Đồng minh chủ chốt gửi quân tới Nga tham gia tập trận
Bộ Quốc phòng Belarus thông báo nước này đang cử lực lượng tên lửa và pháo binh tới Nga để tập trận, trong bối cảnh Nga đang đối phó với cuộc tấn công đột phá của Ukraine ở tỉnh Kursk.
Máy bay vận tải quân sự Il76MD. Ảnh: Telegram / Bộ Quốc phòng Belarus
Bộ Quốc phòng ở Minsk ngày 13/8 thông báo rằng Belarus đang cử lực lượng tên lửa và pháo binh tới Nga tham gia tập trận chung với quốc gia đồng minh.
Thông báo ngắn gọn cho biết cuộc tập trận sẽ bao gồm việc sử dụng nhiều hệ thống phóng tên lửa trên một phạm vi quân sự chưa xác định ở Nga.
Trước đó, ngày 12/8 Minsk cho biết họ cũng đã cử lực lượng phòng không tham gia tập trận chung với quân đội Nga. Theo các tuyên bố, binh sĩ Belarus đã được điều động trên máy bay vận tải Il-76 tới dãy Ashuluk thuộc vùng Astrakhan ở miền nam Nga.
Việc di chuyển quân diễn ra trong bối cảnh Moskva cáo buộc Ukraine đưa lực lượng chính quy xâm nhập vào tỉnh Kursk từ ngày 6/8. Diễn biến mới gián tiếp liên quan đến Belarus khi Kiev phóng thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công tự sát qua không phận nước này.
Video đang HOT
Theo các quan chức Belarus, Minsk không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột Ukraine, nhưng lực lượng phòng không của nước này, được tích hợp với hệ thống phòng không của Nga, đã chặn một số thiết bị bay không người lái và giúp lực lượng Nga nhắm mục tiêu vào những chiếc UAV khác.
“Những thiết bị bay không người lái bị bắn rơi dường như đã được lắp ráp bởi Ukraine cùng với các kỹ sư NATO”, hãng thông tấn Belta của Belarus đưa tin trong tuần trước, sau khi các địa điểm rơi của những chiếc UAV “lạ” được điều tra.
Minsk trước đây từng cáo buộc Kiev tổ chức các hành động khiêu khích gần biên giới của mình. Trong bối cảnh xung đột ở Vùng Kursk, cách Belarus khoảng 180km, nước này đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biên giới giáp Ukraine.
Ngày 11/8, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết một số lực lượng cơ giới của họ đã được đặt trong tình trạng báo động, nhiều xe tăng và các phương tiện khác được triển khai bằng đường sắt đến các khu vực Gomel và Mozyr dọc biên giới Ukraine.
Kiev cho biết việc xâm nhập vào lãnh thổ Nga là nhằm mục đích gây áp lực buộc Moskva phải chấp nhận một “hòa bình công bằng”. Theo một tù nhân chiến tranh Ukraine tham gia vào vụ xâm nhập đã được Cơ quan An ninh Liên bang Nga thẩm vấn, các binh sĩ thông báo rằng họ nên cố gắng chiếm càng nhiều lãnh thổ của Nga càng tốt để sau đó đổi lấy các vùng lãnh thổ khác mà Kiev tuyên bố chủ quyền.
Hôm 12/8, Tổng thống Vladimir Putin đã loại trừ khả năng đàm phán với Kiev do hành động của quân đội Ukraine. Ông cáo buộc họ tấn công bừa bãi thường dân Nga ở Vùng Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga ước tính thiệt hại của Ukraine trong cuộc tấn công là 1.610 binh sĩ, tính đến ngày 13/8, trong khi Ukraine không đưa ra bất cứ thừa nhận nào về tổn thất trong chiến dịch.
Tổng thống Putin ngày 12/8 đã chỉ rõ rằng Ukraine đang cố gắng phá hoại sự ổn định của Liên bang Nga bằng chiến dịch tấn công tỉnh Kursk, nhưng Kiev sẽ không thành công.
