Đồng Tháp báo cáo Phó thủ tướng: 15 đám tang lây hơn 200 ca COVID-19
Đây là một trong nhiều ví dụ được bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nêu ra để trả lời câu hỏi vì sao ca nhiễm ở Đồng Tháp cứ lai rai, dịch giảm chậm?.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi thăm một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Đồng Tháp – Ảnh: TIẾN LONG
Câu hỏi này được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác đặc biệt với tỉnh Đồng Tháp chiều 17-9.
Có cách nào để dịch giảm nhanh hơn?
Mở đầu buổi làm việc, Phó thủ tướng đánh giá nhìn biểu đồ thì xu hướng dịch của Đồng Tháp có chiều hướng giảm, nhưng giảm chậm.
Ông Đam yêu cầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đánh giá và đặt câu hỏi “có cách nào để làm cho dịch bệnh tại Đồng Tháp giảm nhanh hơn không?”.
Trả lời Phó thủ tướng, ông Bửu cho biết trải qua ba lần xét nghiệm diện rộng, tỉ lệ ca F0 trên số mẫu tại Đồng Tháp đã giảm từ 0,059% ở đợt 1 xuống còn 0,02% ở đợt 2 và còn 0,014% ở đợt 3.
Sắp tới Đồng Tháp sẽ xét nghiệm đợt 4, chắc tiếp tục giảm. Năng lực xét nghiệm của Đồng Tháp hiện khoảng 6.500 mẫu/ngày, có ngày cao hơn, theo ông Bửu là đáp ứng đủ.
Tuy nhiên, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá lẽ ra tỉ lệ này phải còn giảm mạnh hơn nếu việc sàng lọc tầm soát tốt hơn nữa.
Video đang HOT
“Có lẽ do giãn cách quá rộng, chưa hiệu quả, ngoài chặt trong lỏng. Nhà dân san sát nhau, thiếu chai nước tương, chai dầu ăn lại qua xin nhau nên không chặn lây lan được triệt để. Đó là thất bại trong giãn cách”, ông Bửu nói.
Tiếp nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong nói thêm có lý do bỏ sót trong xét nghiệm, thứ hai là kiểm soát người ngoài tỉnh về gần đây có lúc chưa chặt.
Ông Phong nêu ngay ví dụ về việc 15 đám ma, trong đó có đám ma của người mất được đưa từ TP.HCM về, đã làm lây lan hơn 200 ca dương tính.
“Đó là lý do vì sao Đồng Tháp cứ lai rai dính miết. Nếu mình làm siết với nhau thật mạnh thì không như vậy, còn năng lực y tế Đồng Tháp không thua ai trong Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Phong thẳng thắn.
Ông Lê Quốc Phong cũng đánh giá có tình trạng lây chéo trong khu cách ly. Nhất là giai đoạn đầu, đưa người vào cách ly cấp tập, không phân loại kịp nên lây lan nhiều. Rồi có việc nhân nhượng đưa gia đình vào cùng một phòng, trong khi nguy cơ mỗi người là khác nhau.
Hoặc có cả những khu cách ly không đủ thoáng khí, như ở huyện Châu Thành khu cách ly hơn 44 người thì hai tuần mắc hết, do cách ly trong một khu nhà sinh hoạt văn hóa không có đủ cửa sổ, bị bít kín… Đó là vì sao Đồng Tháp cứ “lai rai, lầy nhầy” không kết thúc được.
Không chỉ Đồng Tháp mà các tỉnh trong khu vực, luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị tình huống mở ra rồi nhưng phải liên tục trực chiến vì dịch có thể trở lại bất cứ khi nào. Nếu dịch quay lại phải phát hiện thật nhanh, sau đó khoanh lại dập dịch. Cảnh giác thật cao, khoanh vùng thật nhanh, dập dịch thì không lan rộng ra. PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM
Tổ chức lại xét nghiệm, phong tỏa diện hẹp
Phó thủ tướng đánh giá một tháng nay Đồng Tháp dần kiểm soát được tình hình dịch bệnh, 2 tuần gần đây số ca F0 cộng đồng giảm. Ông Đam lần nữa nói đến việc thời gian giãn cách xã hội tương đối lâu, lực lượng chống dịch, nhân dân và doanh nghiệp cũng mệt mỏi.
Do vậy, ông đề nghị Đồng Tháp tranh thủ thời gian xét nghiệm, phát hiện sớm, bóc tách F0 để điều trị sớm, nhanh chóng quay lại sản xuất. Trong đó, ông Đam lưu ý Đồng Tháp phải kiểm tra chặt chẽ hơn người về vùng dịch bất kể hình thức nào.
Ông nhấn mạnh Đồng Tháp phải quán triệt tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để bất kỳ ai về cũng phải khai báo. Nếu để sót lọt, không chỉ cấp ủy, công an mà các gia đình cũng phải chịu trách nhiệm.
Phó thủ tướng lưu ý Đồng Tháp chấn chỉnh việc cách ly tập trung, hạn chế việc lây chéo. Tại hơn 80 khu phong tỏa hiện nay, Đồng Tháp cần sáng tạo tổ chức lại việc xét nghiệm, phong tỏa diện hẹp.
Nếu chưa xác định được tạm thời phong tỏa rộng, sau đó xét nghiệm nhiều lần. Khu nào xanh thì dần mở lại hoạt động, tinh thần từng bước chắc chắn, nhưng cũng phải mạnh dạn.
