Đồng Nai: Tổ chức xe đưa người dân các tỉnh miền tây về quê tránh dịch Covid-19
Đồng Nai tổ chức xe tải chuyên dụng, xe bus và xe dẫn đường đưa người dân miền tây và phương tiện về quê tránh dịch.
Khuya ngày 1.10, Công an tỉnh Đồng Nai đã triển khai 4 xe tải chuyên dụng, 6 xe bus cùng 1 xe dẫn đường đưa hơn 120 người dân từ 4 tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng về quê tránh để dịch.
Lực lượng chức năng chia người dân theo nhóm tỉnh để lập danh sách. Ảnh LÊ BÌNH
đó, ngày 30.9, hàng trăm người dân sinh sống và làm việc tại Đồng Nai rồng rắn nối đươi nhau xuống đường bằng xe máy để về quê. Đa số người dân là công nhân lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, thợ hồ, buôn bán tự do…thất nghiệp nhiều nhiều tháng do dịch Covid-19 kéo dài.
Covid-19 sáng 2.10: Cả nước 797.712 ca nhiễm, 636.081 ca khỏi | TP.HCM chuẩn bị chi gói hỗ trợ đợt 3
Theo danh sách mà Công an tỉnh Đồng Nai tổng hợp, có hơn 200 người rủ nhau tự về quê bằng xe máy đi từ nơi thuê trọ qua các ngả đường về 2 điểm chính là cầu Đồng Nai trên QL1A và trạm thu phí QL1K.
Thế nhưng khi đến 2 địa điểm trên đều bị lực lượng chốt kiểm soát dịch Covid-19 không cho thông chốt, đồng thời tuyên truyền và tổ chức đưa toàn bộ số người trên về khu tập trung tại Trường TH và THCS Hiệp Hòa (P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).
1. Người dân được lực lượng công an vận động tập trung về Trường THCS Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa. Ảnh LÊ BÌNH
Chị Phạm Thị Bảo Trâm (27 tuổi, ngụ Sóc Trăng) cho biết, gia đình chị đến Bình Thuận đến nay cũng 5 tháng. Công việc chính là làm thợ hồ cho 1 công trình xây trường mẫu giáo. Mới làm việc ở Bình Thuận được 2 tháng thì bùng phát dịch, kể từ đó đến nay thất nghiệp, ở lại trong khu nhà trọ được 3 tháng. “Trong gần 3 tháng ở Bình Thuận tôi không nhận được sự hỗ trợ nào nên tìm đường về quê”, chị Trâm nói.
1. Niền vui của mẹ con chị Phạm Thị Bảo Trâm (27 tuổi, ngụ Sóc Trăng) khi được lên xe buýt về quê tại trường THCS Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa. Ảnh LÊ BÌNH
Một cán bộ Công an tỉnh Đồng Nai cho biết 2 ngày qua, người dân ở nhiều nơi hẹn hò trên các nhóm Zalo, facebook để tụ tập về quê tự phát bằng phương tiện cá nhân rất đông, có đến hơn 200 người chia thành nhiều nhóm khác nhau, chủ yếu là về lại các tỉnh miền Tây. Qua 2 chốt chặn, lực lượng công an đã tuyên truyền cho người dân hiểu về các biện pháp an toàn trong việc phòng chống dịch Covid-19 , đồng thời vận động để người dân tạm thời di chuyển về các khu tập trung chờ báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Người dân đang tập trung trong sân trường THCS Hiệp Hòa. Ảnh LÊ BÌNH
Khi số người dân đồng ý về lại các điểm tập trung ở 2 Trường tiều học và THCS Hiệp Hòa, lực lượng chức năng đã mua cơm hộp phát cho tất cả người dân, đồng thời liên hệ với cơ quan y tế tới test nhanh Covid-19 cho từng người. Hiện tại đã có 4 tỉnh đồng ý tiếp nhận công dân của họ về quê, nên lực lượng công an đã tổ chức xe đưa những người dân này về. “Số còn lại chúng tôi vẫn tiếp tục chờ tín hiệu đón nhận từ các tỉnh khác để tiếp tục đưa họ về theo yêu cầu”, vị cán bộ này nói.