Tại cuộc họp được truyền hình trực tiếp với các quan chức an ninh cấp cao và các thống đốc khu vực, ông Putin cho rằng giờ đây đã rõ lý do tại sao Ukraine từ chối đề xuất quay lại với kế hoạch hoà bình của Nga cũng như đề xuất của các bên trung lập. Theo ông, có vẻ như Kiev với sự giúp đỡ của phương Tây đang thực hiện ý đồ của mình là tìm cách cải thiện vị thế đàm phán trong tương lai. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh không thể đàm phán khi Ukraine “nhắm vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự một cách bừa bãi hoặc tìm cách đe dọa các cơ sở điện hạt nhân”.
Ông Putin cho biết mức độ tổn thất của lực lượng vũ trang Ukraine đang tăng lên đáng kể, bao gồm cả đối với những đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất, đã thâm nhập qua biên giới.
Những lỗ hổng quốc phòng nghiêm trọng của châu Âu nếu giảm sự phụ thuộc vào Mỹ
Có 4 lỗ hổng chính mà châu Âu cần lấp đầy nếu họ thực sự muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo quốc phòng cho chính mình.
Binh sĩ NATO tham gia tập trận chung Ba Lan-Litva ở Alytus (Litva) ngày 26/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu đang xem xét cách xây dựng quân đội của họ không phụ thuộc vào Mỹ, tờ New York Times mới đây đưa tin.
Cụ thể, các quan chức và nhà phân tích NATO cho biết châu Âu cần phải làm nhiều hơn nữa để bớt phụ thuộc vào Mỹ. Điều đó bao gồm cam kết chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng, xây dựng năng lực sản xuất vũ khí và phối hợp mua các hệ thống vũ khí có thể thay thế những hệ thống hiện chỉ do Mỹ cung cấp.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng sẽ có 4 lỗ hổng chính mà châu Âu cần lấp đầy nếu họ thực sự muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo quốc phòng cho chính mình.
Thứ nhất là vấn đề tài chính: Mười năm sau khi các thành viên NATO cam kết chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, hai phần ba thành viên sẽ đạt được mục tiêu như vậy vào cuối năm nay. Nhưng một phần ba trong số các nước NATO sẽ không làm như vậy.
Thứ hai là về quân số: Vấn đề không chỉ nằm ở số lượng binh sĩ, mà còn cả ở sự mất cân bằng giữa quân chiến đấu và "bộ phận hậu cần" của quân đội châu Âu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt binh sĩ có kỹ năng về chiến tranh công nghệ cao.
Thứ ba là các yếu tố chiến lược: Bao gồm phòng không và tên lửa tích hợp, pháo binh và tên lửa chính xác tầm xa, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay vận tải chở quân và thiết bị hạng nặng như xe tăng, máy bay giám sát trên không, thiết bị bay không người lái hiện đại và vệ tinh tình báo.
Thứ tư là "chiếc ô" hạt nhân: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng lợi ích của nước này có "chiều hướng châu Âu". Nhưng học thuyết hạt nhân của Pháp hoàn toàn mang tính quốc gia, và hiện tại Pháp không tham gia vào các kế hoạch hạt nhân của NATO. Liệu Pháp có sẵn sàng đưa các tài sản hạt nhân ra khỏi nước Pháp không? Tương tự như Anh, nước chỉ sở hữu một lực lượng răn đe hạt nhân trên tàu ngầm và đang gặp khó khăn trong việc tài trợ cho quá trình hiện đại hóa.
Chiến sự ngày 339: Nga tuyên bố tập kích 86 đơn vị Ukraine Bộ Quốc phòng Nga cho hay các máy bay chiến thuật, lực lượng tên lửa và pháo binh đã tham gia đợt tập kích tại hàng loạt khu vực ở Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã tấn công hàng loạt đơn vị Ukraine . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TASS Hãng TASS ngày 28.1 dẫn lời phát ngôn...