“Hiện nay dịch đã nhiễm sâu rồi, việc đặt ra hàng đầu là sẵn sàng cả hệ thống chống dịch, chỉ đến khi cả nước hết dịch mới hết trực chiến. Luôn luôn tuyên truyền người dân dù xanh rồi cũng phải 5K. Chuẩn bị sẵn sàng năng lực xét nghiệm, kể cả khi dịch ổn rồi vẫn phải tầm soát trong cộng đồng định kỳ”, ông Đam nhấn mạnh.
Đồng Tháp đề xuất thí điểm cách ly F1 tại nhà
Thí điểm cách ly F1 tại nhà được lãnh đạo Đồng Tháp đề xuất trong bối cảnh nhiều ổ dịch bùng phát, với 306 ca dương tính nCoV, trong 12 ngày.
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 5/7 lãnh đạo Đồng Tháp đề xuất như trên nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung trên tinh thần "phát hiện F0 ở đâu, phong tỏa cục bộ ở đó, giữ chặt, không làm quá rộng".
Đồng Tháp trong ngày hôm nay phát hiện thêm 96 ca nghi Covid-19, nâng tổng số ca của tỉnh này lên 307. Riêng từ ngày 24/6 đến nay, tỉnh ghi nhận 306 ca. Hiện, Bộ Y tế đã công bố 226 ca. Đồng Tháp cũng ghi nhận 3 ca tử vong do Covid-19, tất cả đều có nhiều bệnh nền nặng.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp cho biết tại, địa phương có 1.093 F1, 1.673 F2 và đang điều trị 228 ca. Tỉnh hiện có 4 "điểm nóng" với các ổ dịch: Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (130 ca); Xí nghiệp May 6 (xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc, 14 ca); UBND huyện Lấp Vò (4 ca); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành (49 ca).
Thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành đã áp dụng biện pháp chống dịch ở mức "nguy cơ rất cao", giãn cách xã hội 14 ngày. UBND huyện Lấp Vò cũng áp dụng biện pháp chống dịch ở mức "nguy cơ cao" tại xã Tân Khánh Trung, Định Yên và Bình Thạnh Trung. Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc đang bị cách ly y tế vì vẫn xuất hiện các ca nhiễm và là ổ dịch tiềm ẩn nguy cơ rất lớn.
Các địa phương đã chuẩn bị phương án cách ly F1 tại chỗ và áp dụng biện pháp tương ứng với "nguy cơ" cho toàn tỉnh; "nguy cơ cao" cho huyện Lai Vung, Lấp Vò; "nguy cơ rất cao" cho TP Sa Đéc và huyện Châu Thành.
Lãnh đạo tỉnh cho biết, cùng với việc bố trí thêm máy xét nghiệm mới để nâng công suất từ 600 mẫu đơn lên 1.200 mẫu đơn một ngày, lực lượng phòng chống dịch của địa phương được tập huấn, thiết kế lại quy trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả...
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc bị phong tỏa từ ngày 24/6. Ảnh: Ngọc Tài
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, diễn biến dịch ở Đồng Tháp chưa quá phức tạp nên cần thực hiện bài bản ngay từ đầu và đồng bộ các giải pháp từ phát hiện sớm, truy vết nhanh, truy vết đến đâu lấy mẫu, xét nghiệm đến đó nhằm phát hiện F0, ngăn chặn nguồn lây nhiễm.
Bên cạnh đó phải xét nghiệm trên diện rộng tại những nguồn nguy cao như bệnh viện, chợ, nơi người về từ vùng dịch... để có dữ liệu phân tích dịch bệnh. Tất cả các trường hợp có triệu chứng vào bệnh viện (sốt, ho, khó thở...) phải xét nghiệm ngay để sớm phát hiện ca chỉ điểm.
Ông cho rằng, Đồng Tháp phải nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm; huy động công an, chính quyền... vào cuộc truy vết thật nhanh để "đuổi kịp" được dịch; phong tỏa gọn và chặt phù hợp với địa bàn, không nên phong tỏa rộng; xem xét hạn chế những hoạt động đông người và có nguy cơ lây lan dịch cao trong cộng đồng...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Đồng Tháp phải phấn đấu trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ. Tỉnh cần kết hợp hài hòa giữa test nhanh và xét nghiệm PCR phù hợp với từng đối tượng, nhanh chóng phát hiện F0, kịp thời ngăn chặn dịch lây ra cộng đồng.
Đồng thời, tỉnh phải quản lý chặt chẽ, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung; thực hiện các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào các cơ sở điều trị, "không để thủng bệnh viện"...
Bộ Y tế đang thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà ở TP HCM, sau khi có đánh giá sơ bộ kết quả sẽ đề xuất cho triển khai toàn quốc. Tuy nhiên, với diễn biến dịch bệnh đang lây lan mạnh ở phía Nam, trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Bình Dương và Đồng Nai vừa qua, Thủ tướng cho phép hai tỉnh này thí điểm cách ly F1 để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Hiện, Bình Dương đã cho mỗi địa phương trong tỉnh triển khai thí điểm một trường hợp F1 cách ly tại nhà.
Đồng Tháp: Nới lỏng đến đâu, quản lý, kiểm soát chặt đến đó Từ 0 giờ ngày 16/9, Đồng Tháp tiến hành nới lỏng giãn cách xã hội đối với 8/12 huyện, thành phố. Đồng Tháp vừa thông báo nội dung quán triệt Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong tình hình mới tại hội nghị giao ban về...