Đồng sáng lập Apple “trải lòng” quyết định của Jobs
Sau khi Steve Jobs công bố quyết định lui bước để nhường vị trí CEO cho Tim Cook, rất nhiều người đã băn khoăn với những chủ đề về tương lai của Apple, về vị tân CEO hay rất nhiều thứ liên quan khác.
Người bạn lâu năm của Steve Jobs kiêm đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak. (Nguồn: Internet)
Trong bối cảnh thông tin về Jobs đang tràn ngập như vậy, người bạn lâu năm kiêm đồng sáng lập Apple với Jobs, Steve Wozniak đã lên tiếng “trải lòng” về lời chia tay gây chấn động vừa qua, mang tới một góc nhìn khác biệt với những gì mà mọi người vẫn thường được đọc trong những ngày gần đây.
Video đang HOT
Wozniak bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với trang BYTE: “Steve đã phải hy sinh quá nhiều để làm nên một Apple như ngày hôm nay. Cả ngày lẫn đêm, anh ấy cống hiến sức khỏe và tinh thần cho những bước đi thành công của Apple. Bạn có thể tưởng tượng được sức ép và những đòi hỏi của công việc nặng nề đến thế nào với Jobs không? Giờ là lúc anh ấy cần có khoảng thời gian cho riêng mình. Steve xứng đáng được tận hưởng điều đó.”
Trả lời câu hỏi rằng liệu Apple có đứng vững được không khi đã mất đi vị CEO huyền thoại, Wozniak cho rằng: “Bạn đừng quên bên cạnh Steve luôn có những cộng sự tuyệt vời đang phục vụ cho Apple. Họ vẫn đang đảm nhiệm vai trò của mình như trước đây. Văn hóa cốt lõi của Apple sẽ không thay đổi dù cho Steve đã rút lui, bởi đội ngũ nhân sự tinh nhuệ đã thực sự thấm nhuần những cảm hứng và phong cách làm việc mà Steve truyền cho họ.
“Cỗ máy” Apple đã được xây dựng hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục đi tới thành công”./.
Theo TTXVN
Steve Jobs bị chê là "kẻ chi li"
Ai là vị Giám đốc điều hành đầu tiên của Apple? Nếu bạn nhanh nhảu trả lời là Steve Jobs, thì đó chính xác là một sự nhanh nhảu đoảng. Khi Jobs và Steve Wozniak sáng lập ra Apple vào năm 1976, họ đã phải nhờ một người làm CEO cho "đứa con" của mình. Michael Scott chính là nhân viên thứ năm và cũng là vị Giám đốc điều hành đầu tiên của Apple.
Trong một bài phỏng vấn mới đây với tờ Business Insider, Scott đã hồi tưởng về những ngày đầu của Quả táo, khi hãng còn chưa là "cái đinh gì trên bản đồ công nghệ thế giới", còn Jobs thì cư xử chẳng khác gì một anh chàng sinh viên ở tuổi đôi mươi. Chỉ có điều, "anh ta vẫn đòi hỏi khắc nghiệt và tự tôn y như bây giờ, thậm chí còn có phần hơn, do sự bốc đồng và ngông cuồng của tuổi trẻ".
"Anh ta thậm chí còn chi li hơn cả bây giờ. Khi phải nghĩ ra thân máy cho Apple II, với hai màu be và xanh lá cây, tất cả các tông chuẩn của màu be trên thế giới (phải có cả ngàn tông ý) đều không hợp ý Jobs. Vì thế chúng tôi đã phải tự nghĩ ra cái gọi là "màu be của Apple" rồi mang đi đăng ký bản quyền". Mặc dù vậy, Scott tỏ ra rất nể sự chi li và tỉ mỉ, tiểu tiết này của người bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, Scott vẫn mô tả Jobs là một người quản lý nhân viên cực tồi. Những năm đầu, Jobs không được phép phụ trách nhiều người vì ông hầu như chẳng quan tâm gì đến việc phỏng vấn nhân viên, tăng lương hay các chế độ chăm sóc ý tế.
Bên cạnh đó, việc mặc cả đến mức "cò kè bớt một thêm hai" khét tiếng của Jobs cũng khiến Scott nhớ mãi. "Chúng tôi đang thương lượng về giá linh kiện gần xong thì vào phút chót, Steve xộc vào, đập tay lên bàn rồi đòi đối tác phải giảm cho 1 penny. Đương nhiên là họ giảm ngay vì 1 penny thì có đáng gì. Nhưng sau đó, Steve sẽ reo cẫng lên một cách đắc thắng với những người còn lại rằng "Này, các anh đã chẳng làm tốt việc của mình vì chẳng đòi họ giảm cho được đồng nào".
Nhưng bất chấp những thông tin mà báo chí liên tục đăng tải gần đây về "nội tình" và những gì thực sự diễn ra đằng sau bốn bức tường của đại bản doanh Apple, Quả táo vẫn là một thành công khổng lồ mà bất cứ một công ty công nghệ nào cũng phải ngưỡng mộ. Hãng có tốc độ tăng trưởng (cả về con người lẫn diện tích) cứ như thể định luật Moore, với cứ mỗi ba tháng lại đông gấp đôi và rộng gấp đôi, trong vòng 5 năm hoạt động đầu tiên.
"Năm cuối cùng tôi còn làm CEO ở đó, chúng tôi còn buộc phải thuê cả lao động thời vụ vì không kịp tuyển người cho kịp với tốc độ mở rộng diện tích. Chúng tôi thậm chí còn trả phí để các chuyên gia săn đầu người tạm biến thành nhân viên của Apple cơ đấy", Scott nhớ lại.
Cuối cùng, Scott bị "đá" khỏi vị trí CEO vào năm 1981 sau khi sa thải tới 40 nhân viên Apple chỉ trong một ngày. Thay thế Scott là Mike Markkula, cũng chính là người trước đây đã đứng ra thuê ông. Scott chính thức rời bỏ Apple vào ngày 10//7 năm đó.
Theo VietNamNet
Khám phá danh tính và hiện tại 10 người đặt nền móng đế chế Apple Hãy cùng đi tìm hiểu về 10 cái tên đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên đế chế trị giá 300 tỷ USD. Apple không giống như các công ty lớn khác trên thế giới, dường như toàn bộ danh tiếng của họ gắn liền với một cái tên: Steve Jobs. Đó là sự thật không thể bàn cãi, Jobs...