Đồng Tháp phát hiện 1 thuyền viên dương tính SARS-CoV-2
Theo Sở Y tế, tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và cách ly ngay khi nhập cảnh.
Chiều 28/2, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp chủ trì cuộc họp khẩn với các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự sau khi phát hiện thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2, cách ly ngay khi nhập cảnh.
Theo Sở Y tế, đến 8 giờ sáng 28/2, tỉnh đã phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 và cách ly ngay khi nhập cảnh. Bệnh nhân là nam, 37 tuổi, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (Ca bệnh được Bộ Y tế công bố trong bản tin tối 28/2). Người này là thuyền viên đi sà lan giao hàng hóa ở cầu Sài Gòn – Phnom Penh ( Campuchia).
Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chủ trì buổi họp với các ngành chức năng khi phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
Đến trưa 25/2, người đàn ông này cùng một người khác đi sà lan về Việt Nam. Trong quá trình đi về không ghé bất cứ nơi đâu. Ngày 26/2, cả 2 người đàn ông này làm thủ tục nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và được đưa vào khu cách ly tập trung tại Trường Trung cấp Hồng Ngự.
Sau đó, 2 người này được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 27/2. Đến 28/2, kết quả xét nghiệm cho thấy, 1 người dương tính với SARS-CoV-2. Có 3 trường hợp F1 được xác định có liên quan đến bệnh nhân này.
Hiện ngành chức năng đang khẩn cấp truy vết 4 trường hợp có liên quan còn lại. Có 52 trường hợp F2 được xác định và tổ chức cách ly, theo dõi tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Liên quan đến BN2424 đã công bố ngày 25/2, đại diện Sở Y tế cho biết, đến chiều 28/2, ngành chức năng ghi nhận 11 trường hợp F1, trong đó có 9 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung và có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV 2, vừa truy tìm được 2 F1 (tài xế xe ôm).
Thạc sĩ Trần Văn Hai – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp phát biểu tại buổi họp
Thạc sĩ Trần Văn Hai – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp cho rằng, Đồng Tháp đã rất khẩn trương, chặt chẽ, trách nhiệm, quyết liệt ngăn chặn từ rất sớm, không để các trường hợp nhiễm bệnh về địa phương cư trú, làm lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là còn 4 trường hợp có liên quan vẫn chưa tìm được. Trong khi đó, đánh giá dịch tễ, BN 2424 có triệu chứng lâm sàng, có khả năng đã nhiễm bệnh trước khi nhập cảnh trái phép vào địa phương, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao. Chính vì vậy, Giám đốc CDC Đồng Tháp đề nghị, bằng mọi cách phải truy vết, tìm kiếm cho bằng được các trường hợp còn lại có liên quan của BN 2424.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa thống nhất tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, vui chơi, giải trí để phòng, chống Covid-19 tại huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và thành phố Hồng Ngự.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp yêu cầu lực lượng Biên phòng cùng các lực lượng liên quan tăng cường công tác siết chặt biên giới, ngăn người nhập cảnh trái phép
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng nghỉ học từ ngày 1/3 đến hết ngày 6/3.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 tại khu vực biên giới, có dấu hiệu tảng dịch từ nước ngoài về Việt Nam qua biên giới tỉnh Đồng Tháp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu yêu cầu nâng cao mức độ cảnh báo trong phòng, chống dịch; trong đó, tất cả trường hợp người từ Campuchia về phải được cách ly tập trung, quản lý chặt chẽ khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Đoàn Tấn Bửu chỉ đạo các lực lượng làm nhiệm vụ tăng cường phòng hộ cá nhân, đảm bảo an toàn trong phòng dịch; ngành y tế chuẩn bị phương án cách ly, phân tuyến điều trị bệnh; tăng cường lực lượng kiểm dịch hàng hóa qua lại biên giới; đồng thời tuyên truyền khuyến cáo người dân tiếp tục nâng cao ý thức cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế đó là 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”.
Vì sao an ninh học đường lỏng lẻo?
Nhiều phụ huynh đã bàng hoàng, lo lắng về an ninh học đường trước sự việc một nhóm côn đồ mang hung khí ngang nhiên xông vào Trường THPT Đốc Binh Kiều (H.Tháp Mười, Đồng Tháp) bắt 3 học sinh lớp 12 đem đi hành hung.
Trường THPT Đốc Binh Kiều, H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nơi xảy ra việc côn đồn xông vào trường bắt học sinh chở đi hành hung chiều 22.2 - TRẦN NGỌC
Thực tế lâu nay cho thấy vấn đề an ninh học đường vẫn chưa được coi trọng đúng mức, nhất là ở lực lượng bảo vệ.
