Đồng Tháp xét nghiệm 30.000 dân TP Sa Đéc
Ngành y tế Đồng Tháp sẽ xét nghiệm sàng lọc 30.000 người trên tổng số 116.000 dân ở thành phố Sa Đéc trong ba ngày “để làm sạch F0″ đợt 1.
Kế hoạch tỉnh Đồng Tháp đưa ra cũng là một trong những giải pháp quyết liệt sau 8 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thành phố Sa Đéc là ổ dịch “ nóng” âm ỉ từ ngày 24/6 tới nay chưa kiểm soát được và đã phát hiện 340 ca Covid-19.
Cụ thể, ngày 22/7, khoảng 14 tổ lấy mẫu (4 người tổ) sẽ xét nghiệm test nhanh cho tiểu thương, người dân tại chợ Sa Đéc, chợ Nàng Hai, chợ Ông Đốt, chợ Ông Quế, chợ Bà Châu. Tại 5 chợ này, mỗi ngày sẽ thực hiện 4.000 mẫu test nhanh.
Trong hai ngày tiếp theo, đội hình này tiếp tục xét nghiệm tại hai khu vực phong tỏa, 10 khu vực ghi nhận F0 nhưng chưa phong tỏa và các địa bàn lân cận ca nhiễm. Sau đó 3-5 ngày, các tổ sẽ tiến hành đợt tiếp theo đến khi nào không còn phát hiện ca dương tính.
Trong cuộc họp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh ngày 21/7, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho rằng cần tổ chức lượng lượng lấy mẫu một cách khoa học, phân công nhiệm vụ rõ ràng.
“Đội hình này phải thực hiện trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tránh tình trạng như huyện Châu Thành đưa ra phương án sàng lọc 20.000 dân nhưng chỉ thực hiện được 9.000 người. Sau khi thực hiện tốt ở Sa Đéc sẽ áp dụng cho các địa phương khác theo thứ tự ưu tiên cho nơi cấp bách”, ông Phong cho biết.
Video đang HOT
Lực lượng y tế lấy mẫu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài
Một nguy cơ khác của Đồng Tháp là việc kiểm soát dịch tại các doanh nghiệp. Tính đến ngày 21/7, có 326 doanh nghiệp ngừng hoạt động do không đảm bảo “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn, ở) và khoảng 50 doanh nghiệp (11.000 lao động) đủ điều kiện tiếp tục hoạt động.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp, cho biết trong ngày 22/7 đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ từng đơn vị. Doanh nghiệp nào không đủ điều kiện “3 tại chỗ” thì kiên quyết dừng hoạt động, không “xin xỏ”. “Nếu không siết chặt, để trà trộn và không đảm bảo chống dịch tại doanh nghiệp là rất nguy hiểm”, ông Bửu nói.
Để giảm số ca tử vong, Đồng Tháp tập trung phân tầng các nhóm bệnh nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, hơn 90% bệnh nhân không triệu chứng phải theo dõi chặt chẽ. Riêng nhóm bệnh nặng, tỉnh phối hợp với lực lượng y bác sĩ về hỗ trợ cho tỉnh điều trị tích cực, hạn chế ca tử vong. Đồng thời tỉnh trang bị thêm các thiết bị chuyên dụng, tăng thêm máy thở cho công tác điều trị.
Hôm qua Đồng Tháp phát hiện 109 ca dương tính, trong đó TP Sa Đéc 54 ca. Tổng ca nhiễm ở tỉnh trong đợt dịch này là 1.550 ca (32 ca tử vong). Dịch đã lan ra 11 trên 12 huyện thị, tổng cộng có hơn 4.000 F1 và 8.000 F2.
Đồng Tháp phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong làn sóng thứ 4 vào 31/5, do tiếp xúc với người mắc bệnh ở Long An. Dịch lắng đến ngày 24/6, số ca nhiễm từ đây bắt đầu bùng phát, tăng cao khi phát hiện ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Toàn tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 bắt đầu từ 14/7
Dự kiến 1.000 ca Covid-19 xuất viện mỗi ngày ở TP HCM
Nếu công tác điều trị đảm bảo như hiện nay, thời gian tới mỗi ngày khoảng 1.000 bệnh nhân được xuất viện, theo Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng.
Chiều 21/7, họp báo về công tác phòng chống Covid-19, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, hiện TP HCM có 35 bệnh viện thu dung, điều trị Covid-19 với hơn 59.000 giường; 13 bệnh viện dã chiến cùng nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và các bộ ngành. Số giường thu dung, điều trị cơ bản đáp ứng đủ hơn 35.000 ca bệnh đang chữa. Từ đầu năm tới nay, hơn 4.800 ca bệnh được xuất viện; 322 trường hợp tử vong, đa số rơi vào ca nhiễm có bệnh nền.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng tại buổi họp báo chiều 21/7. Ảnh: Mạnh Tùng.
Về việc cách ly F1 tại nhà và rút ngắn thời gian điều trị F0, bác sĩ Hưng nói Bộ Y tế đã có hướng dẫn, thành phố thí điểm ở nhiều quận huyện và đạt được kết quả ban đầu. Việc giám sát F1 tại nhà không chỉ giải quyết chỗ cách ly tập trung mà còn xuất phát từ cơ sở khoa học, đó là biến chủng Delta lây nhanh nhưng 70-80% người bệnh không triệu chứng.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HDCD) cho biết, từ 6h ngày 20/7 đến 6h ngày 21/7, thành phố phát hiện hơn 5.400 ca mắc Covid-19. Trong đó, 90% trường hợp phát hiện trong các khu phong toả, khu cách ly. "95% trong số này mới xét nghiệm lần một, chúng tôi suy đoán những trường hợp này đã nhiễm từ trước, diễn biến bệnh thành F0, không có cơ sở để nói lây nhiễm trong khu cách ly", ông Tâm nói.
Tại buổi họp báo, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Phan Văn Mãi nhận định hiện dịch chưa đạt đỉnh và còn tiếp tục diễn biến phức tạp nhiều ngày tới. Trong 3 tình huống TP HCM đặt ra trước đó, ông Mãi cho rằng phương án thứ hai "thực hiện Chỉ 16 và tăng cường thêm nhiều biện pháp khác" được xem là hợp lý nhất.
Điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, ngày 20/7. Ảnh: Thành Nguyễn.
Để làm được điều này, sắp tới TP HCM triển khai cùng lúc một số biện pháp cụ thể. Trong đó thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, tập trung thông tin cho người dân thực hiện giãn cách xã hội triệt để, hạn chế tối đa tiếp xúc, lây lan dịch bệnh. Với một số khu vực nguy cơ cao như khu nhà trọ, khu đông người, thành phố tính đến phương án giãn dân phù hợp.
Thành phố cũng sẽ bảo vệ và mở rộng "vùng xanh" (vùng an toàn) trên bản đồ Covid-19. Lâu nay, thành phố tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao, nhưng sắp tới cần tăng cường cho các vùng đệm ở phía ngoài. Ngày mai, Thành uỷ sẽ có chỉ đạo mới về thực hiện Chỉ thị 16 trong thời gian tới.
Đến tối nay, TP HCM ghi nhận tổng cộng 41.343 ca nhiễm, trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư, xếp đầu cả nước
Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, tạm dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu từ 12h ngày 22/7 Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu từ 12h ngày 22/7. Ngày 21/7 Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng đã thống nhất cần thiết phải đẩy mạnh việc thực hiện giãn...