Đồng Tháp xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1
Chiều 7-5, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Đồng Tháp Võ Bé Hiền xác nhận, vừa nhận được kết quả xét nghiệm có liên quan đến dịch cúm gia cầm A/H5N1 của Chi cục Thú y vùng VII.
Ngành chức năng tiến hành tiêm ngừa trên đàn gia cầm ở huyện Hồng Ngự.
Theo kết quả xét nghiệm, tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 của hộ bà Trương Thị Mơ, ngụ ấp An Thạnh, xã An Nhơn, huyện Châu Thành. Đồng thời, kết quả xét nghiệm cũng ghi nhận có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm bán tại chợ thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp).
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiện trên địa bàn tỉnh đã tiêm phòng được hơn 340 nghìn con gà, hơn 2 triệu con vịt mũi 1 và gần 500 nghìn con vịt mũi 2, đạt tỷ lệ từ 51 đến hơn 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường triển khai các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm và ngăn chặn các chủng virus cúm nguy hiểm khác xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp đang tích cực vận động người dân thực hiện đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho đàn gia cầm, nhất là trên đàn vịt chạy đồng, vệ sinh tiêu độc, khử trùng, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Vì sao nhiều hộ chăn nuôi bị mắc cúm gia cầm?
Đánh giá nguyên nhân khiến các ổ dịch cúm gia cầm bùng phát thời gian qua, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã ghi nhận có một đặc điểm chung.
Phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng, chống cúm gia cầm
Ngày 5/3, Cục Thú y có báo cáo tình hình dịch bệnh cúm gia cầm. Theo đó, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 43 ổ dịch cúm gia cầm. Trong đó bao gồm 38 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do virus cúm A/H5N1 tại 1 tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội). Tổng số gia cầm đã chết, buộc phải tiêu huỷ là 137.180 con.
Tính đến ngày 5/3, đã có 6 ổ dịch qua 21 ngày không phát sinh gia cầm bị bệnh. Hiện, cả nước còn 37 ổ dịch cúm gia cầm. Trong đó, có 32 ổ dịch cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch cúm A/H5N1. Hiện, có 3 tỉnh đã hết dịch là: Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
Đại diện Cục Thú y cho biết, đánh giá nguyên nhân tại các ổ dịch cúm gia cầm bùng phát ở các địa phương cho thấy, tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin. Đặc biệt là trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó các hộ chăn nuôi lợn).
Ngay sau khi phát hiện dịch, chính quyền và cơ quan chuyên môn đã xử lý tiêu huỷ toàn bộ đàn gia cầm bị bệnh, dương tính với virus cúm A/H5N6, A/H5N1; chưa có hiện tượng lây lan rộng. Tổ chức sát trùng bằng vôi bột, hóa chất. Khoanh vùng và lập các chốt kiểm dịch tạm thời để chống dịch. Đồng thời, tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng các đàn gia cầm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Cục Thú y cũng nhận định, dịch bệnh cúm gia cầm còn có thể diễn biến phức tạp hơn do tổng đàn gia cầm của cả nước hiện rất lớn. Thêm vào đó, tỷ lệ tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm tại nhiều địa phương còn đạt tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt là việc không còn hệ thống thú y cấp cơ sở khiến việc quản lý, thông tin diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm gặp nhiều khó khăn...
Theo kinhtedothi
Mùa nước nổi nửa đêm cùng nông dân Đồng Tháp đi bắt cá linh Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn và gắn liền với con nước đổ nhưng chính hình ảnh đánh bắt cá và phiên "chợ hẹn" đã góp phần làm sinh động cho bức tranh miền Tây sông nước mỗi khi mùa nước nổi về. Đồng Tháp được biết đến là một trong những tỉnh đầu nguồn đón dòng nước lũ từ thượng...