Đông Nam Á: Những đổi mới công nghệ đơn giản nhưng giải quyết các vấn đề lớn
Bằng cách bản địa hóa một số sáng kiến và sử dụng nguồn lực sẵn có, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề mà hàng triệu người dân trong khu vực đang phải đối mặt…
Người ta thường nói rằng sáng tạo là nghĩ ra những điều mới, còn đổi mới là thực hiện những điều mới. Trong bối cảnh thế giới ngày càng tập trung vào các công nghệ tiên tiến và những gã khổng lồ tại thung lũng Silicon luôn dùng từ “sáng tạo” cho mỗi sản phẩm được phát hành, có lẽ chúng ta đã hiểu sai định nghĩa cơ bản của từ này.
Đổi mới không nhất thiết phải là một công nghệ đột phá hay một giải pháp được thiết kế quá cầu kỳ. Thông thường, đó là giải pháp đơn giản nhất để giải quyết các vấn đề khó khăn nhất.
Với tổng dân số hơn 683 triệu người và những thách thức to lớn trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải và thực phẩm, Đông Nam Á độc đáo ở chỗ các giải pháp cho một số vấn đề ở một quốc gia cũng thường xuyên được nước bạn láng giềng áp dụng.
Dưới đây là một số ví dụ nổi bật về cách người dân Đông Nam Á đưa ra các giải pháp sáng tạo giải quyết thách thức trong nhiều lĩnh vực/ ngành công nghiệp. KrASIA làm rõ thông điệp, đổi mới không có nghĩa là tạo ra điều tốt nhất, đôi khi đó là xác định rõ một vấn đề và giải quyết bằng các nguồn lực sẵn có.
VERTICAL FARMING SINGAPORE
Là một quốc gia khan hiếm đất đai với ít tài nguyên thiên nhiên, Singapore hiện sản xuất ít hơn 10% lương thực tiêu thụ toàn quốc. Trong một quốc đảo nhỏ bé đầy những tòa nhà chọc trời, Singapore đã thực hiện giải pháp rất đơn giản: xây dựng những khu vườn trên mái nhà hoặc vườn treo bên ngoài các tòa nhà, được gọi là “canh tác theo chiều dọc” hay “trang trại thẳng đứng”. Các công ty như Sky Greens đang đi đầu trong ngành công nghiệp này, tuyên bố hệ thống canh tác theo chiều dọc của họ mang lại sản lượng trên một đơn vị diện tích cao gấp năm đến mười lần so với các trang trại truyền thống ở Singapore.
TRỒNG VI TẢO BẰNG KHÍ THẢI CARBON (CO2) THÁI LAN
Video đang HOT
Ở một đất nước cũng tràn ngập các tòa nhà cao tầng và không gian mái trống, EnerGaia, một công ty khởi nghiệp công nghệ sạch của Thái Lan, đã quyết định sử dụng không gian có sẵn để trồng vi tảo bằng khí thải carbon. Vi tảo vừa là nguồn năng lượng sinh học đầy tiềm năng vừa có giá trị dinh dưỡng cao.
Nghe có vẻ điên rồ, nhưng một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Quốc tế Maejo về Truyền thông Môi trường và Năng lượng nhận định rằng việc bổ sung CO2 trong quá trình trồng vi tảo thực sự khiến loài này phát triển nhanh hơn. Quá trình cũng góp phần giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.
CHAI ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI – PHILIPPINES
Đối với các thị trấn nhỏ và thiếu thốn cơ sở hạ tầng điện, gần như Philippines đã không thể phát triển một giải pháp đơn giản và hiệu quả nào để cung cấp đủ ánh sáng, cho đến khi doanh nghiệp xã hội Liter of Light xuất hiện. Dự án chiếu sáng năng lượng mặt trời sử dụng chai nhựa tái chế chứa đầy dung dịch nước và thuốc tẩy, đặt trên mái nhà, giúp phân tán ánh sáng mặt trời vào một khoảng không gian nhất định. Vào ban đêm, chai chạy bằng pin năng lượng mặt trời sẽ chiếu sáng phục vụ sinh hoạt người dân.