Cận cảnh nhóm côn đồ xông vào trường học bắt 3 học sinh mang đi đánh đập
Bảo vệ thu nhập thấp, không có nghiệp vụ
Đa số các bảo vệ trường học, đặc biệt là trường học ở vùng sâu, vùng xa hầu hết là hợp đồng, chưa được tập huấn nghiệp vụ, do đó khó có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ. Với mức lương hợp đồng chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, các trường học không thể tìm được người có nghiệp vụ an ninh thực sự mà chỉ có thể thuê những người cao tuổi, về hưu để làm bảo vệ. Trong khi đó các loại tội phạm ngoài xã hội ngày càng phức tạp, khó lường.
Bảo vệ là lực lượng cần có ở tất cả các trường học, nhưng trong danh sách cán bộ biên chế, viên chức ở trường học theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ, không có biên chế, viên chức cho bảo vệ. Danh mục khung vị trí việc làm trong các trường phổ thông công lập do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017 cũng không có vị trí bảo vệ. Do đó, lương chi trả cho bảo vệ do nhà trường tự cân đối chứ không thu được từ phụ huynh học sinh. Vấn đề thực sự khó khăn khi các trường học ở vùng sâu, vùng xa không thể thu thêm tiền để trả lương cho bảo vệ vì sợ lạm thu, nhất là thu nhập người dân ở địa phương cũng thấp. Việc vận động phụ huynh đóng thêm tiền cho công tác bảo vệ không hề dễ dàng.
Lương thấp nhưng trách nhiệm của bảo vệ trường học lại cao. Vì đặc thù liên quan tới hoạt động quản lý học sinh nên hiếm khi được ngơi nghỉ. Không chỉ là quản lý cơ sở vật chất ở một góc độ nào đó, họ còn phải bảo đảm an toàn cho thầy trò nhà trường.
Ở một số trường bảo vệ còn có nhiều việc không tên như sửa điện, nước, cùng một số việc nặng nhọc khác trong trường.Thế nhưng, đồng lương của họ khó có thể đảm bảo cho cuộc sống và định biên bảo vệ trường học còn nhiều vướng mắc nên tìm bảo vệ đạt yêu cầu không hề là chuyện đơn giản. Trong khi các loại tội phạm ngày càng manh động, môi trường học đường cũng là mục tiêu nhắm đến của tội phạm trộm, cướp, xâm hại tình dục... thì đội ngũ bảo vệ trường học lại thiếu và yếu. Mỗi khi có sự việc đáng tiếc xảy ra ai cũng giật mình khi nhìn lại an ninh trường học còn lỏng lẻo, đội ngũ bảo vệ thiếu chuyên nghiệp. Để rồi dường như trách nhiệm của bảo vệ hiện nay chỉ gói gọn với việc trông chừng học sinh vi phạm nội quy và giữ tài sản vào ban đêm.
Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nơi 2/3 học sinh bị các nhóm côn đồ hành hung nhập viện, điều trị - TRẦN NGỌC
Môi trường xung quanh trường học thiếu an toàn
Có trường bị bao vây bởi quán nhậu, có trường nằm ở khu vực dân cư phức tạp, thường xuyên có kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ học sinh, rồi tình trạng học sinh đi xe máy đến trường, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, có đối tượng bảo kê giữ xe máy cho học sinh. Nếu chỉ trông chờ vào lực lượng bảo vệ theo biên chế thì rất khó khăn, quản lý không nổi. Trong khi đó, trường không có nguồn thu nào thêm nên không thể ký hợp đồng để bổ sung nhân sự.
Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn trường học hiện nay là nhiệm vụ cấp bách, không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục, của từng trường học mà cần phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền. Nếu không kịp thời có giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, trước mắt là nâng cao chất lượng bảo vệ, có thể tiếp diễn các vụ xâm hại giáo viên, học sinh, các tệ nạn xã hội cũng có nguy cơ len lỏi vào nhà trường.
Đã đến lúc cần sự quan tâm và vào cuộc đồng bộ không chỉ của ngành chức năng mà cả gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội để khắc phục lỗ hổng và bất cập trong việc bảo đảm an ninh học đường.
Đồng Tháp, Cà Mau tưng bừng các hoạt động Tháng thanh niên Ngày 27/02, Tỉnh đoàn Đồng Tháp và Cà Mau ra quân sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên 2021 với chủ đề "Tự hào truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh". Trồng tre trên tuyến vành đai biên giới huyện Tân Hồng. - Ảnh: TĐ ĐT Tại xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ...