Động lực nào để kiến xây dựng được xã hội mà gần đây loài người mới có?

Theo dõi VGT trên

Cách đây 12.000 năm, con người mới bắt đầu có cuộc cách mạng nông nghiệp thay cho săn bắt hái lượm.

Còn loài kiến đã biết trồng trọt, chăn nuôi đại trà từ hàng triệu năm trước. Tại sao lại thế?

Động lực nào để kiến xây dựng được xã hội mà gần đây loài người mới có? - Hình 1

Kiến tha lá về tổ để trồng nấm

Xã hội của loài kiến: Từ săn bắt hái lượm đến trồng trọt chăn nuôi

Kiến là nhóm đã thực hiện sự phân công lao động đến mức cực đoan nhất. Đàn kiến cắt lá có thể gồm hơn 8 triệu cá thể, gấp đôi dân số ở thành phố Berlin của Đức và kiến thợ có kích thước khác nhau đáng kể: Ở một số loài, kiến thợ lớn nhất, chịu trách nhiệm bảo vệ tổ, có thể nặng gấp 300 lần so với những con nhỏ nhất chuyên lo việc chăm sóc kiến con.

Bởi vì những thế giới kiểu này quá phức tạp và quy mô để nghiên cứu cách thức phân công lao động xuất hiện, nhà sinh vật học tiến hóa Yuko Ulrich (Viện Sinh thái Hóa học Max Planck ở Jena, Đức) và các đồng nghiệp tập trung vào một loài khác và rất đặc biệt: loài kiến đột kích vô tính (Ooceraea biroi). Loài kiến này sinh sản vô tính nên tất cả các cá thể gần như giống hệt nhau về mặt di truyền. Tất cả đều có thể sinh sản, chúng thực hiện cùng lúc khoảng mỗi tháng một lần.

Điều này cho phép các nhà nghiên cứu điều tra xem điều gì xảy ra khi quy mô nhóm (thường từ hàng chục đến hàng trăm cá thể đối với loài này) tăng dần trong trường hợp không có bất kỳ biến đổi nào khác có thể xảy ra. Để dễ kiểm soát quá trình thí nghiệm, họ đã nghiên cứu các quần thể kiến nhỏ hơn nhiều, từ một con kiến đơn độc đến 16 con.

Ulrich và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng các cá thể kiến cư xử ngày càng khác nhau khi quy mô nhóm tăng lên. Càng có nhiều kiến trong tổ, chúng càng chuyên môn hóa các công việc như chăm sóc kiến con hoặc tìm kiếm thức ăn và nhờ vậy, tỷ lệ kiến con bị bỏ mặc không được chăm lo càng nhỏ.

Có lẽ nhờ vậy mà các nhóm lớn hơn có tốc độ mở rộng đàn nhanh hơn nhiều so với các nhóm nhỏ hơn. Trong khi một con kiến sống riêng lẻ thường không nuôi con và đàn kiến có 2 con thường chỉ nuôi một ấu trùng đến khi trưởng thành, thì đàn kiến gồm 12 và 16 con có số lượng thành viên tăng gấp đôi rất nhanh. Theo Ulrich, điều này không chỉ cho thấy sự phân công lao động xuất hiện như thế nào trong các nhóm mà còn chứng tỏ lợi ích của nó.

Video đang HOT

Judith Bronstein, nhà sinh thái học tiến hóa tại Đại học Arizona, người nghiên cứu về sự tương tác giữa các loài, cho biết sự xuất hiện của các cá thể chuyên về các khía cạnh cụ thể của đời sống kiến đã tạo cơ hội cho một kiểu hợp tác mới phát triển: giữa các loài khác nhau.

Ví dụ, nhiều loài côn trùng sống theo bầy đàn đã phát triển quan hệ đối tác với một số loài thực vật nhất định để khai thác mật hoa và đổi lại thực vật được con trùng giúp thụ phấn và đôi khi được bảo vệ khỏi động vật ăn cỏ. Thậm chí, loài kiến đã đẩy việc kiếm ăn lên thành hoạt động chăn nuôi, trồng trọt như ở con người khi chúng nuôi rệp để “vắt sữa” hoặc trồng nấm.

Xã hội loài cá cichlid: Nhập gia không tùy tục

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về phân công lao động đều tập trung vào xã hội côn trùng. Tuy nhiên, một số động vật có vú, chim và cá cũng sống và sinh sản theo nhóm, thậm chí đôi khi còn cùng nhau chăm sóc con non. Phải chăng sự phân công lao động cũng xảy ra trong những nhóm này? Nghiên cứu về chủ đề này ở những loài động vật có xương sống khá khan hiếm, nhưng một số nhà sinh vật học đã bắt đầu xem xét.

Hai vợ chồng nhà sinh vật học Barbara và Michael Taborsky đã làm như vậy trên loài sinh vật mà họ yêu thích Princess of Lake Tanganyika cichlid, một loài cá sống bầy đàn theo kiểu gia đình. Barbara Taborsky nói: “Những nhóm này luôn có một con đực và một con cái sinh sản, sau đó có nhiều cá nhỏ hơn không đẻ trứng nhưng giúp chăm sóc đàn con”.

Bằng cách quan sát một số bể có cả cichlid con lẫn trưởng thành và một số bể khác chỉ có cichlid con, nghiên cứu của Taborskys đã tiết lộ rằng môi trường xã hội nơi cá lớn lên ảnh hưởng đến hành vi của chúng khi trưởng thành, gồm cả cách thức thực hiện phân chia nhiệm vụ.

Ví dụ, khi thả một số con cichlid 10 tháng tuổi vào nhóm mới, những con cichlid đã trải qua hai tháng đầu đời mà không có con trưởng thành dẫn dắt, có xu hướng giúp gia đình mới bằng cách thường xuyên vệ sinh trứng hơn. Còn những con cichlid khi mới ra đời đã sống với con trưởng thành trong nhóm cũ lại ít có khả năng giúp đỡ gia đình mới hơn.

Thay vào đó, chúng có xu hướng thể hiện “sự run rẩy phục tùng” các con lớn. Các nhà nghiên cứu cho biết việc cichlid thường xuyên vẫy đuôi là dấu hiệu phục tùng những cá thể thống trị, nắm quyền sinh sản. Điều này giúp chúng tránh khỏi rắc rối nhưng có lẽ chúng cũng không đóng góp nhiều vào thành công của bầy.

Ví dụ đó tất nhiên mới chỉ là hiện tượng bề ngoài. Về bản chất, hầu hết tất cả các loài cichlid đều lớn lên trong một nhóm dạng gia đình. Vì vậy, các cơ chế xác định loài cá nào sẽ thực hiện ứng xử như mô tả trên một cách tự nhiên phải cần nghiên cứu sâu hơn. Thật vậy, có thể chỉ cần những khác biệt nhỏ ban đầu về hành vi hoặc kích thước cơ thể cũng có thể dẫn đến sự phân công lao động đáng kể, vì những khác biệt nhỏ có xu hướng trở nên rõ rệt hơn theo thời gian.

Các con cá được nuôi với những con nhỏ hơn chúng có xu hướng phát triển nhanh hơn và có hành vi thống trị cao hơn, trong khi các con cá được nuôi với những con lớn hơn sẽ phát triển chậm hơn so với những con khác.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loài cá có kích cỡ khác nhau sẽ có những vai trò khác nhau. Barbara Taborsky nói: “Cichlid tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của chúng, vì vậy chúng có kích thước cơ thể rất khác nhau và điều này khiến chúng ít nhiều phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau. Những con lớn nhất khiến những kẻ săn mồi sợ hãi sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh địa. Những con cỡ trung bình đào cát để làm buồng ấp. Và những con nhỏ nhất chăm sóc trứng bằng cách dọn sạch mọi vi sinh vật nguy hiểm tiềm tàng.

Đó là một cách phân chia công việc đang nổi lên một cách tự phát, tương tự như những gì xảy ra ở các đàn ong, nơi những con ong nhỏ chăm sóc trứng trong khi những con lớn hơn mạo hiểm ra ngoài. Tất cả đều không cần lên lịch cuộc họp, không cần sơ đồ tổ chức. Tuy nhiên, mọi thứ hoạt động trơn tru.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn

Khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối thủ phát triển chức năng sinh sản.

Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối thủ phải làm ong thợ.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn - Hình 1

Hai con ong cái sống chung trong một hộp thì luôn xảy ra chiến tranh giữa chúng

Đối với xã hội con người, sự phân công lao động đã trở thành một điều cần thiết: Không ai có đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ để giữ cho xã hội được vận hành trơn tru. Điều này khiến nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, và mỗi người dễ bị tổn thương nếu đơn độc. Con người thực sự không thể tự mình làm được tất cả mọi thứ.

Từ những phát hiện khảo cổ học, ta có chút dữ liệu tái hiện lại tình trạng này đã như thế nào. Ban đầu, mọi người ít nhiều đều làm những việc giống nhau. Nhưng vì có sự phân chia, trao đổi thực phẩm giữa các thành viên trong cộng đồng săn bắn hái lượm vốn là tổ tiên chúng ta nên bắt đầu có sự phân công lao động: một số người có thể chuyên về các nhiệm vụ khác ngoài việc chính thời đó là tìm kiếm thực phẩm, chẳng hạn như chế tạo công cụ, chữa bệnh hoặc trồng cây. Những kỹ năng này đã làm phong phú thêm khả năng thích ứng của cộng đồng nhưng lại khiến các "chuyên gia" càng phụ thuộc nhiều hơn vào người khác. Điều này càng củng cố sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng và thúc đẩy loài người lên mức độ chuyên môn hóa cao hơn nữa và cuối cùng là có xã hội phát triển như ngày nay.

Michael Taborsky, nhà sinh học hành vi tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ cho biết: "Những xã hội có sự phát triển cao về chia sẻ nhiệm vụ và phân công lao động giữa các thành viên trong nhóm rất dễ nhận thấy vì sự thành công đặc biệt của chúng trong hệ sinh thái". Và điều Taborsky nói không chỉ riêng về xã hội loài người. Sự phân công lao động sâu rộng cũng có thể được thấy ở xã hội nhiều loài côn trùng như kiến, ong, mối..., trong đó các cá thể trong đàn lớn thường chuyên môn hóa một số nhiệm vụ, giúp đàn của chúng hoạt động có hiệu quả ấn tượng.

Taborsky nói: "Không hề cường điệu khi nói rằng xã hội, của không chỉ con người mà còn cả của côn trùng, thống trị sự sống trên Trái đất". Nhưng sự phân công lao động đã phát triển như thế nào? Tại sao nó dường như hiếm ở bên ngoài loài người và các loài côn trùng sống theo bầy đàn? Trên thực tế, xã hội như vậy có hiếm hoi như chúng ta nghĩ không?

Taborsky, người đã nghiên cứu sự hợp tác ở động vật trong nhiều thập niên, ngày càng quan tâm đến những câu hỏi như thế. Vào tháng 3 năm nay, ông và vợ là bà Barbara Taborsky, cũng là đồng nghiệp, đã tổ chức một hội thảo khoa học về chủ đề này ở Berlin với sự có mặt của một số chuyên gia cùng lĩnh vực. Trong suốt hai ngày, họ đã thảo luận về việc phân công lao động có thể đã phát triển như thế nào theo thời gian và cơ chế nào cho phép nó phát triển lặp đi lặp lại ở mọi lĩnh vực của một số loài nhất định.

Một trong những nhà khoa học dự hội nghị là Jennifer Fewell, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu xã hội côn trùng tại Đại học bang Arizona và đã nghiên cứu chủ đề này trong nhiều thập niên. Bà Fewell nói rằng ở các đàn côn trùng có tính xã hội, "không có con nào đóng vai lãnh đạo đầu não bảo các con trong bầy phải làm gì, mà thay vào đó, sự phân công lao động xuất hiện từ sự tương tác giữa các cá thể".

Ở mức độ rất cơ bản, sự phân công lao động có thể xuất hiện do có sự thay đổi về điều kiện môi trường gây ra cơ chế phản ứng khác nhau của từng cá thể. Fewell lấy ví dụ sống động trong mỗi gia đình với câu hỏi: ai là người rửa bát? Một số người không thể chịu được bát đĩa bẩn trong bồn rửa; nhưng có những người khác không hề chú ý đến điều đó cho đến khi bát đĩa được rửa sạch và xếp chồng lên nhau. Fewell diễn giải: "Trong trường hợp của tôi, tôi thấy khó chịu khi bát đĩa bẩn lấp đầy một nửa bồn rửa. Còn chồng tôi thì chỉ 2 cái đĩa bẩn là đã khó chịu, Vì vậy, mỗi khi chỉ có 2 cái đĩa bẩn, chồng tôi sẽ đến bồn và rửa chúng. Nhờ đó, tôi giảm nhu cầu rửa bát, vì 2 cái đĩa chưa chạm đến ngưỡng phản ứng của tôi".

