Đông Nam Á mua tàu ngầm thể hiện với ai?
Chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam đang trên đường về nước, Indonesia bắt đầu hợp tác chế tạo tàu ngầm với Hàn Quốc, Thái Lan thành lập bộ chỉ huy tàu ngầm… Vì đâu Đông Nam Á bước vào cuộc chạy đua này?
Lực lượng tàu ngầm của các nước ASEAN
Đầu tháng 1/2014, chiếc tàu ngầm tấn công đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội, ký hiệu HQ-182, thuộc lớp Kilo cải tiến do Nga chế tạo đã cập cảng Cam Ranh. Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên Hồ Chí Minh cũng đang trên đường về nước. Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc như vậy hồi năm 2009.
Những chiếc Kilo Nga bán cho Việt Nam có lượng giãn nước 4.000 tấn, chạy bằng động cơ diesel, được Hải quân Mỹ và NATO mệnh danh là “lỗ đen” giữa lòng đại dương. Tàu ngầm này có thể hoạt động lặng lẽ ngoài khơi, mang nhiệm vụ sẵn sàng đánh chặn và đánh chìm bất kỳ kẻ tấn công, xâm phạm nào.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên sở hữu tàu ngầm hiện đại. Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại được đưa vào biên chế từ năm 2009. Tàu ngầm lớp Scorpene được đánh giá là một trong những tàu ngầm điện – diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay. Trong chiến lược hiện đại hóa Hải quân của mình, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
Lễ tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam
Phía Singapore, hải quân nước này đã mua 4 chiếc tàu ngầm loại Challenger từ Hải quân Thụy Điển, biến chúng thành nền tảng triển khai hoạt động chiến đấu dưới mặt nước đầu tiên của nước này. Ngoài ra, Singapore cũng sở hữu 2 tàu ngầm loại Archer từ Thụy Điển.
Còn Thái Lan cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa hải quân của mình, trong đó mũi nhọn là phát triển hạm đội tấn công ngầm. Thái Lan cũng mới thành lập đơn vị chỉ huy tàu ngầm và giờ chỉ cần trang bị những chiếc tàu ngầm trên thực tế.
Câu chuyện bó đũa về thế trận tàu ngầm Đông Nam Á
Trong nhóm các quốc gia ASEAN, Indonesia là nước có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất. Indonesia đang tiến hành những bước đàm phán để mua về từ Nga 10 tàu ngầm lớp Kilo hoặc Amur. Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD. Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu ngầm (Năm 1981, Indonesia đã mua 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) mua của Đức).
Đồng thời, ông Silmy Karim, một trong các nhà lãnh đạo của Ủy ban chính sách quốc phòng thuộc chính phủ Indonesia cho biết, quốc hội Indonesia đã phê duyệt thanh toán 250 triệu USD cho công ty đóng tàu nhà nước PT PAL để xây dựng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Indonesia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) của Indonesia
Hợp đồng này được ký kết năm 2011 với công ty Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding và công ty Marine Engineering DSME trù định việc chế tạo 3 chiếc tàu ngầm có tổng trị giá vào khoảng 1,07 tỷ USD. Như vậy, Indonesia đã vượt các quốc gia cùng khu vực khi bắt tay vào tự chế tạo tàu ngầm cho mình, thay vì mua toàn bộ của nước ngoài.
Vì đâu?
Những động thái mua sắm, trang bị sức mạnh cho lực lượng ngầm của các quốc gia Đông Nam Á tạo cảm giác cả khu vực đang bước vào một cuộc chạy đua. Vì đâu những quốc gia nhỏ bé này phải tiến hành các bước “tích cốc phòng cơ” như vậy?
Tàu ngầm Việt Nam sẽ làm ‘thay đổi cán cân quân sự tại biển Đông’
Trước hết, Đông Nam Á là một khu vực có giá trị địa chính trị về hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, án ngữ tuyến đường huyết mạch hàng hải Đông Tây hiện tại. Đồng thời, các quốc gia của khu vực này hầu hết đều là các quốc gia biển, do đó, nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh hải là điều hoàn toàn bình thường và cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện những quốc gia này đã có những sự phát triển đáng ghi nhận về tiềm lực kinh tế.
Tuy nhiên, điều khiến cả Đông Nam Á phải bước vào cuộc tăng cường sức mạnh quốc phòng, không đơn thuần bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, mà còn do sự xuất hiện của những tác nhân bên ngoài. Đó là những hành động hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp và phi lý trên Biển Đông của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân trực tiếp.
Căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc
Ngoài ra, căng thẳng trong vấn đề chủ quyền của Nhật Bản và Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể tạo nên một cuộc chiến tranh lan rộng với quy mô khu vực. Vì thế, có tranh chấp và cần chuẩn bị đã là điều dễ hiểu, những quốc gia không tranh chấp cũng vì thế mà phải lo xa.
Đồng thời, không tự nhiên Đông Nam Á phải đầu tư vào quốc phòng, dù bản thân khu vực chưa có cường quốc kinh tế nào. Bởi lẽ, Trung Quốc cũng đang ra sức hiện đại hóa sức mạnh quân đội của mình.
Điều đặc biệt, châu Á là châu lục sống dựa vào biển, đặc biệt ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Nhật Bản phải nhập khẩu 96% năng lượng tiêu thụ, Hàn Quốc nhập khẩu 96% thực phẩm, và hàng hải là huyết mạch. Với nhiều quốc gia, mất quyền kiểm soát biển là thảm họa quốc gia. Và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ trong số đó khi nguyên vật liệu thô từ châu Phi, Australia… phải qua đường biển để đến với nền kinh tế thứ hai thế giới này. Và cả thế giới lại là thị trường tiêu thụ của sản phẩm, hàng hóa Trung Quốc.
Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có?
Khắp châu Á, ngân sách quốc phòng đã tăng lên nhanh chóng. Chi tiêu quốc phòng tại khu vực trong năm 2013 cao hơn 11,6% so với năm 2010. Những mức tăng lớn nhất trong năm qua tập trung ở khu vực Đông Á với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 1/2. Trung Quốc hiện có mức chi tiêu quốc phòng nhiều gấp 3 lần so với Ấn Độ, và còn hơn các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc… cộng lại.
Kết quả là, lực lượng hải quân của Bắc Kinh đang được đầu tư phát triển với tốc độ chóng mặt. Trung Quốc cũng đã đưa tàu sân bay đầu tiên của mình, Liêu Ninh vào hoạt động từ năm 2011, đang tự chế tạo một tàu sân bay khác cùng các tàu khu trục, đổ bộ khác.
Tàu ngầm tấn công hiện đại của Trung Quốc tham gia tập trận gần biển Hoa Đông
Dưới biển, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đã được tăng cường và mở rộng với các lớp tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và động cơ diesel với một số tự sản xuất và một số khác mua từ Nga.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc công bố vào năm 2010, Hải quân Trung Quốc sở hữu 54 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel (SS). Hạm đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kể số lượng tàu tuần tiễu từ 2 chiếc năm 2006 lên 6 chiếc năm 2007 và 12 chiếc năm 2008.
Điều này cho thấy Bắc Kinh đang có sự tập trung mới vào việc huấn luyện và chứng tỏ với các nước khác là Trung Quốc là một cường quốc hàng hải ở Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cho ra mắt bốn loại tàu ngầm mới được thiết kế và sản xuất trong nước là tàu ngầm lớp Tấn (tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo – SSBN), lớp Thương (SSN), lớp Nguyên (SSP), và lớp Tống (tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – SSK). Thế hệ tiếp theo của tàu ngầm lớp Thương cũng đang được chế tạo.
Việc sử dụng song song sức mạnh chính trị và quân sự mới của mình để theo đuổi yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông đã khiến Bắc Kinh không gây chút thiện cảm nào với một số quốc gia ASEAN. Đồng thời, khi cả khu vực đang nỗ lực theo đuổi giải pháp hòa bình bằng bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thì Trung Quốc năm lần bảy lượt từ chối.
