Đồng Nai đón làn sóng đầu tư FDI mới – Bài 1: ‘Miền đất hứa’
Sức hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI) vào Đồng Nai là nhờ có hạ tầng giao thông thuận lợi đi các tỉnh, các khu công nghiệp được đầu tư bài bản, nhiều dịch vụ đi kèm và đặc biệt là có sẵn “đất sạch”.
Thu hút nhiều doanh nghiệp lớn
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, cho biết đa số các doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào tỉnh Đồng Nai đều có tuổi đời gần 30 năm và nguồn vốn đầu tư so với ban đầu đã tăng gấp nhiều lần. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đến Đồng Nai đặt nhà máy sản xuất như: Hyosung, Bosch, Amata, Fujitsu, Changshin, CP, Kenda, Maggitt… Hiện nay, các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore cũng đang chạy đua trong đầu tư vào Đồng Nai. Trong đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm đa số và chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp, đa số vào các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ – lĩnh vực mà tỉnh Đồng Nai và cả nước đang ưu tiên mời gọi.
Tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư FDI vào các dự án, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, trong khoảng 5 năm trở lại đây, có không ít doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ các nước khác về Việt Nam. Đặc biệt, từ khi tỉnh Đồng Nai được thành lập, đã không ít doanh nghiệp FDI Nhật Bản về đầu tư và gắn bó gần 30 năm với tỉnh.
Ông Ken – Ichiro Abe, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam đầu tư tại Đồng Nai đã hơn 25 năm, cho biết công ty mẹ tại Nhật Bản rất yên tâm khi đặt nhà máy tại tỉnh Đồng Nai, bởi nơi đây có hệ thống hạ tầng giao thông khá hoàn thiện và các chính sách, công tác cải cách hành chính của tỉnh cũng rất thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động. Vừa qua, công ty hoạt động tại Đồng Nai khá thành công vì các doanh nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng tìm nguồn nguyên liệu trong nước để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu vào những nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do và hưởng các ưu đãi về thuế quan dễ dàng hơn.
“Hiện nay, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi khoảng 20 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu qua các nước châu Âu. Trong suốt thời gian hoạt động, đơn vị luôn hướng đến người lao động và bảo vệ môi trường để công nhân Việt Nam yên tâm làm việc với mức thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng/người. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, ốm đau bệnh tật…”, ông Ken – Ichiro Abe nói.
Video đang HOT
Ông Ken – Ichiro Abe (ở giữa), Tổng giám đốc Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam rất hài lòng khi đầu tư vào tỉnh Đồng Nai trong hơn 25 năm qua.
Tương tự, ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, cho biết trong gần 30 năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã chọn TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai là nơi đặt các nhà máy sản xuất công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. Bởi TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai là hai tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng đã có rất nhiều chính sách thu hút đầu tư FDI: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cung cấp nguồn đất sạch cho doanh nghiệp, hoàn thiện hạ tầng giao thông, dịch vụ xung quanh. Đặc biệt, lãnh đạo các tỉnh tổ chức đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp FDI để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn… cho doanh nghiệp. Vì vậy, sắp tới sẽ có nhiều DN Nhật Bản khác muốn chuyển nhà máy về đầu tư tại Việt Nam và cụ thể là về đầu tư tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai…
Ông Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, tất cả các dự án FDI đầu tư tại Đồng Nai đều đã trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh và hiện tỉnh không còn địa phương trắng đầu tư FDI. Trong đó, các dự án FDI tập trung chủ yếu tại TP Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom. Sau một thời gian thu hút đầu tư FDI, những địa phương này đã tăng lợi thế, thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Ngoài ra, nhờ có nganh nghê đầu tư của các dự án FDI trên địa bàn đa dang vơi quy mô va trinh đô công nghê phong phú nên lực lượng lao động của tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mỗi năm thêm 1 tỷ USD vốn đầu tư
Ông Nguyễn Nguyên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, cho biết trung bình mỗi năm, tỉnh Đồng Nai thu hút FDI đạt trên 1 tỷ USD. Đến cuối tháng 9, Đồng Nai đã thu hút 1.550 dự án FDI (còn hiệu lực) với tổng vốn đăng ký gần 30,8 tỷ USD. Tỉnh Đồng Nai luôn xác định FDI là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao và liên tục trong nhiều năm qua, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, hiện tại Đồng Nai đã có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ vào tỉnh đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 31 tỷ USD, song nguồn vốn lớn tập trung vào các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc đại lục, Thái Lan. Dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư vào tỉnh hơn 6,8 tỷ USD, Đài Loan khoảng 5,4 tỷ USD, Nhật Bản hơn 4,7 tỷ USD, Singapore 3,4 tỷ USD, Trung Quốc 1,7 tỷ USD… Chỉ tính trong 8 tháng qua, các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đã thu hút vốn FDI được 776 triệu USD, đạt 76% kế hoạch năm (1 tỷ USD). Trong đó, cấp mới 51 dự án với tổng vốn cấp mới là 209 triệu USD, tăng vốn là 81 dự án với tổng vốn tăng trên 568 triệu USD.
