biên độ dao động hẹp đã kéo dài suốt 4 phiên gần đây. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì khả năng thị trường chỉ đang bình lặng chuẩn bị cho một cơn bão lớn.
Bình lặng trước cơn bão lớn?
Bitcoin, đồng tiền mật mã lớn nhất hiện nay, cuối ngày hôm qua nằm quanh 6.436 USD/BTC, giảm nhẹ 0,2% so với ngày thứ 5. Trong sáng nay, đồng tiền này tăng nhẹ lên 6.467 USD/BTC. Như vậy, sau khi tăng hơn 10% trong phiên đầu tuần, giá Bitcoin đã giảm trở lại từ đó đến nay và chỉ dao động trong phạm vi chủ yếu từ 6.300 USD/BTC đến 6.500 USD/BTC, với xu hướng không thật sự rõ ràng.
Ngược lại, các đồng altcoins lại tăng nhẹ vào hôm qua. Đồng Ether tăng 0,9%n lên 200 USD; đồng Bitcoin Cash tăng 2,2% lên 437 USD; đồng Litecoin tăng 2,6% lên 52 USD và đồng XRP tăng 0,5% lên 0,45 USD. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, kể từ sau đợt phục hồi mạnh mẽ hôm thứ Hai, thì tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mật mã chỉ xoay quanh mốc 210 tỷ USD.
Trên thị trường phái sinh, giá giao dịch gần như không thay đổi. Hợp đồng Bitcoin kỳ hạn tháng 11 trên sàn CBOE không đổi tại 6.380 USD, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 10 trên sàn CME giảm nhẹ 0,1% xuống 6.385 USD. Đáng lưu ý là thống kê cho thấy khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin đã bật lên mạnh mẽ trong quý 3 vừa qua.
Cụ thể, sàn giao dịch phái sinh CME báo cáo rằng số lượng hợp đồng đã tăng 41% so với quý trước xét về khối lượng trung bình hàng ngày, đạt 5.053 hợp đồng và với mỗi hợp đồng tương đương với 5 BTC thì giá trị giao dịch là 25.265 BTC. Tỷ lệ hợp đồng mở (OI) trên hợp đồng tương lai Bitcoin của CME cũng tăng đáng kể, tăng 19% so với quý trước lên mức trung bình 2.873. Với tỷ giá hối đoái hiện tại, khối lượng hàng ngày của CME tương đương với hơn 162 triệu USD. Điều này làm cho nền tảng này trở thành một sàn giao dịch lên Top 15 trong thị trường giao ngay.
Khối lượng hợp đồng kỳ hạn tăng vọt trong quý 3 trên sàn CME
Với khối lượng giao dịch tăng nhanh cho thấy các nhà đầu tư dường như đang quan tâm trở lại với Bitcoin. Theo báo cáo hôm thứ Sáu tuần trước giữa Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (CFTC), J. Christopher Giancarlo đã trích dẫn nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, ghi nhận thị trường tương lai Bitcoin trên CME và CBOE - được tung ra vào tháng 12 năm ngoái - thực sự đã phá vỡ bong bóng Bitcoin vào năm 2017 và giúp loại tài sản này đạt được một mức độ "bền vững hơn".
Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia phân tích tại Daily FX đã chia sẻ: "Tuần này bắt đầu với một đợt tăng đột biến, chủ yếu do những nghi ngờ về giá trị của đồng Tether tại các sản giao dịch, sau đó Bitcoin lại bị bán ra, trước khi khối lượng giao dịch thấp và các biên độ giao dịch chặt chẽ đã kiểm soát thị trường một lần nữa. Diễn biến quen thuộc này đã chiếm ưu thế trong suốt tháng qua, tuy nhiên đây có thể là sự bình lặng trước một cơn bão lớn, với khả năng về một cuộc bứt phá đang ngày càng cao hơn".
Hành động chống lừa đảo đầu tiên của CFTC liên quan đến Bitcoin
Vào cuối ngày thứ 5 vừa qua, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) cho biết họ đã quyết định có hành động chống lừa đảo đầu tiên liên quan đến Bitcoin. Một tòa án liên bang ở New York đã ra lệnh cho quỹ đầu tư tiền mật mã Gelfman Blueprint Inc. (GBI) và CEO của quỹ này là Nicholas Gelfman phải trả 2,5 triệu đô la, lý do bởi vì, công ty này đã điều hành một chương trình Ponzi lừa đảo.
Cụ thể GBI bị buộc tội lừa hơn 80 khách hàng với số tiền trị giá lên đến 600.000 đô la Mỹ. Được biết GBI là một công ty có trụ sở tại New York và Quỹ đầu tư Bitcoin (BTC) của công ty này được thành lập vào năm 2014. Theo thông tin từ website của công ty cập nhật đến cuối năm 2015, quỹ này có 85 khách hàng và quản lý 2.367 BTC.
Lệnh phạt trên là động thái tiếp theo trong cuộc chiến chống gian lận CFTC đệ trình chống lại GBI trong tháng 9 năm 2017. CFTC đã trừng phạt GBI vì các cáo buộc liên quan tới việc khởi chạy chương trình Ponzi từ năm 2014 đến năm 2016. Theo một số thông tin, GBI đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng họ sẽ phát triển một thuật toán máy tính được gọi là "Jigsaw", cho phép thu nhập đáng kể thông qua một quỹ hàng hóa. Trong thực tế, toàn bộ kế hoạch là một gian lận.
CFTC đã bắt đầu có những hành động mạnh tay đối với các hành vi lừa đảo, gian lận trên thị trường tiền mật mã
Theo thông báo, kế hoạch gian lận của GBI và Gelfman đã thu hút hơn 600.000 đô la từ ít nhất 80 khách hàng. Hơn nữa, Gelfman đã thiết lập một máy tính giả mạo "hack" để che giấu tổn thất giao dịch của chương trình. Cuối cùng, điều này đã dẫn đến việc mất gần như tất cả các quỹ của khách hàng.
Án lệnh hiện tại buộc GBI và Gelfman phải trả hơn 2.5 triệu đô la tiền phạt dân sự và bồi thường. GBI và Gelfman được lệnh phải trả 554.734 USD và 492.064 USD để bồi thường cho khách hàng, đồng thời 1.854 USD và 177 USD trong tiền phạt dân sự.
James McDonald, Giám đốc thực thi của CFTC, phát biểu rằng: "Lệnh phạt này đánh dấu một chiến thắng khác cho Ủy ban trong cuộc chiến thực thi tiền tệ ảo. CFTC sẽ nỗ lực để xác định các nhân tố xấu trong các thị trường tiền tệ ảo và bắt họ phải chịu trách nhiệm."
Tháng trước, CFTC cũng đã đệ trình một vụ kiện với Tòa án Hoa Kỳ cho Quận phía Bắc Texas chống lại hai bị cáo với cáo buộc gian lận về BTC. Theo vụ kiện, bị cáo Morgan Hunt và Kim Hecroft đã triển khai hai doanh nghiệp gian lận và gây hiểu lầm cho công chúng để đầu tư vào các hợp đồng ngoại tệ có đòn bẩy hoặc có lãi, chẳng hạn như ngoại hối, tùy chọn nhị phân và kim cương.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Thao túng liên thị trường, dễ hay khó? Hành động thao túng là nhằm trục lợi, nên vấn đề lợi ích có đủ lớn hay không quan trọng hơn việc có thực hiện được hay không... Câu hỏi lớn nhất "Liệu có hay không hiện tượng thao túng liên thị trường" vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng tại cuộc hội thảo "Vai trò và mối liên hệ giữa thị...