Đông Nam Á đau đầu với mối đe dọa từ IS
Không chỉ châu Âu và Mỹ, khu vực Đông Nam Á cũng đang đau đầu với các mối đe dọa từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Malaysia và Indonesia là 2 quốc gia trong khu vực đang đi đầu trong việc ngăn chặn các thách thức khủng bố và tăng hàng rào an ninh từ xa.
Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar. Ảnh: AP.
Cảnh sát Malaysia hôm 5/12 vừa bắt giữ nhóm 5 người, trong đó có một giáo viên châu Âu với nghi ngờ có liên quan đến lực lượng IS và al-Qaeda, Reuters đưa tin.
Trong một tuyên bố đưa ra mới đây, Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar cho hay 4 trong số người này là người nước ngoài, còn một thành viên còn lại là người Malaysia.
Trước đó 1 ngày, Malaysia cũng thắt chặt an ninh sau khi có báo cáo rằng 10 người Syria đã vào Thái Lan để tấn công các mục tiêu của Nga . Số người này bị bắt trong thời gian từ 7/11-1/12.
Video đang HOT
Trong số 5 nghi phạm bị bắt, có một giáo viên đến từ châu Âu, 44 tuổi, làm việc tại bang Penang, Malaysia. Người này có mối quan hệ với lực lượng al-Qaeda và tham gia các hoạt động đánh chiếm ở Afghanistan và Bosnia, trong khi đó 3 nghi can khác, một người Malaysia, một người Bangladesh và một người đàn ông Indonesia, 33 tuổi, cảnh sát cho hay.
Tờ Jarkata Globe dẫn giám đốc lực lượng an ninh Indonesia cảnh báo rằng người dân Indonesia, đặc biệt là người dân tại thủ đô Jarkata nên cảnh giác cao độ về các mối thách thức từ tổ chức khủng bố IS.
“Vấn đề cốt lõi là cần phải cảnh giác cao độ về từng mối thách thức khủng bố”, Giám đốc lực lượng an ninh Indonesia Sutiyoso phát biểu hôm Chủ Nhật vừa qua. “Thật là vô ích nếu chúng tôi có nỗ lực chống khủng bố mà người dân không nhận thức về vấn đề này”, ông Sutiyoso phát biểu.
Ông Sutiyoso, từng là thống đốc Jakarta, hiện là Giám đốc lực lượng an ninh Indonesia, còn nhấn mạnh rằng tấn công khủng bố có thể xảy ra bất kỳ nước nào, trong đó có Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Lãnh đạo Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) cũng kêu gọi người dân Indonesia không để IS dẫn dụ. Hiện, BNPT đang theo dõi 149 người Indonesia được cho là tham gia vào tổ chức khủng bố IS ở Trung Đông và nay quay trở lại Indonesia.
Ngoài ra, theo Diplomat, Tòa án Indonesia đang xử 13 nam giới trong độ tuổi từ 32 đến 51 với những cáo buộc làm gián điệp cho các phần tử khủng bố.
Theo Tiền phong
Nhật Bản buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng?
Bộ luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Á, buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và khích lệ Đài Loan quyết tâm tách khỏi đại lục.
Giáo sư Liang Yunxiang tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Peking nhận định luật an ninh mới của Nhật Bản lần đầu tiên cho phép quân đội nước này ra nước ngoài tham chiến kể từ sau Thế chiến thứ Hai, sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực Đông Á.
Theo ông Liang, với sự ủng hộ của liên minh đảng cầm quyền do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo, việc bộ luật mới được Thượng viện Nhật Bản thông qua hôm 19/9 không phải là điều gây ngạc nhiên.
Bộ luật an ninh mới của Nhật Bản từng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước.
Tuy nhiên, bộ luật an ninh mới sẽ tạo ra những tác động lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh. Do đó, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo hai nước là tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của bộ luật có thể làm gia tăng căng thẳng dẫn tới xung đột, tờ Want China Times dẫn lời Giáo sư Liang.
Cũng theo ông Liang, bộ luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ buộc Trung Quốc tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng. Ngoài việc tăng cường triển khai hoạt động tuần tra quần đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông là Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh cũng sẽ tổ chức thêmcác cuộc tập trận chung với Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Giáo sư Liang nhận định dù việc Nhật Bản lần đầu tiên cho phép quân đội ra nước ngoài tham chiến kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai không ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ ở eo biển Đài Loan nhưng nó sẽ khích lệ Đài Loan quyết tách khỏi Trung Quốc. Nói cách khác, Đài Bắc có thể kêu gọi Tokyo hỗ trợ trong trường hợp Bắc Kinh quyết dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào đại lục.
"Cách duy nhất giúp Đài Loan giành được độc lập là Trung Quốc vướng vào vòng căng thẳng với Nhật Bản và Mỹ. Song Bắc Kinh sẽ làm mọi cách ngăn chặn viễn cảnh bùng nổ căng thẳng với Washington, Tokyo và Đài Bắc xảy ra", ông Liang nói.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
ASEAN nên "thân" với ai? Cac nươc trong khu vưc Đông Nam A đang đôi măt vơi môt lưa chon ngay cang kho khăn: Ho nên ung hô Trung Quôc hay ung hô My? Vi ly do nay, sư chia re giưa cac nươc se trơ nên căng thăng hơn. Co thê thây răng, khu vưc Đông Nam A đang cân môt giai phap thư ba. Sư canh...