Đồng tiền chung châu Âu: Hai mươi năm nhìn lại

Theo dõi VGT trên

Sau 20 năm kể từ khi ra đời (1999 – 2019), ơ-rô (Euro) – đồng tiền chung châu Âu đã phải trải qua không ít thăng trầm, đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và các bất đồng chính trị. Nhưng cho đến nay, đồng ơ-rô vẫn là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa Liên minh châu Âu (EU).

Đồng tiền chung châu Âu: Hai mươi năm nhìn lại - Hình 1

Cho đến nay, đồng Euro vẫn là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa Liên minh châu Âu (EU) – Nguồn: baoquocte.vn

Ghi nhận những thành công

Góp phần quan trọng nâng cao vị thế của EU. Ngay từ giai đoạn đầu hiện thực ý tưởng, việc hợp nhất các đồng nội tệ của 11 quốc gia thành viên EU thành một đồng euro chung diễn ra khá suôn sẻ. Cho đến nay, có tổng cộng 19 nước tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hình thành một thị trường rộng lớn với quy mô kinh tế gần tương đương với Mỹ. Nhờ đó, EU trở thành một khối kinh tế vững mạnh, liên kết chặt chẽ hơn, ảnh hưởng của EU tới các vấn đề chính trị thế giới cũng ngày càng lớn mạnh. Mong muốn được thu nạp vào “Câu lạc bộ Eurozone” khiến nhiều quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước Trung và Đông Âu gia nhập EU, đã thực hiện nhiều cải cách tích cực.

Hoàn thiện thi trương chung châu Âu. Đồng tiền chung ra đời góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. Cac giao dich trong cac linh vưc ngân hang, bao hiêm, quy đâu tư, quy hưu tri… của khu vực đều đươc thông nhât bởi môt hê thông tiên tê chung. Những thi trương vôn nho lẻ kêt hơp lai thanh môt thi trương tai chinh vưng manh, có tinh thanh khoan cao. Eurozone hiện có những quy định, quy tắc tài chính hoàn thiện hơn, các thể chế tài chính và quỹ hoạt động hiệu quả hơn, do vậy, đồng tiền này được coi là “cội nguồn ổn định” chống lại trào lưu dân túy gia tăng tại châu Âu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại khu vực. Thông qua việc sử dụng đông euro, ngươi tiêu dung va doanh nghiêp trong khôi co thê so sanh gia ca hang hóa va dich vu môt cach dê dang, vi thê gia ca đươc minh bach giưa cac nươc thanh viên, thuc đây giao lưu buôn ban, tăng tiêu dung, phat triên thi trương hang hóa, dich vụ. Tư đo, tao môi trương canh tranh giưa cac doanh nghiêp trong khôi, cải thiện mưc sông của ngươi dân.

Những năm gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) duy trì mức lãi suất thấp, thúc đẩy hoạt động kinh tế, chi tiêu tiêu dùng, kinh tế khu vực đã có tín hiệu tích cực. Theo thống kê của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), các nền kinh tế Eurozone trong quý I-2019 đã tăng trưởng 0,4% so với quý IV-2018; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 7,7% trong tháng 3-2019, mức thấp nhất kể từ tháng 9-2008(1). ECB cũng đã thành công khi ổn định tỷ lệ lạm phát dưới mức 2% (tỷ lệ lạm phát trong Eurozone trung bình trong 20 năm qua là 1,7%/năm(2)).

Tiêt kiêm đang kê chi phi giao dich ngoai hôi. Đồng euro giúp xóa bỏ cac nghiêp vu giao dich ngoai hôi trưc tiêp giưa cac đông tiên nôi khôi vơi nhau, cũng như cac giao dich gian tiêp qua đồng USD. Điều này giúp cac ca nhân, tô chưc tham gia hoat đông thương mai, đâu tư trong khôi tiêt kiêm khoan chi phi chuyên đôi giưa cac đông ban tê. Ngoai ra, những rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá giảm, trao đổi thương mại và đầu tư trong khối tăng lên. Cac nươc thanh viên tranh đươc sưc ep cua viêc pha gia đôt ngôt hay việc cac nha đâu cơ tiên tê tranh thu sư không ôn đinh cua từng đông tiên riêng lẻ để trục lợi.

