Đồng Tháp: Nới lỏng đến đâu, quản lý, kiểm soát chặt đến đó
Từ 0 giờ ngày 16/9, Đồng Tháp tiến hành nới lỏng giãn cách xã hội đối với 8/12 huyện, thành phố.
Đồng Tháp vừa thông báo nội dung quán triệt Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong tình hình mới tại hội nghị giao ban về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tối 15/9.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Văn Thắng vừa thông báo nội dung quán triệt Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới tại hội nghị giao ban về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tối 15/9.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 16/9, Đồng Tháp tiến hành nới lỏng giãn cách xã hội đối với 8/12 huyện, thành phố trên địa bàn như sau:
Thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự và các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình sẽ thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ, có áp dụng một số quy định ở mức cao hơn, đến hết ngày 30/9/2021.
Ảnh minh họa
Thành phố Sa Đéc và các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cho đến khi kiểm soát được tình hình dịch COVID-19.
Quán triệt Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Thắng cho biết, thông báo kết luận nêu rõ 3 mục tiêu cần tổ chức thực hiện có hiệu quả là kiểm soát được dịch COVID-19; thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất và giảm tối đa số ca tử vong.
Video đang HOT
Đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn triển khai hiệu quả tinh thần “mỗi xã, phường là một pháo đài,” mỗi người dân là một “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch COVID-19.
Thực hiện tốt giãn cách xã hội, duy trì hoạt động của các chốt, trạm kiểm soát dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh, các khu vực giáp tỉnh bạn và các chốt, trạm nội tỉnh của các huyện, thành phố, chú trọng chốt kiểm soát chặt chẽ ở địa bàn các xã, khu vực có nguy cơ cao… để bảo đảm thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhanh chóng ban hành các quy định, hướng dẫn các địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn mới.
Đảm bảo yêu cầu cao nhất trong các hoạt động là an toàn sức khoẻ của người dân. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tầm soát, xét nghiệm để kịp thời phát hiện, sàng lọc triệt để các trường hợp F0 trong cộng đồng.
Đến ngày 30/9, 100% đại diện hộ gia đình được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Đảm bảo công tác xét nghiệm theo định kỳ tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, các cơ sở thu dung điều trị F0, các trường hợp về từ vùng dịch, F0 sau điều trị, F1 sau cách ly, các doanh nghiệp “4 tại chỗ,” siêu thị, chợ, các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Mặt khác, củng cố, chấn chỉnh hoạt động các khu cách ly, khắc phục tối đa việc lây nhiễm chéo; theo dõi, quản lý chặt chẽ các trường hợp F0 sau điều trị, F1 sau cách ly, F1 cách ly tại nhà.
Sắp xếp, bố trí trang, thiết bị y tế bảo đảm công tác điều trị ở các khu vực. Hoàn thành khu hồi sức tích cực quy mô 40 giường tại Bệnh viện Phổi.
Thường xuyên kết nối, hội chẩn trực tuyến để tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế tuyến trên, kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, phải tổ chức các trạm y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn; triển khai “Túi thuốc an sinh” và các biện pháp hỗ trợ người dân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Song song đó, tiếp tục tổ chức việc cung ứng, vận chuyển, tiếp nhận, lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thuận lợi, không gây ách tắc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, tổ chức tiêm vaccine nhanh chóng, an toàn; chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…
Trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh cụ thể của từng địa phương, kịp thời điều chỉnh mức độ phù hợp; nới lỏng đến đâu thì quản lý, kiểm soát chặt chẽ đến đó; đảm bảo đạt kết quả tốt nhất trong công tác phòng, chống dịch, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp nêu rõ.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Đồng Tháp, so với 4 lần giãn cách xã hội trước đó, trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 6-15/9, số ca nhiễm giảm rất sâu so với các giai đoạn trước, đặc biệt là số ca F0 trong cộng đồng giảm mạnh và đã có 5 huyện, thành phố hơn 14 ngày qua không có ca F0 trong cộng đồng và 12 ngày qua huyện Lấp Vò không có ca F0 trong cộng đồng.
Đây là một tín hiệu tích cực trong công tác phòng, chống dịch của tỉnh.
Qua thời gian thực hiện Chỉ thị 16 giai đoạn 5 (từ ngày 6 – 15/9), theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đồng Tháp đã từng bước kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19.
