Đồng Nai: Rau ăn lá, rau gia vị tăng giá mạnh, nông dân phấn khởi vì có tiền tiêu tết
Những ngày này, người trồng rau tại Đồng Nai vui mừng vì giá rau đang tăng mạnh, sức mua rau cũng cao hơn nhiều so với trước.
Anh Trần Văn Hựu, tại tổ 2, khu phố 4C, phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai cho biết, từ sau dịch Covid-19 đến nay, gia đình anh tăng diện tích trồng rau vì thấy nhu cầu mua rau của người dân ngày càng cao.
Có những giai đoạn giá rau bán ra thấp hơn giá thành sản xuất do giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công đều đồng loạt tăng nhưng sau dịch đến nay giá rau củ ổn định. Điều đó khiến nhiều nông dân mạnh tay tăng diện tích trồng rau để đón đầu Tết Nguyên đán.
“Nhà tôi đã gắn bó với nghề trồng rau cả chục năm nay nên cũng có nhiều đầu mối tiêu thụ nên đầu ra rau củ của gia đình tôi khá ổn định. Trồng rau toàn việc nhẹ nhưng lại rất nhiều việc lặt vặt nên tôi phải thuê 4 nhân công để hỗ trợ chúng tôi chăm sóc, thu hoạch rau. Với mức giá hiện nay thì vợ chồng tôi sẽ lãi nhiều và có tiền đủ trang trải chi tiêu dịp tết”, anh Hựu nói.
Những vườn rau xanh mướt đang đến độ thu hoạch ở Đồng Nai. Ảnh: Nha Mẫn
Nhiều nông dân cho biết, giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát và cuối năm, sản lượng rau tiêu thụ ra thị trường nhiều nhưng rau vẫn đang ở mức giá cao nên người trồng rau có thu nhập ổn định, dự báo một mùa tết ấm áp.
Theo ghi nhận, hiện giá rau lang bán tại vườn 21.000 đồng/kg; rau muống 15.000 đồng/kg; tía tô 19.000 đồng/kg. Các loại rau kinh giới, diếp cá, húng, hẹ, tần ô… có giá dao động từ 10.000 – 14.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Đặc biệt, các loại rau ăn lá như rau dền, rau cải, rau xà lách lại có giá từ 12.000 – 15.000 đồng/kg bán tại vườn. Như vậy với mức giá này so với tuần trước đã tăng từ 4.000 đồng – 7.000 đồng/kg tuỳ loại rau.
Nhiều nhà vườn cho biết với mức giá bán như hiện nay hoặc nhích nhẹ dịp sát tết, nhiều hộ nông dân có thể sẽ có hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng để ăn tết.
Hiện Đồng Nai cũng đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh trồng rau như: cánh đồng rau Tân Yên, vùng rau Phúc Nhạc (xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất); vùng trồng rau ở xã Xuân Đông, Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ), vùng chuyên canh rau hẹ tại xã Suối Nho (huyện Định Quán) vùng trồng rau ở các xã Xuân Định, Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc),…
Ngoài ra, mô hình trồng rau đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trồng rau trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao ngày càng thu hút nhiều nông dân, chủ trang trại đầu tư.
Gia đình anh Hựu đang thu hoạch rau. Ảnh: Nha Mẫn
Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, từ đầu năm đến nay diện tích trồng rau, củ các loại đạt 17.734 ha, tăng 341,94 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng rau, củ các loại năm nay tăng là do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường khá cao, ổn định, nông dân trồng rau vì thế cũng có thu nhập cao hơn năm trước.
Rau thu hoạch xong được xếp cẩn thận để thương lái đến lấy. Ảnh: Nha Mẫn
Theo Phòng NNPTNT huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (một vùng chuyên trồng rau tại Đồng Nai), rau củ là một trong những cây trồng chủ lực của nông dân tại địa phương. Nhiều nông dân trồng rau có cuộc sống tốt lên nhờ rau cho thu nhập ổn định.
Sắp tới địa phương sẽ phát triển vùng chuyên canh cây rau theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu rau, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rau để tạo sức cạnh tranh về giá, chất lượng rau,…
Địa phương đang phấn đấu 1ha rau cho thu nhập 300 – 400 triệu đồng/năm và đảm bảo đầu ra ổn định khi mở rộng vùng rau theo quy mô sản xuất lớn.
Tại sao diện tích những loại cây này ở Đồng Nai đột ngột sụt giảm?
Nông dân Đồng Nai đã chuyển đổi cây trồng khiến diện tích cây lương thực và cây lâu năm giảm dần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh năm 2021 đạt 144.783 ha, giảm 3.743 ha so với cùng kỳ.
Diện tích trồng lúa tại Đồng Nai giảm so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tuệ Mẫn
Diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2021 cũng giảm do quy hoạch các công trình xây dựng, phát triển khu đô thị, cầu đường, trường học...
Ngoài ra còn có một phần nguyên nhân do chuyển đổi sang trồng các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao như bưởi, mít, cam...
Bên cạnh đó, năm 2021 Đồng Nai cũng giảm các loại cây lương thực khác, tăng rau và củ có bột.
Năng suất các loại cây lương thực trên địa bàn tỉnh đang tăng dần hàng năm do nông dân bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, hướng đến giảm diện tích nhưng tăng năng suất.
Trong đó, năng suất lúa đạt 58,18 tạ/ha, tăng 0,68 tạ/ha so với cùng kỳ; khoai lang đạt 153,94 tạ/ha; mía 699 tạ/ha; đậu phộng đạt 24,51 tạ/ha.
Tương tự, tổng diện tích cây lâu năm hiện đang ở mức 169.608 ha, giảm hơn 463 ha so với cùng kỳ.
"Nguyên nhân diện tích cây lâu năm giảm là do nông dân chuyển đổi từ một số diện tích cây cà phê, cao su già cỗi sang cây ăn trái. Nông dân tăng diện tích cây ăn trái chủ yếu ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ (Đồng Nai)", ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Thống kê Đồng Nai cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, năm 2021 do dịch Covid-19 nên ngành nông nghiệp của địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác đã gặp nhiều khó khăn. Hiện, các đơn vị đang cố gắng thích ứng an toàn trở lại và dần phục hồi sản xuất.
Vĩnh Long: Gần 2.000 tấn cam bưởi, 500 tấn rau củ... cần 'giải cứu' mỗi ngày Bộ Công thương ngày 9.9 thông tin, hàng ngàn tấn rau của quả, trái cây tại Vĩnh Long đang cần được "giải cứu" bởi đang vào vụ thu hoạch. Gần 300 tấn khoai lang tím tại Vĩnh Long đang cần "giải cứu". Ảnh NG.NGA Cụ thể, ước tính khoai lang tím đang cần hỗ trợ tiêu thụ là trên 300 tấn/ngày, tập trung...