Kích thích hoat đông đâu tư quôc tê. Thông qua đông euro, cac nha đâu tư dê dang di chuyên vôn trong nôi khối, chi phi giao dich ngoai hôi giảm, thi trương thông nhât, gia ca ôn đinh. Kinh tế vĩ mô ổn định do co chinh sach tiên tê chung, môi trương đâu tư của EU trơ nên hâp dân hơn, không chỉ tăng cương thu hut đâu tư tư bên ngoai mà còn thuc đây đâu tư nội khôi. Hoạt động của thị trường tài chính, đặc biệt là trao đổi tài chính xuyên biên giới thông qua hoạt động ngân hàng và các hình thức tín dụng khác trong Eurozone, tăng trưởng theo cấp số nhân (từ khoảng 100% GDP vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX lên 400% vào năm 2008(3)).

Niềm tin vào đồng euro tiếp tục được củng cố. Ở thời kỳ đầu, đồng euro không dành được nhiều thiện cảm của người dân châu Âu bởi sự xuất hiện của nó kéo theo tình trạng tăng giá ngoài mong muốn. Tuy nhiên, việc chi tiêu dễ dàng trong quá trình đi lại hay giao dịch thương mại xuyên biên giới mà không cần phải chuyển đổi tiền tệ đã nhanh chóng giúp đồng tiền này có được nhiều lợi thế. Hiện nay, niềm tin vào đồng tiền này tiếp tục được củng cố, bất chấp tâm lý bài châu Âu và trào lưu dân túy đang gia tăng. Theo một cuộc thăm dò do Eurobarometer tiến hành (tháng 11-2018), có khoảng 74% số người dân châu Âu được hỏi cho rằng đồng euro có lợi cho họ, trong khi chưa đến 20% phản đối. Ngay cả tại Italia, số người ủng hộ đồng euro cũng chiếm tỷ lệ khá cao, đạt mức 68%(4). Hiện có khoảng 60 quốc gia lựa chọn neo tỷ giá đồng nội tệ của mình với đồng euro. Đồng euro được sử dụng là đồng tiền quan trọng thứ hai (sau đồng USD) trong trao đổi và dự trữ toàn cầu (chiếm khoảng 20%)(5). Có thể thấy, về mặt kỹ thuật, đồng euro được đánh giá là thành công.

Những hạn chế, khó khăn

Phương thức quản trị của ECB còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Sau thập niên đầu tiên, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, các thể chế và thủ tục của EU trong hợp tác kinh tế đã được xem xét và củng cố lại. Năm 2011, ECB thông qua Chương trình giám sát sáu điểm (six-pack); năm 2012, thông qua Cơ chế ổn định châu Âu (MES); năm 2013, thông qua Chương trình giám sát hai điểm (two-pack) và Hiệp ước ổn định, phối hợp và quản lý (TSCG). Những cải cách này là sự đổi mới quan trọng trong việc phòng ngừa và khắc phục tình trạng mất cân bằng tài chính, nhưng vẫn chưa đủ để đối đầu với một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Phương thức quản trị của ECB cho thấy những điểm yếu và những giới hạn, thể hiện rõ nét trên ba khía cạnh: Thứ nhất, sự thất bại của các tiến trình giám sát. Hiệp ước tăng trưởng và ổn định (SGP) đã không có khả năng bảo đảm kỷ luật ngân sách của các nước thành viên, các định hướng chính sách kinh tế lớn cũng đã không ngăn chặn được sự khác biệt giữa các nước thành viên. Thứ hai, sự thiếu vắng cơ chế giải quyết khủng hoảng. Khủng hoảng nợ công châu Âu (2008 – 2009) cho thấy, Eurozone chưa thể đối đầu với một cuộc khủng hoảng nợ công của một trong số các nước thành viên. Thứ ba, tính ổn định của khu vực đồng euro không chỉ xuất phát từ hành vi của các chính phủ, do vậy việc kiểm soát các rủi ro tài chính không thể được giải quyết chỉ thông qua việc giám sát ngân sách nhà nước.

Video đang HOT

Chính sách điều hành tiền tệ gặp nhiều khó khăn. Ngay khi dự án Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU) xuất hiện, đã có các luồng quan điểm khác nhau. Phần lớn các nhà kinh tế châu Âu xem dự án EMU là tích cực, nhưng những người phản đối cho rằng, liên minh tiền tệ mới không đáp ứng các tiêu chí để trở thành một khu vực tiền tệ tối ưu, như vậy Eurozone sẽ không có đủ ngân sách đáng kể để có thể chủ động ứng phó với những cú sốc lớn… Bất chấp các lo ngại trên, các nhà sáng lập đồng euro tin rằng, họ có thể kiểm soát nợ tài chính thông qua SGP. Nhưng trên thực tế, nhiều thành viên đã không tuân thủ các điều khoản của SGP, vì vậy Eurozone đã phải trải qua không ít khó khăn. Hiện nay, nếu Italia không duy trì được kỷ luật tài chính của EU, nước này có thể lại “châm ngòi” cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

Ngoài ra, do ECB đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia EMU mất đi quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ, khó có thể chống chọi với các cú sốc lớn. Như giai đoạn 2004- 2006, do bong bóng bất động sản và nền kinh tế quá nóng, Ai-len cần một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn so với kế hoạch mà ECB định đưa ra. Tuy nhiên, nước này đã không còn quyền nâng giá đồng tiền của mình hay nâng tỷ lệ lãi suất. Tương tự, giai đoạn 2009- 2013, khi Ai-len cần một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn chính sách của ECB, nhưng nước này không thể hạ giá đồng tiền của mình, cũng không thể in tiền hay hạ tỷ lệ lãi suất. Rõ ràng, ngay từ khi từ bỏ đồng tiền quốc gia, các nước thành viên Eurozone đã mất đi các đòn bẩy chính sách quan trọng.

Việc chính sách tài khóa giữa các quốc gia không đồng nhất, các khoản vay nợ và chi tiêu chính phủ không được kiểm soát chặt chẽ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Hy Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công (năm 2010) và để có thể nhận được các gói cứu trợ từ EU, Hy Lạp buộc phải thực thi các chính sách “thắt lưng, buộc bụng” hà khắc. Cuộc khủng hoảng nợ công đã nhấn chìm nền kinh tế Hy Lạp, dẫn tới nguy cơ nước này phải rời khỏi Eurozone để ngăn chặn hiệu ứng lan rộng. Và nhờ gói giải cứu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Hy Lạp đã trụ lại được. Tuy nhiên, những năm gần đây, mặc dù các quy tắc tài khóa đã được sửa đổi, nhưng do các sửa đổi này không thực sự hiệu quả, vấn đề lại tiếp tục diễn biến phức tạp.

Lúng túng trong kiểm soát nợ công, EU chia rẽ. Trước khi đồng euro ra đời, các nhà lãnh đạo ECB đã rất lo ngại sự bất ổn tài chính, đặc biệt là của ngành ngân hàng. Trên thực tế, khi dùng đồng tiền chung, việc loại bỏ rủi ro mất giá cũng khuyến khích dòng vốn luân chuyển dễ dàng trong nội bộ EMU. Nhưng khi chi phí vay giảm, nợ tư nhân lại gia tăng là yếu tố rủi ro đối với nợ có chủ quyền của các quốc gia này. Chẳng hạn, trong khi Tây Ban Nha và Ai-len có tỷ lệ nợ công thấp và giảm trong những năm trước khủng hoảng thì sự bùng nổ của nợ tư nhân đã thúc đẩy bong bóng nhà ở, che giấu những vấn đề tiềm ẩn với tài chính công ở chính những quốc gia này. Kết quả là, năm 2012 Eurozone đứng trước nguy cơ bị cuốn theo cuộc khủng hoảng nợ công có thể dẫn đến sự tan rã của hệ thống ngân hàng tại châu Âu. Năm quốc gia thuộc Eurozone (Ai-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Síp và Hy Lạp) đã phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống chọi với khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công. Giai đoạn này, nhiều ý kiến cho rằng, khu vực đồng euro nên chấm dứt sự tồn tại càng sớm càng tốt…

Khủng hoảng cũng cho thấy rõ sự bất bình đẳng kinh tế giữa các nước thành viên, đặc biệt giữa quy tắc thận trọng tài chính ở phương Bắc và các nước chịu gánh nặng nợ phương Nam. Và đến nay, việc xử lý các khoản nợ xấu vốn là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính, xảy ra từ 10 năm trước, vẫn là một thách thức lớn của Eurozone. Nhiều nền kinh tế thuộc khối này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Tháng 4/2019, bên lề Hội nghị mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Pháp Lơ Me-rơ (Le Maire) cảnh báo, những bất đồng ngày càng tăng về chính sách kinh tế giữa các nước thành viên thuộc Eurozone là hết sức đáng lo ngại, về lâu dài có thể dẫn tới hậu quả là đồng euro sẽ không thể tồn tại.