Để hiểu sự phân công lao động có thể bắt nguồn như thế nào, Fewell cho biết thêm, có lẽ không có ý nghĩa gì khi nghiên cứu những loài côn trùng có cấu trúc xã hội phức tạp với các đẳng cấp khác nhau. Theo Fewell, chiến lược tốt nhất là tập trung vào những loài mà trong đó các cá thể thường đơn độc hoặc có một xã hội đơn giản hơn. Ở đó các thành viên rất giống nhau và tất cả đều có khả năng phát triển thành con đầu đàn như mối chúa, ong chúa.

Một loài mà Fewell đã tập trung nghiên cứu là loài ong mồ hôi thuộc loài làm tổ trên mặt đất (Lasioglossum NDA-1) mà bà thu thập được từ một khu rừng ở miền Nam nước Úc. Những con ong này thường sống đơn độc nhưng khi buộc phải sống cùng nhau trong một cái tổ nhân tạo, chúng sẽ tự nhiên phân chia công việc xây tổ và tuần tra bảo vệ, đơn giản vì mỗi con có xu hướng làm việc khác nhau. Fewell khẳng định: "Điều này không có nghĩa là chúng đang phối hợp. Đôi khi, con ong đang đào hang có thể hất đất về con khác. Chúng dường như không chú ý nhiều đến nhau".

Nói cách khác, ngay cả khi không có sự phối hợp rõ ràng, một hình thức phân công lao động rất thô sơ vẫn có thể xuất hiện. Tuy nhiên, vì sống đơn độc nên những con ong mồ hôi này có thể dạy chúng ta chút ít về cách phân chia công việc.

Vì vậy, Fewell đang nghiên cứu các loài khác có mức độ hành vi xã hội phức tạp hơn. Ở loài kiến gặt California (Pogonomyrmex californicus), một số đàn được tổ chức với con kiến chúa duy nhất, trong khi ở các đàn khác lại được tổ chức theo hội đồng kiến chúa làm lãnh đạo. Liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt trong cách chúng cư xử không?

Câu trả lời là có. Khi Fewell tập hợp các kiến chúa đến từ 2 dạng quần thể (dạng 1 có 1 kiến chúa và dạng 2 có nhiều kiến chúa), các kiến chúa thuộc quần thể dạng thứ 2 dường như chú ý nhiều hơn đến những gì các kiến chúa khác đang làm. Trên thực tế quan sát, Fewell cho biết: "Trong hầu hết các trường hợp, kiến chúa ở quần thể dạng thứ nhất lại thực hiện mọi công việc đào bới một cách ngây thơ, còn kiến chúa ở quần thể dạng 2 thì không làm gì khác vì có lẽ đó không phải việc của chúng".

Vì vậy, mặc dù sự phân công lao động có thể xuất hiện một cách tự phát, nhưng ban đầu nó không nhất thiết mang lại lợi ích chung, ít nhất là không phải cho tất cả những thành viên liên quan.

Nhà sinh thái học hành vi Raghavendra Gadagkar thuộc Viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore, cho biết các nghiên cứu ở các loài côn trùng khác cũng chỉ ra rằng phân công lao động không nhất thiết có nghĩa là "chơi đẹp". Ở ong giấy Ấn Độ, một loài sống theo đàn mà ông đã nghiên cứu trong nhiều thập niên, các cá thể không khác nhau về hình dạng cơ thể và mọi con cái đều có khả năng phát triển chức năng sinh sản để trở thành ong chúa. Nhưng trong phòng thí nghiệm, khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối phương phát triển chức năng sinh sản. Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối phương phải làm ong thợ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Gadagkar và các cộng sự ghép 3 con ong cái lại với nhau trong một hộp? Ông nói: "Vẫn chỉ có một ong chúa, nhưng hai con còn lại làm ong thợ sẽ có sự phân chia lao động. Một con chăm sóc con non trong tổ, con còn lại sẽ ra ngoài kiếm ăn... Sau khi "đăng quang", ong chúa sẽ giao việc đó cho 2 ong thợ thực thi sự phân công lao động này".

Các thí nghiệm sâu hơn đã tiết lộ rằng càng có nhiều cá thể trong tổ thì sự phân công lao động càng tinh tế và hiệu quả hơn. Mặc dù có rất ít sự khác biệt về số lượng trứng và ấu trùng được sinh ra và tồn tại trong tổ với một hoặc hai cá thể, nhưng việc thêm con thứ ba sẽ dẫn đến số trứng, nhộng và ấu trùng được tạo ra trong tổ nhiều hơn khoảng một phần ba. Vì vậy, sự phân công lao động trong xã hội ong có những lợi ích rõ ràng và những lợi ích này tiếp tục tăng theo quy mô của đàn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị tuyên bố đã tử vong, cụ bà 85 tuổi bất ngờ "ngồi bật dậy"Bị tuyên bố đã tử vong, cụ bà 85 tuổi bất ngờ "ngồi bật dậy"
09:34:34 12/02/2025
Răng người mọc ra trong miệng lợn: Một phát minh mới sẽ cách mạng hóa ngành nha khoaRăng người mọc ra trong miệng lợn: Một phát minh mới sẽ cách mạng hóa ngành nha khoa
10:16:46 11/02/2025
Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc MỹNgôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ
10:20:36 11/02/2025
Xác suất địa cầu trúng tiểu hành tinh trong năm 2032 vừa tăng gấp đôiXác suất địa cầu trúng tiểu hành tinh trong năm 2032 vừa tăng gấp đôi
21:33:00 10/02/2025
Đang ngồi trong nhà, người phụ nữ hoảng sợ khi 1 con vật to lớn xuất hiện, chuyên gia cảnh báo nguy hiểmĐang ngồi trong nhà, người phụ nữ hoảng sợ khi 1 con vật to lớn xuất hiện, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm
10:14:44 11/02/2025
Bí ẩn hơn 1.100 con vích chết hàng loạt trên bờ biển phía nam Ấn ĐộBí ẩn hơn 1.100 con vích chết hàng loạt trên bờ biển phía nam Ấn Độ
07:08:09 11/02/2025
Bí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừngBí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừng
10:13:02 11/02/2025
Những hố thiên thạch triệu năm tuổi nổi tiếng trên thế giớiNhững hố thiên thạch triệu năm tuổi nổi tiếng trên thế giới
10:49:32 11/02/2025

Tin đang nóng

Căng: Sao nữ Vbiz tố bạn trai bạc bẽo, bị chia tay ngay sau khi cùng anh chiến đấu với bệnh ung thưCăng: Sao nữ Vbiz tố bạn trai bạc bẽo, bị chia tay ngay sau khi cùng anh chiến đấu với bệnh ung thư
14:40:27 12/02/2025
Hai con của Từ Hy Viên được giao cho chồng cũ Uông Tiểu Phi nuôi dưỡngHai con của Từ Hy Viên được giao cho chồng cũ Uông Tiểu Phi nuôi dưỡng
14:30:56 12/02/2025
Trước giờ G lễ thành đôi: Bố Vũ Cát Tường đối diện với tin con lấy vợ ra sao?Trước giờ G lễ thành đôi: Bố Vũ Cát Tường đối diện với tin con lấy vợ ra sao?
15:01:09 12/02/2025
Vũ Luân và Phương Lê lên kế hoạch sinh conVũ Luân và Phương Lê lên kế hoạch sinh con
14:56:11 12/02/2025
Nóng: Kim Woo Bin sánh đôi cùng phụ nữ lạ giữa tin chia tay Shin Min Ah, phía tài tử xác nhận 1 điềuNóng: Kim Woo Bin sánh đôi cùng phụ nữ lạ giữa tin chia tay Shin Min Ah, phía tài tử xác nhận 1 điều
13:33:59 12/02/2025
Video hiếm Từ Hy Viên lần đầu gặp chồng Hàn cách đây 27 năm khiến dân mạng không cầm được nước mắtVideo hiếm Từ Hy Viên lần đầu gặp chồng Hàn cách đây 27 năm khiến dân mạng không cầm được nước mắt
13:44:19 12/02/2025
Lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và vợ: Công khai trọn không gian tiệc đẹp như mơ, 1 chi tiết được giữ kín đến cùngLễ thành đôi của Vũ Cát Tường và vợ: Công khai trọn không gian tiệc đẹp như mơ, 1 chi tiết được giữ kín đến cùng
16:47:19 12/02/2025
Cô dâu bí ẩn của Vũ Cát Tường từng xuất hiện trong 'Người bí ẩn' 10 năm trướcCô dâu bí ẩn của Vũ Cát Tường từng xuất hiện trong 'Người bí ẩn' 10 năm trước
12:51:46 12/02/2025