Liter of Light làm việc với các tình nguyện viên để dạy người dân địa phương cách tự sản xuất và lắp đặt các chai nhựa. Hơn 145.000 hộ gia đình đã được hưởng lợi từ giải pháp sáng tạo này, với tiềm năng giúp đỡ hơn 125 triệu người trên khắp Đông Nam Á sống ngoài lưới điện năng lượng.
LƯỚI ĐIỆN SIÊU NHỎ TÍCH HỢP MYANMAR
Myanmar là một trong những quốc gia có tỷ lệ điện khí hóa thấp nhất ở châu Á (chỉ khoảng 56%). Điều này chủ yếu là do nhiều người dân Myanmar sống ở các vùng nông thôn không có quyền truy cập vào lưới điện chính. Để giải quyết vấn đề này, Yoma Micro Power có trụ sở tại Singapore đã nảy ra một ý tưởng sáng tạo đó là thiết kế và phát triển lưới điện siêu nhỏ, còn được gọi là những nhà máy điện phi tập trung tạo ra nguồn điện tại địa phương.
96% năng lượng thu được thông qua các tấm pin mặt trời, nhưng mỗi lưới điện cũng được trang bị một máy phát điện diesel đóng vai trò dự phòng khi không có đủ ánh nắng. Ngoài việc cung cấp nguồn năng lượng, lưới điện siêu nhỏ còn tạo ra lượng khí thải carbon ít hơn 22,5 tấn khi sản xuất cùng một lượng điện như một máy phát điện diesel.
Yoma Micro Power đã giúp cung cấp điện cho hơn 25.000 người dân tính đến năm 2022.
LỜI KẾT
Có thể thấy, nhiều giải pháp đơn giản cho các vấn đề gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên khắp Đông Nam Á đang được phát triển mỗi ngày. Chỉ khi chúng ta nhận ra rằng những ý tưởng sáng tạo không cần phải cầu kỳ hay phức tạp, chúng ta mới có thể bắt đầu giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có, thay vì chi hàng triệu USD cho định nghĩa giải pháp “đột phá”.
6 doanh nghiệp châu Á xây dựng tuyến cáp quang 6.000 km cho Đông Nam Á
Ba công ty Đông Nam Á và ba công ty Trung Quốc ký kết một hợp đồng liên doanh trị giá 300 triệu USD, xây dựng đường cáp ngầm dài 6.000 km trên biển Đông cho chuyển đổi số.
Cáp quang ngầm đáy biển. Ảnh minh họa Tech Wire Asia.
Hệ thống cáp quang biển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết nối cho hàng triệu người trên thế giới. Khi nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh ở Đông Nam Á, nhu cầu về những dịch vụ mạnh mẽ và tốt hơn đòi hỏi nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trên thực tế, nhu cầu về kết nối internet băng thông rộng, độ trễ thấp và dự phòng cao đang gia tăng ở Đông Nam Á, nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực dự báo sẽ tăng đến 363 tỉ USD vào năm 2025, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng thương mại điện tử và dân số kỹ thuật số ngày càng tăng.
Ở Đông Nam Á hiện đã có một số hệ thống cáp quang biển, đang cung cấp dịch vụ cho các trung tâm dữ liệu, các dịch vụ kết nối internet, v.v. Hiện có nhiều hệ thống cáp ngầm dự kiến sẽ được xây dựng trong những năm tới.
Các công ty Singtel của Singapore, China Telecom Global Limited (CTG), China Telecom Corporation (CTC), Globe Telecom, Inc. (Globe), DITO Tel Telecomnity Corporation (DITO) của Philippines và Unified National Networks Sdn Bhd (UNN) của Brunei đã ký kết hợp đồng liên danh trị giá 300 triệu USD xây dựng một hệ thống cáp quang biển dài 6.000 km, được gọi là Hệ thống Cáp Liên kết Châu Á (ALC).
