Đông nghẹt người tại các cơ sở tiêm chủng: Nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh
Sau khi cách ly xã hội được nới lỏng, nhiều điểm tiêm chủng đã lại mở cửa để phục vụ người dân. Điều đáng nói là tại các địa điểm này, tình trạng chen chúc, đông nghẹt người lại diễn ra tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm ngay chính ở các cơ sở tiêm chủng.
Điểm tiêm chủng ở Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh (đường Trường Chinh, Hà Nội), ảnh chụp sáng 26.4. Ảnh: Thảo Dung
Nhiều điểm tiêm chủng đông nghẹt người
Hướng tới tuần lễ tiêm chủng thế giới (ngày 24-30.4), WHO và UNICEF kêu gọi các nhà chức trách y tế từ cấp trung ương đến địa phương, gia đình và cộng đồng đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo tiêm chủng thiết yếu cho trẻ em trong thời điểm đại dịch, không chùn bước trong cuộc chiến chống các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Theo dữ liệu thu thập trên phạm vi toàn cầu, hơn 117 triệu trẻ em có nguy cơ bỏ lỡ tiêm phòng sởi do đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tỉ lệ tiêm chủng đã bắt đầu sụt giảm và các ca mắc sởi, ho gà xuất hiện trong quý I/2020. Đó quả thực là những con số biết nói về thực trạng tiêm chủng trong thời kỳ dịch bệnh.
Tại Việt Nam, từ ngày 1.4 đến ngày 24.4, do thực hiện giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tạm ngừng tiêm chủng trên toàn quốc. Ngày 25.4, hoạt động tiêm chủng lần đầu tiên hoạt động trở lại sau gần 1 tháng tạm ngừng.
Do vậy, sau chuỗi ngày im ắng do dịch COVID-19, sáng 26.4, Trung tâm Tiêm chủng 131 Lò Đúc – Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế) đón khá đông phụ huynh đưa con đi tiêm phòng vaccine. Trung tâm đã thiết lập những quy trình cụ thể về việc sàng lọc và khai báo y tế. Theo đó, điểm tiêm chủng bố trí theo hình thức một chiều, từ đón tiếp, khám phân loại, tư vấn, tiêm chủng và chờ theo dõi sau tiêm. Tất cả người đưa trẻ đi tiêm chủng đều được đo thân nhiệt trước khi vào điểm tiêm.
Video đang HOT
Anh Đức Huy (Minh Khai, Hà Nội) cho biết: “Do đang trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, khi gia đình quyết định đưa con đi tiêm phòng cũng có chút lo lắng nhưng chúng tôi xác định mình đang phòng dịch chủ động. Nếu như không đưa con đi tiêm, chúng tôi còn lo lắng hơn”.
Từ tận Hưng Yên lên Hà Nội tiêm chủng cho bé 9 tháng tuổi, chị Thanh Hương cho hay vì lo sợ dịch bệnh nên quá lịch tiêm cả tháng nhưng không dám cho đi tiêm. “Khi dịch bệnh có chiều hướng giảm nhiều ngày liền không có ca mắc mới nên vợ chồng tôi mới đưa cháu đi tiêm. Tôi ý thức được là tiêm vaccine cho trẻ cực kỳ quan trọng. Để phòng dịch COVID-19, chúng tôi ngồi giãn cách, lúc di chuyển lên Hà Nội đi xe riêng” – chị Hương nói.
Đồng quan điểm, anh Hồng Duy (Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi lo nhưng chiến dịch chống COVID-19 ở Việt Nam đang có kết quả tốt. Việc đưa con đi tiêm vaccine là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ”.
Mặc dù đã có quy chuẩn các điểm tiêm chủng sẽ hẹn tiêm chủng theo giờ, mỗi thời điểm không quá 20 trẻ đến tiêm chủng, tuy nhiên theo phản ánh của người dân, bên cạnh những trung tâm tiêm chủng thực hiện quy củ các biện pháp phòng dịch thì nhiều phòng tiêm vẫn đông kín người. Anh Ph.Ng.L (Hà Nội) nói rằng: “Sáng nay (26.4), tôi đưa vợ đang mang bầu đi tiêm phòng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh và mật độ rất đông. Nếu như đợt trước, người ta lo sợ không dám đi tiêm thì nay lại khá chủ quan, người san sát chen chúc không giãn cách. Tôi không cần khai báo y tế nhưng cũng được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay. Quá trình phải mất đến hơn 2 tiếng rưỡi từ lúc bắt đầu đo thân nhiệt đến lúc làm thủ tục tiêm xong cho bé”.
Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng
Theo bà Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, kê từ đâu năm nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đên hoạt động TCMR. Kêt quả tiêm chủng mở rộng của quý I/2020 chỉ đạt 70% so với kê hoạch đặt ra. Từ đây, bà Hồng đánh giá, nguy cơ xảy ra ca bệnh sởi, ho gà, bạch hầu… ở trẻ em nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và tiêm chủng muộn so với lịch tiêm chủng.
Sau thời gian tạm dừng hoạt động tiêm chủng kê từ ngày 1.4.2020 thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, được sự đông ý của Bộ Y tê, ngày 22.4.2020, dự án TCMR đã có công văn sô 517/VSDTTƯ-TCQG gửi đên các địa phương vê việc tiêp tục triên khai hoạt động tiêm chủng tại các địa phương thuộc nhóm có nguy cơ thâp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất gián đoạn hoạt động tiêm chủng thường xuyên.
“Tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR, tránh trì hoãn tiêm chủng thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà có vaccine phòng bệnh” – bà Hồng nhấn mạnh.
Nói về các biện pháp an toàn cho tiêm chủng trong dịch COVID-19, lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: “Một lưu ý quan trọng là thực hiện sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng. Đối với những trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đưa trẻ đi đến điểm tiêm chủng. Người đưa trẻ đi tiêm chủng phải đảm bảo không có các dấu hiệu ho, sốt nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 trong vòng 14 ngày. Các trạm y tế tăng cường thêm phòng để tổ chức tiêm chủng, đặc biệt là phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng phải đủ rộng để đảm bảo khoảng cách giữa các bé là 2m”.
Nói về việc, một số địa điểm tiêm chủng có tình trạng tập trung đông người, không thực hiện giãn cách theo đúng quy định, bà Hồng cho nói rằng, do số lượng địa điểm tiêm chủng lên đến hàng nghìn điểm phân tán tại các tỉnh thành nên công tác kiểm tra khá khó khăn. Tuy nhiên, sau phản ánh của báo chí, viện sẽ có giám sát và kiểm tra, đồng thời nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng theo nguyên tắc giãn cách xã hội.
PHẠM DUNG – THẢO ANH
Công tác tiêm chủng được triển khai như thế nào trong bối cảnh dịch Covid-19?
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có văn bản gửi trung tâm kiêm soat bênh tât, trung tâm y tê dư phong của 63 tinh, thanh phô về việc triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên trong thời gian dịch Covid-19.
Ảnh minh họa
Dư an Tiêm chủng mở rộng - Viên Vê sinh dich tê trung ương đa xây dưng hương dân tô chưc tiêm chung thương xuyên trong bôi canh dich Covid-19. Cụ thể, đối với các tinh, thanh phô thuôc nhom có nguy cơ thấp, thực hiện công tác tiêm chủng thường xuyên, bảo đảm an toan tiêm chung và cac biên phap phòng, chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo quy đinh.
Đối với các tinh, thanh phô thuộc nhóm có nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, bảo đảm trẻ được tiêm đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên.
Các tỉnh, thành phố sẽ cập nhật tình hình, mức độ nguy cơ dịch Covid-19 theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, khi thuộc nhóm có nguy cơ thấp sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên, hạn chế ngắn nhất thời gian gián đoạn tiêm chủng và bảo đảm đúng quy định về phòng, chống dịch.
Các buổi tiêm chủng được tổ chức bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn của dự án Tiêm chủng mở rộng, đồng thời các địa phương lưu ý các hướng dẫn lập kế hoạch buổi tiêm chủng. Cụ thể, lập danh sách đối tượng đến tiêm theo khung giờ bảo đảm không quá 20 ngươi/điểm tiêm chủng trong cung thơi điêm va không qua 50 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.
Mặt khác, sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng. Đối với những trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm. Người đưa trẻ đi tiêm chủng phải không có các dấu hiệu ho, sốt..., nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 trong vòng 14 ngày.
Tại các điểm tiêm chủng, bố trí vị trí chờ thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng. Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng. Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng 30 phút để bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng. Lưu ý, tại các điểm tiêm chủng, không sử dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng.
Ngoài ra, tổ chức số buổi tiêm chủng thường xuyên trong tháng. Có thể tăng số buổi tiêm thường xuyên, triển khai thêm điểm tiêm chủng ngoài trạm tại các thôn, bản để giãn cách đối tượng, đồng thời lưu ý tổ chức tiêm bù vắc xin sớm nhất cho các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ trước đó. Bảo đảm cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư cho các điểm tiêm chủng, tránh để tình trạng cha mẹ trẻ phải đi lại nhiều lần do thiếu vắc xin.
Cán bộ y tế, đối tượng tiêm chủng và cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Điều phối, tăng số buổi tiêm phù hợp sao cho không quá số lượng đối tượng trong mỗi buổi tiêm chủng theo quy định. Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày, cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.
Thu Trang
Những mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng Tiêm chủng là cách tạo miễn dịch chủ động nhờ đưa vào cơ thể trẻ các loại vacxin. Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ (viêm gan B, lao, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm não Nhật Bản,...) sẽ giúp trẻ phòng tránh hiệu quả những căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng...