Đồng Nai: Thăm “biệt phủ” của những nông dân tỷ phú giàu nhờ trồng bưởi, có nhà kiếm tiền tỷ từ thứ bưởi vứt đi
Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngạc nhiên về cuộc sống an nhàn thảnh thơi cũng như nhà cửa “hoành tráng” của nông dân tỉnh Đồng Nai thời hiện đại. Nông dân sống trong “biệt phủ” quanh ao cá, trồng bưởi thu tiền tỷ mỗi năm…
Ngày 29/10 đoàn kiểm tra giám sát của Trung ương hHội Nông dân Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Đồng Nai để kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Đồng Nai…
Ông Nguyễn Xuân Định rất hứng thú với tinh dầu bưởi của gia đình ông nông dân tỷ phú Nguyễn Văn Thiện. Ông Nguyễn Văn Thiện là 1 trong những nông dân giàu lên nhờ trồng bưởi ở xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Tại đây đoàn công tác đã cùng Hội Nông dân Đồng Nai tiến hành “thị sát” và kiểm tra công tác hội tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bình Lợi là xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng là một địa phương thuần nông, người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Hiện nay xã Bình Lợi có 2 cây trồng chủ lực đó là cây bưởi và cây lúa và cũng nhờ vào trồng bưởi mà nhiều nông dân tại đây sống an nhàn, thành tỷ phú vì thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/hộ mỗi năm.
Vợ anh nông dân tỷ phú Nguyễn Văn Thiện (Xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) giới thiệu với đoàn kiểm tra của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cách sử dụng tinh dầu bưởi.
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tới thăm cơ sở sản xuất tinh dầu bưởi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thiện. Gia đình anh Thiện, người đang làm giàu nhờ vào chiết xuất tinh dầu bưởi.
Bưởi để chiết xuất tinh dầu là bưởi thải loại, không thể mang bán do bị xiên vẹo, trái bé. Bình thường ở nơi khác bưởi thải loại là bưởi vứt đi… Sau khi chiết xuất ra tinh dầu, vợ chồng anh Thiện đong theo lọ và bán ra thị trường với giá khoảng 80.000 đồng/lọ.
Hiện nay tinh dầu bưởi đang từng bước “thăng hạng, lên sao” trong hệ thống sản phẩm OCOP tại địa phương. Những sáng chế đơn giản, ví như chế tinh dầu từ thứ bưởi vứt đi của nông dân để làm giàu cũng khiến cho đoàn công tác ngạc nhiên, thán phục.
Đoàn công tác, kiểm tra giám sât của Trung ương Hội Nông đân Việt Nam do Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định làm trưởng đoàn tham quan khu nhà vườn của nông dân xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Còn ông Hai Lai, người trồng bưởi cho biết ông là một trong những người đầu tiên mạnh dạn ở xã Bình Lợi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bưởi.
Thời điểm ông phá lúa trồng bưởi đã bị người dân cười bảo là “khùng điên” nhưng bản thân ông vẫn quyết tâm làm. Sau thời gian vừa làm vừa học hỏi tại các nhà vườn trồng bưởi ở miền Tây thì gia đình ông cũng thành công.
Ông Hai Lai (phải) xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là nông dân tỷ phú, trồng bưởi thu tiền tỷ mỗi năm
Từ một vườn, ông mua thêm được các vườn bên cạnh và hiện nay đang trồng bưởi theo mô hình khá hiện đại.
Video đang HOT
Vườn bưởi được ông Hai Lai đầu tư lắp đặt hệ thống tưới, phun xịt tự động, giảm được công sức lao động. Nhờ vậy mà vườn bưởi của ông cho năng suất cao, thu lợi nhuận lớn.
Ông nông dân tỷ phú Hai Lai (giữa) giới thiệu với Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định về hệ thống tưới tự động lắp đặt trong vườn bưởi.
“Một trái bưởi trong vườn bán ra giá ngang một giạ lúa. Tôi cảm thấy rất đúng đắn khi chuyển sang trồng bưởi vì hiện nay sống rất khỏe”, ông Hai Lai chia sẻ.
Con đường nông thôn sạch đẹp ỡ xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Sau khi rời vườn bưởi của ông Hai Lai, đoàn đã đến thăm khu dân cư kiểu mẫu tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đường được láng nhựa sạch sẽ, hai bên được trồng hoa trông rất bắt mắt.
Để kiểm tra xem cuộc sống người dân ra sao, đoàn đã chọn một gia đình để vào thăm và ai cũng bất ngờ trước cuộc sống an nhàn sung sướng của người dân trong khu dân cư kiểu mẫu này.
