Đóng một phần bến xe Miền Đông, liên quan ca Covid-19 là nữ giáo viên ở Đắk Lắk
Bến xe Miền Đông sáng nay (2/6) thông tin, đã tạm dừng và đóng cửa nhiều khu vực trong bến do liên quan đến nữ giáo viên mắc Covid-19 ở Đắk Lắk.
Trường hợp này là nữ giáo viên đi từ bến xe Miền Đông ( quận Bình Thạnh, TP.HCM) về tỉnh Đắk Lắk vào tối 25/5 và sau đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, bến xe lập tức yêu cầu nhà xe cung cấp danh sách hành khách đi trên chuyến xe ngày 25/5. Các bộ phận nhanh chóng trích xuất camera để lần ra những nơi người này đã đến trong phạm vi bến xe.
Qua truy xét, điều tra, ca mắc Covid-19 đi chuyến xe từ TP.HCM – Đắk Lắk của nhà xe Hưng Phát.
Hành khách này đã vào cổng 4 bến xe, ăn tại quán A8, tiếp xúc với chủ quán và nhân viên. Ngoài ra có mua nước ở quán A9, tiếp xúc với chủ quán, một số người giao nhận hàng hóa, đồng thời tiếp xúc nhân viên nhà vệ sinh dãy A.
Hiện Bến xe Miền Đông đã tạm thời dừng và đóng cửa các khu vực quán A8, A9, A10, nhà vệ sinh dãy A, khử khuẩn toàn bến xe.
Đồng thời, liện hệ những người đã tiếp xúc với hành khách nữ mắc Covid-19 yêu cầu họ khai báo y tế, kiểm tra sức khỏe, tạm ngưng làm việc.
Hiện bến xe siết phòng dịch nghiêm ngặt, thực hiện biện pháp 5K, chú trọng giãn cách, đeo khẩu trang, khai báo y tế…
Từ 0h ngày 31/5, tuyến xe đi Đắk Lắk đã tạm ngưng hoạt động tại đây. Người dân đi lại thông qua bến xe cần hết sức chú ý tuân thủ phòng dịch, kịp thời báo cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu sốt, bệnh.
Không có chuyện 'TP.HCM xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân thành phố'
Lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định việc xét nghiệm tầm soát Covid-19 trên diện rộng, tập trung vào một số nhóm nguy cơ cao, không phải là xét nghiệm từng người dân.
Người dân P.3, Q.Gò Vấp xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm trưa 30.5 . ẢNH: ĐỘC LẬP
Từ chiều 30.5, thông tin TP.HCM xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân được nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải và lan truyền trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
TP.HCM sẽ xét nghiệm Covid-19 diện rộng toàn thành phố, tập trung vào một số nhóm nguy cơ cao
Trong bối cảnh TP.HCM xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, nhất là từ chuỗi lây nhiễm tại cơ sở thuộc Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (Q.Gò Vấp), lấy mẫu toàn bộ người dân P.15 (Q.Gò Vấp) thì người dân lại càng quan tâm về việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 trưa cùng ngày, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế xét nghiệm trên diện rộng toàn TP.HCM, trong đó tập trung vào một số nhóm nguy cơ cao.
Vậy hiểu thế nào cho đúng việc lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng? Trao đổi với PV Thanh Niên vào tối nay, 30.5, một lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định "Việc TP.HCM xét nghiệm diện rộng không phải phải xét nghiệm từng người dân".
TP.HCM xét nghiệm tầm soát trên diện rộng không phải lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân, mà chỉ tập trung vào những nhóm có nguy cơ cao . ẢNH: ĐỘC LẬP
Tối 30.5: TP.HCM phát hiện 14 ca dương tính Covid-19 mới, nhiều F2 thành F0
Trong văn bản 1749 phát đi tối 30.5 về triển khai tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký, TP.HCM giao Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, trong đó ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm ngay các thành viên điểm bầu cử có hội viên Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đi bầu cử và tất cả công nhân, người lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược TP.HCM huy động sinh viên năm cuối tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo công suất 50.000 mẫu/ngày.
Người dân TPHCM sinh hoạt thế nào ở khu vực giãn cách, phong tỏa? Trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 31/5, TPHCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15; quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) giãn cách theo Chỉ thị 16, có chốt kiểm soát phương tiện ra vào. Tối 30/5, UBND TPHCM ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa...