Đồng Nai phát hiện ca nhiễm BA.5
Tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong thứ 14 do sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tại đây cũng diến biến phức tạp với 4 ca nhiễm biến thể BA.5.
Theo CDC Đồng Nai, tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca lên 14 người.
Theo đó, bệnh nhân Đ.T.K. (56 tuổi, trú tại ấp Sông Mây, Bắc Sơn, Trảng Bom). Sáng 22/7, bệnh nhân bị sốt, mệt nhưng tỉnh táo. Gia đình có mua thuốc cho uống nhưng không đỡ nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark Đồng Nai để khám và điều trị.
Đến sáng 24/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tối 27/7, bệnh nhân tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, nhưng tử vong vào đêm cùng ngày với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy đa cơ quan. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường lâu năm, loét bao tử, suy tim và béo phì.
Sau khi ghi nhận ca tử vong, nhân viên y tế đã điều tra ca bệnh và xử lý ổ dịch, diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi bán kính 200 m từ nhà bệnh nhân. Đáng lưu ý, ấp nơi bệnh nhân sinh sống đã có một ca tử vong. Địa bàn này có sốt xuất huyết lưu hành quanh năm.
Đây là ca tử vong thứ 4 của huyện Trảng Bom và trường hợp thứ 14 của tỉnh do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Đoàn kiểm tra Bộ Y tế kiểm tra thực tế hộ gia đình phát hiện loăng quăng trong các vật dụng chứa nước quanh nhà. Ảnh: CDC Đồng Nai.
Video đang HOT
Thực tế kiểm tra cho thấy các hộ gia đình vẫn còn nhiều lăng quăng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Huyện Tân Phú là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết đang đứng thứ 2 toàn tỉnh với hơn 1.700 ca. Từ tháng 4 đến nay, ngành y tế đã tổ chức các đợt ra quân diệt lăng quăng và 11 đợt phun hóa chất diện rộng ở những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao.
Sau các đợt phun hóa chất diện rộng, chỉ số côn trùng và ca bệnh đều giảm mạnh ở tuần sau đó. Tuy nhiên, do thời tiết mưa nhiều nên chỉ sau vài tuần phun diện rộng, ca bệnh và chỉ số côn trùng đã tăng trở lại.
Ngoài sốt xuất huyết, dịch Covid-19 tại Đồng Nai cũng diến biến phức tạp. Theo kết quả giải trình tự gene Viện Pasteur TP.HCM, Đồng Nai đã ghi nhận 4 ca nhiễm biến thể BA.5. Trong đó, 3 ca ở Biên Hòa trong cùng ổ dịch ở phường An Bình (người nhập cảnh từ Thụy Sĩ) và một ca ở Trảng Bom. Cả 4 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại nhà.
Trung tâm Y tế TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom đã tiến hành khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch và ca bệnh không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
Báo cáo của Sở Y tế cho biết những ngày qua số ca nhiễm Covid-19 tại Đồng Nai liên tục tăng cao, có ngày tăng lên hơn 30 ca/ngày.
Số bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ diễn biến nặng cũng gia tăng. Hiện tỉnh theo dõi 145 ca mắc Covid-19 tại nhà, 21 ca tại cơ sở y tế.
Hiện tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 mũi 3, mũi 4 trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 3 đạt 68,80% và mũi 4 mới chỉ đạt 14,19%; tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 chỉ đạt 20,87%; trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 đạt 76,03% và mũi 2 chỉ đạt 37,48%.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi từng bước, thận trọng, đặt an toàn lên hàng đầu
Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận trọng từng bước và đặt an toàn lên hàng đầu.
Trả lời báo chí dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan.
Bộ Y tế trao đổi chặt chẽ và thường xuyên tham khảo ý kiến với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới. Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ảnh minh hoạ.
"Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.
Đồng thời Bộ cũng theo sát thông tin vaccine nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra...
Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đang đàm phán với các hãng để có thể cung ứng vaccine này.
"Khi có vaccine này, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết"- Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, việc tiêm vaccine vẫn thực hiện theo chương trình cũ. Việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc nhưng ngành y tế khuyến khích với tất cả người dân. Đa phần các trường hợp tử vong thời gian qua- khoảng 80% là do không tiêm vaccine, không tiêm đủ mũi. Đây là điều rất đáng tiếc, phần lớn tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
Vì thế, hiện nay, để bảo vệ nhóm đối tượng này, các địa phương đang thực hiện chiến lược "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine cho người dân, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.
Trước đó, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioTech để có thể triển khai tiêm và chấp nhận có thể dư thừa vaccine.
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi, quyết tâm mở cửa trường học an toàn trong thời gian sớm nhất...
Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ tháng 11/2021, vaccine tiêm là Pfizer. Công tác tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.
Thông kê đến ngày 1/2/2022, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.247.706 liều, trong đó mũi 1 là 8.446.380 liều; mũi 2 là 7.801.326 liều.
37/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90% gồm: Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang.
10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 23% - dưới 80% gồm: Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương.
51/53 F0 ở Đồng Nai tử vong có bệnh nền 51/53 ca nhiễm Covid-19 ở Đồng Nai tử vong có bệnh nền (tỷ lệ 96%), 29/53 ca tử vong chưa tiêm vắc xin (tỷ lệ 54,72%) và 24/53 ca tử vong dù đã tiêm từ 1 đến 2 mũi vắc xin Covid-19. Ngày 22.11, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, trong tuần qua (từ 15 - 21.11), toàn tỉnh có 53 ca...