Toàn tỉnh hiện có 90 khu vực đang phong tỏa; có 106 “vùng xanh” do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và 1.060 “vùng xanh” do Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
Công tác quản lý địa bàn chặt chẽ hơn, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người dân được duy trì, đẩy mạnh với nhiều cách làm hiệu quả; số ca nhiễm giảm sâu, nhất là số ca F0 trong cộng đồng; tỷ lệ ca tử vong giảm nhẹ; hoạt động sản xuất từng bước được khôi phục, thích ứng với tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp duy trì sản xuất “4 tại chỗ,” tạo điều kiện, hỗ trợ nông dân duy trì sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Đồng Tháp hỗ trợ tiêu thụ hơn 37 nghìn tấn nông sản cho dân
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã chủ động triển khai đến các địa phương về phương pháp kết nối với Tổ công tác 970 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với Sở Công Thương nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và thông báo đến các hợp tác xã, hội quán trên địa bàn tỉnh để liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân trong mùa dịch.
Nông dân Đồng Tháp thu hoạch lúa Hè Thu. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Đến nay các cơ sở, tổ hợp tác, hợp tác xã được giới thiệu tiêu thụ nông sản ở 82 cơ sở kinh doanh; trong đó, có 24 cơ sở thu mua rau củ quả, 26 cơ sở thu mua cây ăn trái, 25 cơ cở thu mua thủy sản 6 cơ sở thu mua lúa gạo.
Từ cuối tháng 7 đến nay, tổng sản lượng tiêu thụ hơn 37 nghìn tấn rau củ quả, trái cây và thủy sản các loại. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động kết nối với Tổ công tác 970 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên trang web https://htx.cooplink.com.vn để tiêu thụ với các đơn vị, doanh nghiệp cần mua; đồng thời, hỗ trợ đăng 35 thông tin bán nông sản của các hộ nông dân trong tỉnh gồm nhiều mặt hàng.
Vừa qua, Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp liên kết và tiêu thụ cho nông dân nhiều combo nông sản thông qua nhà phân phối Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị như: combo sống khỏe với giá 200 nghìn đồng/5 món/13kg, combo hạnh phúc giá từ 100-120 nghìn đồng/4 món/6-8kg, combo tăng cường sức đề kháng giá 250.000 đồng/4 món với các loại nông sản như cam xoàn, khoai môn, chanh, ổi, xoài, mật ong, sả, gừng, mướp đắng, dưa leo... Sản phẩm thủy sản có combo tăng cường thể chất với giá từ 430-530 ngàn đồng với nhiều loại gồm: cá tra, lươn, ếch, tôm thẻ, tôm càng xanh, cá điêu hồng, cá rô.
Ngoài ra, Hội nông dân tỉnh còn có bảng giá 23 loại nông thủy sản khác khi khách hàng có nhu cầu kết nối, tiêu thụ. Theo bà Phan Thị Kim Nhung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, chương trình kết nối bán hàng nông sản theo combo được triển khai nhằm góp phần giảm ùn ứ nông sản cho nông dân trên địa bàn; đồng thời, hỗ trợ người dân các tỉnh, thành gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 có thể tiếp cận nguồn thực phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.
Cùng đó, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh cũng phối hợp với các Huyện đoàn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trong mùa dịch. Chị Huỳnh Châu Yên - Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Đồng Tháp cho biết, nhiều mặt hàng nông sản ùn ứ của nông dân được hỗ trợ tiêu thụ, góp phần giúp người nông dân thu hồi vốn, tiếp tục tái sản xuất. Sau hơn 4 đợt kết nối, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân trên 45,7 tấn nông sản và hơn 17 ngàn quả trứng vịt, gà với tổng trị giá khoảng 781 triệu đồng. Không chỉ dừng lại đó, nhiều đơn vị và cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh còn mua nông sản ủng hộ cho các bếp ăn tập thể tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn.
Đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 12/12 huyện, thành phố thành lập Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Các Tổ đã hỗ trợ nông dân, hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã tiêu thụ nông sản; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, thu hoạch của thương lái, doanh nghiệp thu mua,vận chuyển nông sản tại địa phương. Sở Thông tin truyền thông tỉnh Đồng Tháp cũng đã hỗ trợ hợp tác xã, hội quán và nông dân tham gia sàn điện tử Postmart.vn, voso.vn để tiêu nhãn, cam, quýt và khoai môn.
Ngày 8/9 vừa qua, Sàn giao dịch thương mại điện tử Market.nhovn.com (Market NHO) đã giới thiệu hỗ trợ cấp miễn phí cấp mã QR Code nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối đầu ra cho sản phẩm thực phẩm và nông sản; kết nối đầu vào nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản; tìm mua các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận bởi tiêu chuẩn chất lượng. Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều cửa hàng, công ty... phải đóng cửa nhưng gian hàng tại Sàn Market NHO được hoạt động xuyên suốt 24/24.
Hải quân vùng 2 hỗ trợ Đồng Tháp vận chuyển nông sản đi TP Hồ Chí Minh tiêu thụ Ngày 6/9, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tiếp tục đến Đồng Tháp hỗ trợ vận chuyển miễn phí nông sản, nhu yếu phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đi TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Khoảng 150 tấn nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được vận chuyển lên...