Đoàn công tác, kiểm tra giám sát của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mộ hộ gia đình ở khu dân cư kiểu mẫu xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Ngôi nhà nằm giữa vườn bưởi, cạnh bên là hồ cá và vườn rau. Theo chủ nhân của ngôi nhà thì vợ chồng ông sở hữu vườn bưởi lớn và thu nhập hàng trăm triệu mỗi vụ. Ngôi nhà ấm áp, mát mẻ này đã khiến cho đoàn công tác rất thích thú.
Ao cạnh vườn và nhà trong khu dân cư kiểu mẫu xã Bình Lợi.
Ngay sau đó đoàn cũng đã làm việc với Hội Nông dân xã Bình Lợi về công tác Hội và phong trào nông dân. Tại đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định đánh giá cao kết quả thực hiện các mặt công tác Hội và phong trào nông dân xã Bình Lợi và mong muốn địa phương càng phát huy hơn nữa để đưa công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng phát triển mạnh hơn.
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm quan mô hình phát triển kinh tế, đời sống sinh hoạt của một hộ dân khu dân cư kiểu mẫu xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Đồng Nai cho biết, trong nhiều năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho hội viên, nông dân.
Chiết xuất tinh dầu đơn giản mang hiệu quả kinh tế cao ở xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Các hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế, cố gắng học hỏi tìm tòi các cách làm hay, mô hình tốt để áp dụng vào trồng trọt chăn nuôi.
Hội Nông dân các cấp tỉnh Đồng Nai cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để giúp bà con nông dân nắm bắt được các kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi quan trọng. Đặc biệt, Hội còn có tổ chức các chuyến tham quan đến các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh để nông dân học hỏi lẫn nhau.
Nông dân xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trao đổi về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định (trái).
Giai đoạn 2020-2025, Hội Nông dân Đồng Nai sẽ chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tổ chức các phong trào nông dân; tăng cường thông tin định hướng, hướng dẫn; hỗ trợ nông dân vay vốn, phổ biến kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật… cho hội viên nông dân.
Những vườn bưởi tiền tỷ của những nông dân tỷ phú xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Hội Nông dân các cấp tỉnh Đồng Nai còn thường xuyên tổ chức được những sân chơi cho nông dân thông qua các cuộc thi, hội thi, hội thảo… giúp nông dân nâng cao tinh thần trong mọi công tác.
Đoàn công tác kiểm tra giám sát của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định làm trưởng đoàn thăm nhiều mô hình phát triển kinh tế của nông dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đặc biệt, các cấp Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức được cho các cán bộ, hội viên nông dân đi tham quan các mô hình kinh tế nổi trội khắp cả nước và cả các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại ở nước ngoài. Từ đó, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng, phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều nông dân triệu phú, nông dân tỷ phú…
Giá heo hơi hôm nay 30/6: Nhập khẩu lợn sống, cơ hội cho lợn nội phát triển?
Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000-88.000 đồng/kg.
Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, mức giảm này không đồng bộ. Giá heo hơi hôm nay ở Đồng Nai có nơi đã tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg.
Trước và ngay trong lúc ban ngành chức năng cho phép nhập khẩu lợn sống nguyên con, đã có không ít ý kiến nghi ngại việc nhập như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến nội lực chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nhiều người nuôi lại cho rằng, nhập khẩu lợn chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi lợn trong nước phát triển.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu lợn sống chính ngạch, với kỳ vọng sẽ kéo nhanh mặt bằng giá thịt lợn trong nước về mức hợp lý - điều mà thịt lợn đông lạnh chưa làm được vì người tiêu dùng không chuộng.
Lo ngại dội chợ
Cùng với nguyên nhân sức mua giảm do giá tăng quá nóng trước đó (giá heo hơi có thời điểm hơn 100.000 đồng/kg), thông tin nhập lợn sống đã tác động ít nhiều, khiến giá lợn hơi trong nước giảm xuống khoảng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 5.
Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000-88.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, giá heo hơi hôm nay có nơi đã giảm xuống còn 83.000-84.000 đồng.
Tuy nhiên, mức giảm này chưa đồng bộ, có nơi trong 2 ngày cuối tuần qua lại tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg. Đáng chú ý giá heo hơi hôm nay ở Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P vẫn neo ổn định ở mức 81.000 đồng/kg.
Đàn lợn sống nhập từ Thái Lan đưa về tại khu cách ly kiểm dịch ở xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: TTXVN
Dù trại nuôi của mình không bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, nhưng ông Lê Hiếu Thể (hộ chăn nuôi TP.Long Khánh) vẫn quyết định giảm đàn, chỉ để lại 20 con lợn hậu bị. Đầu tháng 4 vừa qua, ông mới quyết định tái đàn trở lại. Hiện trại lợn của ông đang có khoảng 35 con lợn nái và 250 con lợn thịt.