Đồng Nai là nơi cung ứng nguyên liệu đầu vào cho nhiều sản phẩm công nghệ cao lớn của cả nước như linh kiện máy bay, linh kiện ô tô, linh kiện sản phẩm điện tử, robot, linh kiện cho các loại máy móc hiện đại của thế giới.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cũng cho hay, thu hút đầu tư FDI vào tỉnh ngày càng sôi động, nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn đã có mặt ở tỉnh, quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, những vướng mắc của doanh nghiệp được kịp thời tháo gỡ. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức nhiều đợt gặp gỡ doanh nghiệp FDI để kịp thời nắm bắt khó khăn trên các lĩnh vực thuế, hải quan, chính sách khác; nếu thuộc thẩm quyền của tỉnh sẽ giải quyết nhanh, còn thuộc thẩm quyền Trung ương sẽ kiến nghị Chính phủ sớm đưa ra những giải pháp cụ thể để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp FDI bị sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch bênh COVID-19. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư FDI vào Đồng Nai, tỉnh cũng đã chuẩn bị mặt bằng, quỹ đất sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư. Chủ trương, quan điểm của tỉnh là thu hút các dự án sản xuất công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đảm bảo việc xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của các nhà máy. Mặt khác, sau khi thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp, tỉnh cũng đã mở ra nhiều lĩnh vực khác để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư như: du lịch văn hóa, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể với ngành du lịch, tỉnh đã quy hoạch gần 20 điểm có tiềm năng phát triển du lịch và mời gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên các lĩnh vực, tỉnh đều yêu cầu doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động và có giá trị gia tăng cao.
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.947 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 29,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Về vốn điều chỉnh, có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, vốn điều chỉnh trong 9 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Không chỉ giảm về vốn đăng ký mới, 9 tháng qua dòng vốn ngoại vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần giảm 20,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể từ gần 40% trong 9 tháng năm 2019 xuống 27% trong 9 tháng năm nay.
Thời gian qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 9,9 tỉ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỉ USD và 1,3 tỉ USD, còn lại là các lĩnh vực khác.
Xét theo vùng, lãnh thổ, Singapore đang dẫn đầu về số vốn đầu tư vào VN với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,77 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,17 tỉ USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,87 tỉ USD.
Hiện, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu, tiếp đó là Hàn Quốc.
Kết quả trên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.
Chính phủ tiêu dùng và đầu tư như thế nào? Thay vì tăng tiêu dùng, Chính phủ nên theo hướng tăng cường hiệu quả đầu tư để tiền thực sự đến được với sản xuất và tạo tăng trưởng GDP. Ảnh minh họa. Trước tác động của Covid-19, Chính phủ kiên định thực hiện "mục tiêu kép" cho năm nay: đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Trong phát triển kinh...