Tất cả những động thái này cho thấy, ASEAN buộc phải thể hiện sức mạnh của mình. Và còn một điều cần làm hơn nữa, những quốc gia này hơn bao giờ hết cần tới một tinh thần đoàn kết, từ bàn ngoại giao cho đến trên thực địa.
Theo Đât Viêt
Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân Ấn Độ-Trung Quốc
Việc New Delhi triển khai tên lửa đạn đạo Agni V và tàu ngầm hạt nhân nội địa Arihant sẽ mở ra giai đoạn mới trong cuộc đua vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Vasily Kashin, cả hai hệ thống chờ được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong những năm tới đều chung mục tiêu cải thiện độ tin cậy của lực lượng hạt nhân Ấn Độ trước các đòn tấn công phủ đầu từ phía Trung Quốc.
Tên lửa Agni V của Ấn Độ
Xét từ khái niệm quân sự, vị trí địa lý của Ấn Độ cực kỳ bất lợi trong trường hợp một cuộc xung đột với Trung Quốc. Ngay cả tên lửa DF-15 của Trung Quốc được triển khai ở Tây Tạng cũng có thể gây tổn thất cho một phần đáng kể lãnh thổ Ấn Độ cũng như một số thành phố lớn ở miền Bắc. Gần như toàn bộ đất nước nằm trong phạm vi hoạt động của các DF-21 Trung Quốc và tên lửa hành trình từ máy bay ném bom H-6K.
Trong khi đó, Ấn Độ chỉ một số nhỏ tên lửa đạn đạo tầm trung Agni có khả năng tấn công các thành phố chính và lực lượng chiến lược Trung Quốc. Sự xuất hiện của tên lửa mới Agni V sẽ cho phép triển khai các căn cứ tên lửa mới ở miền Nam Ấn Độ. Vừa duy trì cự ly an toàn, vừa đặt Bắc Kinh trong tầm ngắm.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa Arihant
Trong giai đoạn đầu sau khi được nghiệm thu, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa Arihant sẽ chỉ có giá trị quân sự hạn chế vì tầm bay có hạn của tên lửa K-15 (700-750 km với tải trọng 1000 kg). Tuy nhiên, việc chế tạo các phiên bản mới cho tên lửa đang được thực hiện khẩn trương. Trong tương lai, con tàu thực hiện nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương sẽ có thể tấn công mục tiêu là các thành phố ở phía nam Trung Quốc.
Có khả năng Trung Quốc sẽ thành lập một đội tàu chiến thường trực ở Ấn Độ Dương gồm các tàu khu trục 052D mang tên lửa hành trình, cho phép tấn công mục tiêu chiến lược ở miền nam Ấn Độ trong trường hợp cần thiết. Về lâu dài, khi Trung Quốc sở hữu các tàu sân bay hạt nhân vào thập kỷ tới, mới là lúc có thể nói về sự triển khai các cụm hàng không mẫu hạm tấn công với hàng trăm tên lửa hành trình, hàng chục máy bay chiến đấu kèm theo vũ khí chính xác cao.
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo 052 của Trung Quốc
Trong những điều kiện mới đó, Ấn Độ cần phải nhanh chóng phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Đồng thời, nước này có nhu cầu về các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện đại bảo vệ an toàn phương tiện mang vũ khí hạt nhân và các tàu mang tên lửa hành trình hạng nặng, với nhiệm vụ đối phó với các chiến hạm lớn, kể cả các tàu sân bay.
Theo ĐSPL
Tàu ngầm Đông Nam Á: Là cuộc đua hay buộc phải có? Các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á đang tìm cách tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Liệu đó là một cuộc chạy đua vũ khí trong khu vực, hay là thứ vũ khí cần phải có trong lực lượng quân sự mỗi quốc gia? Đầu năm 2014, Việt Nam chính thức gia nhập "câu lạc bộ tàu ngầm" của các quốc gia...