Ông Thể chia sẻ, thông tin Bộ NNPTNT cho nhập lợn sống về nước đã khiến ông Thể và nhiều hộ chăn nuôi khác lúng túng. Việc chăn nuôi không phải một sớm một chiều. Tái đàn từ lợn hậu bị phải mất cả năm sau mới khai thác, mới bắt đầu cho thu nhập.
Trong khi Chính phủ khuyến khích dân tăng và tái đàn, với đà này thì chỉ e, sau nửa năm, đàn lợn của dân "đụng" đàn lợn nhập khẩu, lại tái diễn cảnh dội chợ, rớt giá tiếp. Thời gian này mà cho nhập ào ạt về số lượng lớn lại gây khổ cho người nuôi. Vấn đề mâu thuẫn ở chỗ, giá thành chăn nuôi lợn hiện cũng đã tăng lên rất cao so với trước đây.
Bà Nguyễn Ngọc Hạnh (ở TP.Long Khánh) cũng chung niềm lo ngại. Người chăn nuôi chỉ mới bước đầu hồi phục vì thiệt hại quá nhiều từ các đợt dịch bệnh trước đó. "Cần cân nhắc sản lượng nhập thế nào, kiểm soát dịch bệnh ra sao, và cân đối nhập đến bao giờ để bảo vệ nội lực chăn nuôi trong nước" - bà Hạnh nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Thắng (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) - chủ trại lợn đầu tiên tái đàn bằng 317 con lợn hậu bị nhập khẩu từ Thái Lan, cho biết, sức khỏe của đàn lợn hiện rất tốt. Trại của ông đã đăng ký nhập khoảng 10.000 con lợn các loại từ Thái Lan.
Ông Thắng cho biết, lý do chọn nhập lợn từ Thái Lan về tăng đàn giống hậu bị vì nguồn giống trong nước khan hiếm, giá lại cao. Người chăn nuôi vì thế, muốn tái đàn cũng không dễ. "Nhà nước tạo điều kiện nhập lợn sạch bệnh về với giá phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người chăn nuôi tái đàn, tăng" - ông Thắng nhận định.
Lợi ích lâu dài
Bộ NNPTNT đã cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về với mục đích nuôi tái đàn hoặc giết mổ làm thực phẩm. Tính đến thời điểm này, đã có 2 lô hàng lợn Thái Lan về tới Việt Nam.
Theo ông Trần Hữu Trung (hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai), khi có lợn từ nước ngoài nhập vào, lại được kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, có số lượng ổn định và giá thấp sẽ giải quyết được nhu cầu thích thịt tươi nóng của người dùng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi gửi thông báo tăng giá cám từ 100-300 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là dịch Covid-19 làm giá nguyên liệu tăng từ 5-10%, nên giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo. Đặc biệt là những nguyên liệu như vitamin, khoáng chất, axit amin hay các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc đều tăng ít nhất 50% trở lên.
Theo ông Trung, người chăn nuôi bị lệ thuộc nhiều vào nguồn cám của công ty, khiến giá thành sản xuất ra luôn cao hơn các nước. Lợn nhập khẩu về với giá thấp sẽ buộc các công ty phải điều chỉnh lại giá cám ở mức hợp lý, đảm bảo có lợi cho mình và cho cả người chăn nuôi.
Khi giá thị trường xuống thấp, người nuôi buộc phải lựa chọn các phương án cho giá thành thấp. "Doanh nghiệp phải giảm giá cám thì mới có nguồn tiêu thụ để bán tiếp, cũng như tính toán khấu hao lời lỗ trong các dây chuyền sản xuất" - ông Trung phân tích.
Với người chăn nuôi, nông dân bây giờ dám tái đàn, tăng đàn thì phải là những người có điều kiện về vốn chứ không nuôi tràn lan như xưa. Khi đã có vốn, họ phải tính toán để không lệ thuộc đại lý cám. Bản thân đại lý cám cũng không bán thiếu như trước. Nông dân vì thế phải tính toán giá đầu vào hợp lý để quy trình nuôi, đàn lợn vẫn tăng trọng và chất lượng thịt tốt. "Nếu tính toán đúng thì họ sẵn sàng quay lưng với cám viên từ công ty" - ông Trung khẳng định.
Trụ cáp viễn thông bằng thang tre Trên tỉnh lộ 768, đoạn qua khu 2, ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có trụ cáp viễn thông bằng thang tre. Do bó dây cáp thòng xuống mặt đường nhiều, gây ảnh hưởng tới việc đi lại của một số hộ dân và người đi đường nên người dân phải dùng thang tre để nâng bó dây...