Tin mới nhất

Tàu vũ trụ NASA chụp được 'nhện Sao Hỏa' tái xuất

Tàu vũ trụ NASA chụp được 'nhện Sao Hỏa' tái xuất

11:28:29 12/02/2025
Trong bức ảnh mà NASA công bố, được chụp bởi tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO), màu đỏ của vùng đất cực Nam giá lạnh trên Sao Hỏa xuất hiện những vết đen kỳ lạ
Kỳ tích sống sót của chú mèo bị nhốt 1 tháng ở nơi nóng như thiêu, không đồ ăn

Kỳ tích sống sót của chú mèo bị nhốt 1 tháng ở nơi nóng như thiêu, không đồ ăn

10:37:45 12/02/2025
Dân mạng rơi nước mắt trước khả năng sinh tồn kỳ lạ của chú mèo bị bỏ mặc đến chết và tổn thương não nhưng vẫn cố bám víu để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.
Một số loài sinh vật kỳ dị nhất thế giới

Một số loài sinh vật kỳ dị nhất thế giới

10:37:06 12/02/2025
Được phát hiện ở Venezuela năm 2009, bướm đêm Poodle Venezuela có ngoại hình vô cùng kì dị, trông tựa như người ngoài hành tinh nhưng có bộ lông giống chó xù
Bí ẩn về loài 'trăn máu' quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam

Bí ẩn về loài 'trăn máu' quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam

09:33:24 12/02/2025
Trăn cộc hay còn gọi là trăn đuôi ngắn hoặc trăn máu, một loài bò sát đặc biệt và quý hiếm, sinh sống trong những khu rừng rậm ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.
Vòng ánh sáng bí ẩn nuốt trọn một thiên hà

Vòng ánh sáng bí ẩn nuốt trọn một thiên hà

09:02:52 12/02/2025
Kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã chụp được vật thể gây kinh ngạc quanh thiên hà NGC 6505.
Một thành phố tặng 18 triệu đồng cho mỗi cặp đôi mới cưới

Một thành phố tặng 18 triệu đồng cho mỗi cặp đôi mới cưới

10:13:57 11/02/2025
Tờ Korea Times ngày 10/2 cho biết, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đang hoàn thiện kế hoạch tặng tiền cho các cặp đôi mới đăng ký kết hôn, dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 10 năm nay.
Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

21:25:44 09/02/2025
Hôm (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở vườn nhà ngoại ô Sydney, thành phố đông dân nhất xứ sở chuột túi.
Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

17:11:35 09/02/2025
Một khảo sát mới về thiên thạch sắt magma đã làm sáng tỏ sự thật về các khối xây dựng hành tinh đã tạo nên Trái Đất và Sao Hỏa sơ khai, điều liên quan trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng sự sống của cả hai thế giới.
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.
Sự thật về bức ảnh nhìn thấy đường cong Trái Đất từ đỉnh Everest

Sự thật về bức ảnh nhìn thấy đường cong Trái Đất từ đỉnh Everest

12:45:07 09/02/2025
Độ cao tối thiểu để có thể nhìn thấy độ cong của Trái Đất là 10.668 m, trong khi đỉnh núi cao nhất thế giới Everest chỉ cao 8.848 m.
Gia đình hải ly chỉ mất 2 ngày để xây dựng những con đập mà chính phủ đã 'loay hoay' suốt 7 năm

Gia đình hải ly chỉ mất 2 ngày để xây dựng những con đập mà chính phủ đã 'loay hoay' suốt 7 năm

12:43:03 09/02/2025
Một gia đình hải ly ở Cộng hòa Czech đã khiến cả quốc gia phải ngạc nhiên khi chỉ trong 2 ngày, chúng đã xây dựng được những con đập phục vụ cho dự án phục hồi các khu vực nước ngọt ở Vườn quốc gia Brdy
Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố

Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố

08:46:50 09/02/2025
Theo Indiatoday , Tổng cục Tình báo hải quan (DRI) của Ấn Độ đã tịch thu số vàng trị giá khoảng 6 triệu Rupee (hơn 1,7 tỷ đồng) được giấu bên trong một máy xay sinh tố tại sân bay Jaipur, nhà chức trách cho biết hôm thứ Ba.

