Đồng Nai tiếp tục trong nhóm thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất nước
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, tổng số dự án FDI còn hiệu lực của tỉnh là 1.520 dự án, với tổng vốn đăng ký 30,76 tỷ USD.
Một nhà máy ở Đồng Nai. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Ngày 23/9, trao đổi với phóng viên TTXVN tại Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai khẳng định trong hơn 30 năm qua, Đồng Nai luôn nằm trong nhóm các địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất cả nước.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, tổng số dự án FDI còn hiệu lực là 1.520 dự án, với tổng vốn đăng ký 30,76 tỷ USD.
Cụ thể là ngoài khu công nghiệp là 167 dự án, vốn đăng ký 4,41 tỷ USD và trong khu công nghiệp là 1.353 dự án, vốn đăng ký trên 26,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, hiện có 1.300 dự án FDI đang hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án FDI còn lại đang được đầu tư xây dựng.
Các nhà đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai đến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất tại Đồng Nai là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, châu Âu, châu Mỹ.
Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục định hướng về ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện tại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
“Đồng Nai chú trọng thu hút các dự án lớn, các dự án của các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các cơ quan, trung tâm nghiên cứu – phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Đồng Nai gắn với việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Cảng hàng không quốc tế Long Thành,” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo thống kê, tỉnh Đồng Nai có tổng vốn FDI thu hút trong 8 tháng đầu năm 2020 bao gồm cấp mới và tăng vốn là trên 776,5 triệu USD bằng 68,8% cùng kỳ, đạt 76,5% kế hoạch năm (1.000 triệu USD); trong đó, cấp mới 51 dự án với tổng vốn cấp mới là 208,93 triệu USD, tăng vốn là 81 dự án với tổng vốn tăng trên 567,57 triệu USD.
Video đang HOT
Một số dự án tiêu biểu được cấp mới trong 8 tháng năm 2020 như dự án Wonil Steel Vina (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Long Thành, vốn đầu tư đăng ký 10 triệu USD. Dự án Nhà máy Topband Smart Đồng Nai (Hong Kong) tại Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn, vốn đầu tư đăng ký 20 triệu USD.
Dự án Nhà máy Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dae Young Textile Việt Nam (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, vốn đầu tư đăng ký 16 triệu USD.
Đến các dự án tăng vốn nổi bật trong 8 tháng qua như dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Schaeffler Việt Nam (Đức) tại Khu công nghiệp Amata, vốn đầu tư tăng thêm 50 triệu USD.
Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chang Shin Việt Nam (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Thạnh Phú, vốn đầu tư tăng thêm 87,37 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Longwell ( Samoa) tại Khu công nghiệp Dầu Giây, vốn đầu tư tăng thêm 88 triệu USD.
Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bao bì nước giải khát Crown Đồng Nai (Singapore) tại Khu công nghiệp Tam Phước, vốn đầu tư tăng thêm 94,2 triệu USD.
Các dự án thu hút trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh là thu hút có chọn lọc, ưu tiên chọn dự án công nghệ cao, lao động có tay nghề, dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường.
Các dự án đầu tư điều chỉnh có nội dung đa dạng như điều chỉnh nhà đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động, mở rộng quy mô dự án, tăng vốn đầu tư và vốn góp.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Đồng Nai trong 8 tháng qua chủ yếu thuộc các quốc gia châu Á, phần lớn vẫn là các dự án của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore./.
Gỡ điểm nghẽn hạ tầng giao thông Đồng Nai, BĐS Đông Nam Bộ bứt phá
Đồng Nai - "bản lề chiến lược" giữa các tỉnh Đông Nam bộ năng động - đang đứng trước thời khắc lịch sử của những thay đổi lớn, bắt đầu từ hạ tầng giao thông.
Theo đó, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng ở Đồng Nai có nhiều cơ hội bứt phá.
Khơi thông dòng chảy
Khu vực Đông Nam bộ chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng chiếm 34% GDP toàn quốc và là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước. Đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn. Tuy nhiên hạ tầng giao thông trước đây chưa được đầu tư xứng tầm với sự phát triển kinh tế. Theo các nhà khoa học và giới trong ngành, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ sẽ khơi thông được dòng chảy lớn nếu phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, và kết nối nhuần nhuyễn hơn với "nhạc trưởng" vùng là TP.HCM.
Trong đà khơi thông dòng chảy đó, Đồng Nai được ví như là "bản lề chiến lược" giữa các tỉnh trong khu vực, là cửa ngõ phía đông TP.HCM nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn vùng Đông Nam Bộ qua các tuyến giao thông huyết mạch cũng như các tuyến đường thủy nội địa trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và sông Thị Vải...
Chính phủ và địa phương đều đánh giá cao vai trò kết nối đó nên nguồn lực dành cho hạ tầng giao thông thời gian qua trên địa bàn là rất lớn, gồm nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa, đặc biệt là đầu tư cho giao thông đường bộ. Các tuyến đường huyết mạch quốc gia đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 20, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và một số công trình trọng điểm khác như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... đã làm cho bộ mặt hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh thay đổi nhanh chóng.
Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ đã tạo động lực cho Đồng Nai phát triển bứt phá.
Hiện một loạt các dự án đường cao tốc đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Liên Khương... Đặc biệt là Sân bay quốc tế Long Thành được chỉ đạo sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 10 tới để sớm triển khai.
Ở một hướng kết nối khác, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã duyệt phương án xây dựng tuyến Hương lộ 2 với điểm đầu giao quốc lộ 51 (P. An Hòa, TP. Biên Hòa) và điểm cuối là huyện Nhơn Trạch để kết nối vào đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đang tiến hành giải phóng mặt bằng làm đoạn 1 tuyến Hương lộ 2 với chiều dài khoảng 2 km với tổng vốn đầu tư gần 783 tỉ đồng. Đoạn thi công ban đầu của tuyến này sẽ đi qua các khu kinh tế mở Long Hưng, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City và các dự án nhà ở, thương mại...
Cũng trên tuyến Hương lộ 2, Đồng Nai đã duyệt phương án đầu tư xây dựng mới cầu Vàm Cái Sứt với chiều dài gần 650 m, tổng mức đầu tư trên 387 tỉ đồng. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc xây dựng cây cầu này sẽ giúp phát triển kinh tế - xã hội ven sông Đồng Nai, đồng thời giảm được lưu lượng xe đi trên quốc lộ 51 và cả cao tốc TP.HCM- Long Thành - Dầu Giây.
Bản đồ kết nối tuyến giao thông huyết mạch Hương Lộ 2.
Lãnh đạo tỉnh cũng như giới trong ngành đều cho rằng, những động thái này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, có thể tạo ra những bước tiến rất đột phá.
Sức nóng từ thị trường
Thực tiễn cho thấy, ảnh hưởng của hạ tầng giao thông tác động đến phát triển kinh tế là rất lớn. Tính toán của nhóm chuyên gia Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho thấy, nếu chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam tăng ở mức 10% thì thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên đầu người tăng 24%, tương tự mức thu nhập đầu người cũng sẽ tăng 23%. Riêng Đồng Nai, các đại dự án mang tầm quốc gia cộng với các dự án địa phương đang thực hiện đủ tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và cả khu vực.
Trong bối cảnh chung đó, thị trường bất động sản Đồng Nai đương nhiên hưởng lợi lớn và nhanh từ sự phát triển và kết nối này. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia bất động sản thì sau khu Nam và khu Đông, thị trường khu vực giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai đang ngày càng hấp dẫn nhờ những định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Bất động sản sinh thái tại các đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM ngày càng hấp dẫn giới đầu tư và cả khách hàng có nhu cầu ở thực.
Khảo sát thực tế tại khu vực Biên Hoà và các vùng lân cận cho thấy thị trường BĐS khu vực này tăng đều thời gian qua, cả về lượng giao dịch lẫn mức giá mua bán thành công. Đặc biệt, các sản phẩm nhà liền thổ, nhà phố, biệt thự sinh thái tại những khu vực được quy hoạch của các nhà phát triển dự án lớn đang có giá cao hơn mặt bằng chung song lại nhận được sự quan tâm cao hơn từ giới đầu tư và khách hàng. Giới đầu tư cho rằng mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư lớn hiện còn khá hấp dẫn do vẫn còn cơ hội tăng, đặc biệt khi dự án đang thành hình cùng đà hoàn thiện của hạ tầng toàn khu vực.
Một trong những đích ngắm đang nổi lên tại đây hiện nay, có thể kể đến Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City nằm ở phía Nam Biên Hòa. Dự án tọa lạc ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 nối từ quốc lộ 51 vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án nằm trong bán kính chỉ 5-7km đến sân Golf Long Thành, khu du lịch quốc tế Sơn Tiên, bệnh viện quốc tế Shing Mark...
Khi các dự án hạ tầng hoàn thiện, từ dự án chỉ mất khoảng 20 phut đên trung tâm TP.HCM hay san bay Quôc tê Long Thanh.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City quy mô gần 1.000ha nằm tại vị trí kết nối chiến lược ở phía Đông TP.HCM.
Aqua City được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái thông minh, 70% diện tích dành cho cảnh quan xanh, hạ tầng giao thông và các tiện ích nội khu hiện đại, đẳng cấp như trường học, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế, tổ hợp thể thao giải trí đa năng, bến du thuyền, công viên ven sông, quảng trường công cộng, khu cắm trại. Gần như mọi nhu cầu cho một cuộc sống chất lượng, tiên nghi, giàu trải nghiệm của cư dân nơi đây sẽ được đáp ứng trong tầm tay.
LDG và loạt doanh nghiệp ở Đồng Nai bị bêu tên vì nợ thuế Cục Thuế Đồng Nai vừa công khai thông tin các doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ. Danh sách gồm có 95 công ty với tổng số tiền nợ thuế gần 646 tỷ đồng Đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần Đầu tư LDG (LDG Group; Mã CK: LDG) với số tiền nợ thuế gần 113 tỷ đồng. Tiếp theo sau là...