Đồng Nai báo động nhiều ca nặng, đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ
Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở, máy xét nghiệm RT-PCR và trang thiết bị y tế phòng chống COVID-19, trong bối cảnh nhiều ca bệnh diễn biến nặng, nguy cơ tử vong cao.
Lực lượng chức năng theo dõi bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai - Ảnh: HOÀN LÊ
Ngày 19-7, ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh ghi nhận thêm 130 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 lên 1.190 ca (Bộ Y tế công bố 74 ca buổi sáng).
Trong số 130 ca do Sở Y tế Đồng Nai công bố, TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu ghi nhận tổng cộng 86 ca, chủ yếu liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam. Dự báo số ca liên quan ổ dịch này còn tăng cao, khả năng đã xâm nhập vào các doanh nghiệp trong khu vực.
Các ổ dịch tại huyện Thống Nhất và huyện Nhơn Trạch tiếp tục gia tăng, nguy cơ cao xuất hiện các ổ dịch mới trong các doanh nghiệp.
Test nhanh phát hiện nhiều ca mới rải rác trong cộng đồng ở nhiều địa phương. Sở Y tế Đồng Nai nhận định nguồn lây nhiễm trong cộng đồng đã khá phức tạp, dịch sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng lan rộng, khó kiểm soát.
Số ca mắc COVID-19 mới tăng nhanh gây áp lực cho việc chuẩn bị các khu thu dung điều trị và khu cách ly. Gần 20 nhân viên y tế nhiễm bệnh, nguy cơ không bảo đảm được nguồn nhân lực ngành y tế. Đặc biệt, nhiều ca diễn biến nặng, nguy cơ số tử vong tăng.
Trong điều kiện nguồn lây nhiễm cộng đồng tăng cao, có sự giao thoa phức tạp nơi ở và nơi làm việc của công nhân giữa các doanh nghiệp, Sở Y tế Đồng Nai đề xuất xem xét tăng cường biện pháp phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, chợ, nhà trọ; triển khai các bệnh viện quy mô giường bệnh lớn nhằm tập trung nhân lực và trang thiết bị; triển khai cách ly F1 tại nhà.
Đồng Nai đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở, hệ thống xét nghiệm khẳng định RT-PCR, trang thiết bị y tế để phòng dịch, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng - Ảnh: A LỘC
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị phòng chống dịch cho ngành y tế địa phương.
Đồng Nai đã thiết lập 3 đơn vị hồi sức tích cực, với tổng cộng 140 giường bệnh để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Đồng Nai sẽ lập thêm một đơn vị hồi sức tích cực quy mô 200-300 giường tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành để thu dung, điều trị các ca bệnh nặng trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận như TP.HCM, Bình Dương chuyển đến.
Số lượng máy thở của Đồng Nai rất thiếu. Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành chỉ có 14 máy thở các loại. Nếu huy động cả toàn ngành y tế chỉ đáp ứng được 50-60 máy thở. Các trang thiết bị y tế còn lại để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng có rất ít, thậm chí một số loại chưa có.
Để đảm bảo đủ trang thiết bị, đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch, Đồng Nai đề nghị Bộ Y tế quan tâm, hỗ trợ máy thở và các trang thiết bị y tế cần thiết cho ngành y tế địa phương.
5 hệ thống xét nghiệm khẳng định RT-PCR tại Đồng Nai đang chạy hết công suất trong khi nhu cầu xét nghiệm ngày càng lớn. Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ địa phương một số hệ thống máy xét nghiệm khẳng định RT-PCR.
Sáng 19/7: Có 2.015 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh đã 1.535 ca Bản tin dịch COVID-19 sáng 19/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.015 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh nhiều nhất với 1.535 ca. Đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 55.845 ca bệnh. Gần 4,3 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng. Thông tin các ca mắc mới: Tính từ 19h30 ngày...