Dự án đặt mục tiêu hoàn thành vào qúy 3 năm 2025, ALC có mục đích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á bằng giải pháp kết nối băng thông rộng Hong Kong SAR với Singapore, với Philippines, Brunei và Hải Nam, Trung Quốc.
Bill Chang, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Doanh nghiệp và Kinh doanh Trung tâm Dữ liệu Khu vực, Singtel cho biết, Đông Nam Á là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng tăng từ người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tăng tốc bởi hậu quả của đại dịch, người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng dựa vào những dịch vụ và giải pháp kinh doanh, yêu cầu kết nối băng thông rộng, tốc độ cao và độ trễ thấp hơn cho công việc, học tập hoặc giải trí.
Chang nhận xét: "ALC sẽ mang lại năng lực kết nối lớn hơn cho chuyển đổi số các ngành công nghiệp, mở ra nhiều cơ hội đổi mới, nâng cao hơn nữa trải nghiệm kỹ thuật số của người tiêu dùng Đông Nam Á và hỗ trợ tham vọng tăng trưởng khu vực.
Với tám cặp sợi quang trong lõi, hệ thống có thể truyền lên đến 18 terabit/giây (Tbps) trên mỗi cặp sợi quang, tương đương với việc tải xuống hơn 2.500 giờ video độ nét cực cao mỗi giây, ALC sẽ tăng thêm dung lượng và đa dạng tuyến vào các mạng hiện có, tăng cường khả năng ổn định cho lưu lượng truy cập Internet quốc tế qua Đông Nam Á.
Sơ đồ tuyến cáp ngầm (ALC) dài 6.000 km. Ảnh Singtel
ALC sẽ áp dụng thiết kế hệ thống cáp mở, giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp duy nhất, đối tác liên doanh nào, cho phép nâng cấp năng lực kịp thời để đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của nhà cung cấp dịch vụ.
Khi dự án hoàn thành, ALC sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng cáp quang biển mạnh mẽ của Singtel và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở Singapore và khu vực Đông Nam Á tận dụng mạng lưới, giải pháp và dịch vụ của Singtel, cũng như chuyên môn kỹ thuật về trung tâm dữ liệu khu vực để chuyển đổi các ngành công nghiệp, doanh nghiệp và tăng cường trải nghiệm mới cho người tiêu dùng .
Cáp ngầm là cơ sở hạ tầng thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện không có giải pháp thay thế khả thi nào tại thời điểm này, gần như 100% lưu lượng dữ liệu quốc tế mà các doanh nghiệp, tổ chức và xã hội sử dụng được vận chuyển và định tuyến hàng ngày thông qua những tuyến cáp ngầm đặt dưới đáy đại dương.
Trong liên danh xây dựng tuyến cáp quang, Singtel có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu và là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống cáp quang đáy biển của khu vực Đông Nam Á, hiện đang thực hiện hệ thống cáp quang đáy biển Đông Nam Á-Trung Đông-Tây Âu 6 ( SEA-ME-WE 6 ) dài 19.200 km kết nối nhiều quốc gia giữa Singapore và Pháp, dự kiến hoàn thành vào qúy 1 năm 2025.
Liên danh các doanh nghiệp có thể tận dụng dung lượng cáp trên 25 Tbps của Singtel và hơn 60 điểm hạ cáp (điểm tiếp bờ) do Singtel và các đối tác vận hành, những công ty có đường dẫn định tuyến cáp đa dạng đường dẫn chung cung cấp kết nối độ tin cậy cao và an toàn với hơn 70 điểm hiện diện (PoP) đến bất kỳ điểm đến nào.
Giảm về tấn công độc hại trên di động, song lây nhiễm vào hệ thống doanh nghiệp vẫn cao Số liệu thống kê mới nhất từ Kaspersky cho thấy, số lượng tấn công từ phần mềm độc hại di động trong khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu 2022 giảm so với cùng kỳm bao gồm cả Việt Nam. Song với chính sách sử dụng thiết bị cá nhân cho công việc dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vào hệ thống...