Mất cân bằng tài khoản vãng lai. Một số quốc gia không đóng vai trò quan trọng trong Eurozone vẫn duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai trong suốt 10 năm đầu, sau khi đồng euro được sử dụng. Khi đó, dòng chảy vốn lớn của những quốc gia này được coi là dấu hiệu hội nhập tài chính hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng tài khoản vãng lai. Nhiều nước, đáng chú ý nhất là Hy Lạp, cũng duy trì thâm hụt ngân sách lớn và mức nợ cao. Các nước thành viên giàu có hơn lo ngại sẽ buộc phải giải cứu những nước thành viên chi tiêu hoang phí. Để ngăn chặn điều này, EMU yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn thâm hụt ngân sách của mình ở mức 3% GDP(6), nhưng các quy định tài chính đã không thể thực hiện được. Phần lớn các nước thành viên Eurozone (bao gồm cả Đức) đều sớm vượt qua mức trần thâm hụt 3%.

Điều tiết hoạt động ngân hàng là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Eurozone, nhưng ECB đã sai lầm khi nâng tỷ lệ lãi suất vào tháng 7-2008, sau đó lại tiếp tục nâng thêm lần nữa vào năm 2011, bất chấp thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Hơn nữa, khi cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp (năm 2010) xảy ra, các nhà lãnh đạo châu Âu đã trì hoãn việc để Hy Lạp tìm tới sự trợ giúp của IMF, tìm cách giảm mức nợ của Hy Lạp, cho dù tỷ lệ nợ/GDP của Hy Lạp đã ở mức báo động và nước này có áp dụng các biện pháp tài chính nghiêm ngặt. Cuối cùng, các biện pháp tài chính khắc khổ đã không đạt được mục tiêu đề ra. Ngược lại, do tốc độ GDP giảm mạnh (hơn cả tốc độ giảm nợ) khiến tỷ lệ nợ/GDP lại tăng nhanh hơn khiến khó khăn càng thêm chồng chất.

Bât binh đăng gia tăng trong khu vực, việc mở rộng Eurozone còn nhiều rào cản. Theo một nghiên cứu của nhà kinh tế M. Bơ-rên-chơ (M. Burrage), trong những năm trước khủng hoảng, giai đoạn 1997 – 2007, tư cách thành viên của EMU có lợi cho tất cả các quốc gia, trừ Đức và Italia. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tăng 8% – 10% so với ước tính không phải thành viên EMU… Tuy nhiên, mọi việc thay đổi đáng kể sau năm 2008, thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Hy Lạp giảm 16%, ở Italia giảm 8%, Bồ Đào Nha giảm 4% và Tây Ban Nha giảm 8%.

Ngược lại, hầu hết các nền kinh tế “trọng yếu” Bắc Âu được hưởng lợi từ tư cách thành viên EMU, vì mức thu nhập bình quân đầu người của những nước này ước tính cao hơn trong kịch bản “không có tư cách thành viên Eurozone”. Đức là quốc gia hưởng lợi lớn trong giai đoạn hậu khủng hoảng (2008 – 2014), thu nhập bình quân đầu người ở Đức cao hơn khoảng 5% so với ước tính không phải thành viên EMU. Đức có thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 8% GDP(7). Phần còn lại của khối, đặc biệt là các thành viên khu vực Địa Trung Hải, vẫn có mức thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Do vậy, sự mất giá của đồng euro chỉ có lợi cho Đức, chứ không phải toàn bộ EU.

Sau khi EMU hinh thanh, sư canh tranh ngay cang tăng đa kich thich vôn va lao đông di chuyên tư khu vực co năng suât lao đông thâp đên nơi co năng suât lao đông cao. Điêu nay tao ra hâu qua nghiêm trong vi lưc lương lao đông đong vai tro quan trong trong chiên lươc phat triên cua môi quôc gia trong khôi. Tai cac nươc kem phat triên hơn như Hy Lap, đê tranh lan song di dân khi thưc hiên tư do hóa lao đông, chinh phu buôc phai gia tăng cac khoan chi phuc lơi, chi an sinh xa hôi cho người dân. Điều này dẫn đến thâm hut ngân sach gia tăng va là một nguyên nhân quan trọng dân tơi cuôc khung hoang nơ công sau này.

Sự khác biệt gia tăng giữa các nền kinh tế thành viên EU đã làm gia tăng các phong trào chính trị, tuy rất đa dạng nhưng có chung những giải pháp mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và chống châu Âu, cho rằng cần phải quay trở lại với các đồng tiền quốc gia. Sau những khó khăn, Hy Lạp cũng đã bắt đầu lên tiếng về những bất lợi của việc tham gia Eurozone. Trong khi đó, một số nước dự kiến sẽ gia nhập Eurozone, như Séc và Hung-ga-ry, mặc dù ủng hộ đồng tiền chung, nhưng cả chính phủ và người dân đều lo ngại sau khi phát hành đồng euro, giá cả sẽ tăng cao. Chính vì vậy, hai nước này vẫn chưa quyết định thời điểm gia nhập Eurozone.

Một số vấn đề rút ra

Quá trình hình thành và phát triển của đồng tiền chung châu Âu chưa có tiền lệ trên thế giới, vì vậy sẽ rất khó khăn, từ ý tưởng cho đến trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, xuất hiện khá nhiều ý kiến cho rằng, mô hình hợp nhất tiền tệ của EU đang bộc lộ quá nhiều bất cập. Tuy nhiên, xét về mặt khách quan, việc thống nhất tiền tệ không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc nợ công trầm trọng của các nước thành viên EU.

Ở khía cạnh nào đó, Eurozone đã có những thành công đáng ghi nhận. Quan trọng hơn, đại bộ phận người dân châu Âu vẫn ủng hộ đồng euro bởi đồng tiền này không chỉ bắt nguồn từ một sự lựa chọn về chính sách kinh tế, mà còn là kết quả của những quyết định tập thể dựa trên lý trí. Đối với những người ủng hộ, đồng euro còn là “lá bùa hộ mệnh” chính trị, tượng trưng cho vấn đề “liên minh” và là trụ cột của sự hòa hợp. Những bất ổn, yếu kém hiện nay chủ yếu là do sự thiếu đồng bộ trong chính sách tài khóa giữa các nước và chính sách vay mượn, chi tiêu bất hợp lý ở một số quốc gia. Do đó, việc hình thành một liên minh tiền tệ vẫn có ý nghĩa to lớn và nhiều tác động tích cực hơn đối với các nước thành viên.

Liên minh kinh tế tiền tệ đang dần được củng cố và xác định đi một chặng đường dài để dần hoàn thiện. Tiến trình hội nhập châu Âu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần phải khởi động lại thông qua những cải cách sâu sắc. Trước mắt, việc thiết lập một năng lực thuế, việc hoàn thiện liên minh ngân hàng là những bước chuyển bắt buộc về căn bản mà các nhà lãnh đạo EU đang tính tới, để tiến tới một sự hội nhập kinh tế tốt hơn, đồng thời kỷ luật ngân sách sẽ được thắt chặt.

Đáng chú ý, trong những năm gần đây, xu hướng liên kết giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) liên tục gia tăng. ASEAN đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, nợ của chính phủ và tư nhân đều ở mức chấp nhận được, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Các nước ASEAN 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) cũng đã hình thành Quỹ ổn định ngoại hối ASEAN 3; Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức ra đời… Ngày càng nhiều ý kiến ủng hộ việc ASEAN sử dụng đồng tiền chung Đông Nam Á.

Như vậy, đồng euro ra đời không chỉ là một sự kiện quan trọng trong phát triển liên minh kinh tế giữa các quốc gia châu Âu, mà còn là dấu mốc quan trọng của hệ thống tài chính quốc tế. Quá trình thống nhất tiền tệ ở châu Âu, dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, tạo động lực, tiền đề cho việc hình thành ý tưởng về đồng tiền chung Đông Nam Á. Liên minh tiền tệ là hình thức cao và là một bước phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hóa khu vực. Do đó, cần có một tiềm lực kinh tế – xã hội mạnh và ổn định là yếu tố cơ bản cho sự thống nhất tiền tệ. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong hệ thống tài chính, đặc biệt là minh bạch trong chi tiêu ngân sách, là nhân tố quan trọng tác động tới tính bền vững của liên minh khu vực và triển vọng của đồng tiền chung. Cuối cùng, vấn đề thiết kế bộ máy điều hành và cơ chế quản lý một đồng tiền chung cần phải thực sự hiệu quả.

————————————————–

(1) Eurozone recession fears fade as growth picks up, https://www.washingtonpost.com/business/ eurozone-economy-picks-up-in-q1-growth-doubles-to-04percent/

(2) Jens Weidmann: The role of the central bank in a modern economy – a European perspective, https://www.bis.org/review/r190212d.htm

(3) The Euro turns 20. What have we learned from it?,https://www.weforum.org/agenda/2019/01/the-Euro-turns-20/:

(4) The Euro turns 20. What have we learned from it?, Tlđd

(5) The Euro: From monetary independence to monetary sovereignty, https://voxeu.org/article/Euro-monetary-independence-monetary-sovereignty

(6) Twenty years on, what is euro’s future?, http://www.ekathimerini.com/236560/article/ekathimerini/ comment/twenty-years-on-what-is-euros-future

(7) The euro at 20: For the European Union to survive, the euro must die, https://www.salon.com/ 2019/01/19/the-Euro-at-20-for-the-European-union-to-survive-the-Euro-must-die_partner/

TS. Hoàng Đình Nhàn – Học viện Khoa học Quân sự

Theo tapchicongsan.org.vn

Các ngân hàng Eurozone đang siết chặt quy định cấp tín dụng

Eurozone đang siết chặt quy định về cấp tín dụng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang xem xét biện pháp ứng phó tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Các ngân hàng Eurozone đang siết chặt quy định cấp tín dụng - Hình 1

Trụ sở của ECB ở Frankfurt am Main, Tây Đức. AFP/TTXVN

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 23/7 cho biết các ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang siết chặt các quy định về cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang xem xét các biện pháp ứng phó tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Theo cuộc khảo sát đối với 144 ngân hàng ở Eurozone, các ngân hàng ở khu vực này đã nâng cao các quy định đối với các đối tượng đi vay là doanh nghiệp và hộ gia đình trong quý II/2019.

Trong khi các ngân hàng ở Đức, Pháp và Italy đã siết chặt các tiêu chuẩn quy định đối với tín dụng cấp cho doanh nghiệp, các ngân hàng ở Tây Ban Nha vẫn giữ nguyên những quy định về vấn đề này còn các ngân hàng tại Hà Lan lại nới lỏng các quy định tương ứng.

Trong khi đó, cuộc khảo sát trên cũng cho thấy các doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng tiếp tục gia tăng trong quý II/2019 do mặt bằng lãi suất thấp và đầu tư cố định cũng như các thương vụ sáp nhập và mua lại.

Nhu cầu đối với các khoản vay thế chấp gia tăng nhờ sự sôi động của thị trường nhà đất ở các nước thành viên Eurozone cũng như niềm tin của người tiêu dùng đi lên cho dù mức tăng trưởng về nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng chậm lại chút ít.

Chủ tịch ECB Mario Draghi dự kiến sẽ công bố chi tiết phản ứng của ECB đối với tình trạng hoạt động kinh tế "giảm tốc" và mức tăng giá cả đã tác động như thế nào tới Eurozone trong bối cảnh diễn ra xung đột thương mại, bất ổn địa chính trị và sự suy yếu ở các thị trường mới nổi.

Hồi tháng 6/2019, ECB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Eurozone trong tài khóa 2020-2021 lần lượt từ 1,6% xuống 1,4% và từ 1,5% xuống 1,4%. khi những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế khu vực này không có dấu hiệu hạ nhiệt./.

Anh Quân (Theo AFP)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?
08:43:15 05/02/2025
Người đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung LươngNgười đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung Lương
09:36:24 05/02/2025
Những dấu hiệu vi phạm trong vụ clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạyNhững dấu hiệu vi phạm trong vụ clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy
08:07:40 05/02/2025
Xôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtôXôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô
07:59:06 05/02/2025
Xôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật BảnXôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật Bản
06:25:53 05/02/2025
Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?
09:20:21 05/02/2025
Cãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạyCãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạy
08:29:38 05/02/2025
Đỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độĐỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độ
06:30:41 05/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Nóng nhất MXH xứ tỷ dân: Từ Hy Viên cách bệnh viện chỉ 4 phút nhưng vẫn không thể qua khỏi

Nóng nhất MXH xứ tỷ dân: Từ Hy Viên cách bệnh viện chỉ 4 phút nhưng vẫn không thể qua khỏi

Sao châu á

11:34:19 05/02/2025
Thông tin về khách sạn được cho là nơi Từ Hy Viên và gia đình lưu trú trong thời gian ở Nhật Bản đang nhận được sự chú ý từ công chúng xứ tỷ dân.
Đám cưới của Hoa hậu Kỳ Duyên và chồng kín tiếng: Cô dâu khoe visual "đỉnh chóp", không gian tiệc đẹp như mơ

Đám cưới của Hoa hậu Kỳ Duyên và chồng kín tiếng: Cô dâu khoe visual "đỉnh chóp", không gian tiệc đẹp như mơ

Sao việt

11:31:26 05/02/2025
Ngày trọng đại của cặp đôi được diễn ra trong không gian lãng mạn trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè 2 bên.
5 món salad 'giải ngấy' giúp da khỏe, dáng đẹp

5 món salad 'giải ngấy' giúp da khỏe, dáng đẹp

Ẩm thực

11:18:25 05/02/2025
Để giúp da khỏe, dáng đẹp trong những ngày đầu năm, hãy bổ sung vào thực đơn những món salad đơn giản dưới đây...
Tài xế bị phạt 13 triệu đồng, trừ 6 điểm bằng lái vì đón khách trên cao tốc

Tài xế bị phạt 13 triệu đồng, trừ 6 điểm bằng lái vì đón khách trên cao tốc

Pháp luật

11:17:09 05/02/2025
Tại cơ quan công an, tài xế K. thừa nhận hành vi vi phạm và cho biết, chiều 3/2, người này điều khiển xe khách BKS 37F- 006.xx dừng đỗ tại Km196 cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để chờ người nên đã vi phạm.
Thủ tướng: "Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới năm nay"

Thủ tướng: "Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới năm nay"

Tin nổi bật

11:12:10 05/02/2025
Đề cập đến khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc này nếu có sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu.
Ronaldo công khai chỉ trích các huấn luyện viên cũ

Ronaldo công khai chỉ trích các huấn luyện viên cũ

Sao thể thao

10:59:10 05/02/2025
Ngôi sao Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã gây sửng sốt khi nóicác huấn luyện viên cũ, đồng thời khẳng định nhiều người rất thiếu hiểu biết về bóng đá.
3 con giáp tài vận hanh thông ngày 5/2

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 5/2

Trắc nghiệm

10:50:45 05/02/2025
Ngày 5/2 được xem là một ngày đặc biệt khi 3 con giáp may mắn nhất sẽ đón nhận tài vận hanh thông, vận may rực rỡ.
Khu vườn sân thượng rộng 20m của người phụ nữ trung niên đẹp đến mức khiến ai cũng ngỡ đang lạc trong truyện cổ tích!

Khu vườn sân thượng rộng 20m của người phụ nữ trung niên đẹp đến mức khiến ai cũng ngỡ đang lạc trong truyện cổ tích!

Sáng tạo

10:43:49 05/02/2025
Khung cảnh bình yên, tươi đẹp của khu vườn sân thượng khiến bất kỳ ai trông thấy cũng phải trầm trồ, tán thưởng.
Chuyện ít biết về người canh giữ 2 con voi vàng nguyên khối vua Hàm Nghi ban

Chuyện ít biết về người canh giữ 2 con voi vàng nguyên khối vua Hàm Nghi ban

Lạ vui

10:42:06 05/02/2025
Qua lời giới thiệu của lãnh đạo xã Phú Gia, chúng tôi đến gặp ông Phan Hùng Vỹ ở thôn Phú Hồ, ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng bảo vật vua ban.
Nhận miễn phí tựa game zombie sinh tồn, giá trị gần 200.000 cho người chơi

Nhận miễn phí tựa game zombie sinh tồn, giá trị gần 200.000 cho người chơi

Mọt game

10:40:38 05/02/2025
Các game thủ nên nhanh tay nhận ngay trò chơi rất hấp dẫn này. Sống sót sau ngày tận thế với hàng tá những thây ma bủa vây - đây đã là công thức làm nên thành công của không ít tựa game.
Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Phong cách sao

09:15:22 05/02/2025
Huyền Baby, Tâm Tít và Midu là những cái tên đại diện cho những mỹ nhân tuổi Tỵ sở hữu sự nghiệp thành công rực rỡ.