Có thể bạn quan tâm

Nga tuyên bố đề xuất trao đổi lãnh thổ của Ukraine là vô nghĩa

Nga tuyên bố đề xuất trao đổi lãnh thổ của Ukraine là vô nghĩa

Thế giới

18:42:57 12/02/2025
Đáp lại, ông Medvedev, người từng giữ chức Tổng thống Nga từ năm 2008-2012, khẳng định Nga không cần đàm phán theo cách này vì nước này có thể đạt được hòa bình bằng sức mạnh.
Video khiến hơn 30 triệu phải dừng xem bởi chi tiết rùng rợn ở cuối cùng

Video khiến hơn 30 triệu phải dừng xem bởi chi tiết rùng rợn ở cuối cùng

Netizen

18:18:22 12/02/2025
Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút về hàng chục triệu lượt xem chỉ bởi chi tiết vô cùng rùng rợn ở cuối cùng.
Vũ Cát Tường rơi lệ ở lễ thành đôi: 'Muốn yêu thương, bảo vệ em đến khi già đi'

Vũ Cát Tường rơi lệ ở lễ thành đôi: 'Muốn yêu thương, bảo vệ em đến khi già đi'

Sao việt

18:03:42 12/02/2025
Trong lễ thành đôi, ca sỹ Vũ Cát Tường không kìm được nước mắt, nghẹn ngào trao lời hẹn ước yêu thương, hứa bảo vệ nửa kia trọn đời.
Nữ diễn viên U60 tiết lộ hậu trường cảnh nóng táo bạo với bạn diễn kém 29 tuổi

Nữ diễn viên U60 tiết lộ hậu trường cảnh nóng táo bạo với bạn diễn kém 29 tuổi

Hậu trường phim

17:29:22 12/02/2025
Nicole Kidman, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar, khiến công chúng bất ngờ khi chia sẻ lý do phải tạm dừng quay các cảnh nóng trong phim Babygirl .
Lộ kết quả giành quyền nuôi con của chồng cũ Từ Hy Viên, bà ngoại 2 bé răn đe mẹ kế 1 điều

Lộ kết quả giành quyền nuôi con của chồng cũ Từ Hy Viên, bà ngoại 2 bé răn đe mẹ kế 1 điều

Sao châu á

17:26:34 12/02/2025
Ngày 12/2, theo tờ QQ, nguồn tin thân cận với gia đình Từ Hy Viên gây xôn xao khi hé lộ kết quả thương lượng về quyền nuôi con của Uông Tiểu Phi với nhà vợ cũ.
Kanye West bị loại khỏi công ty, "bay màu" tài khoản mạng xã hội

Kanye West bị loại khỏi công ty, "bay màu" tài khoản mạng xã hội

Sao âu mỹ

17:22:20 12/02/2025
Kanye West bị công ty quản lý tài năng 33 & West tại Los Angeles (Mỹ) thông báo ngừng hợp tác sau loạt phát ngôn được cho là đả kích cộng đồng người Do Thái và thể hiện sự coi thường phụ nữ.
Hôm nay ăn gì: Cơm chiều 4 món dễ nấu mà ngon

Hôm nay ăn gì: Cơm chiều 4 món dễ nấu mà ngon

Ẩm thực

16:43:11 12/02/2025
Cơm chiều 4 món dễ nấu mà ngon. Tuy không cầu kỳ nhưng bữa cơm này cũng đủ làm cả nhà hài lòng vì ngon và đủ chất.
Phu nhân đại gia gả con gái cho cầu thủ nổi tiếng, sau 5 năm thay đổi khó nhận ra, con rể khen hết lời

Phu nhân đại gia gả con gái cho cầu thủ nổi tiếng, sau 5 năm thay đổi khó nhận ra, con rể khen hết lời

Sao thể thao

15:20:06 12/02/2025
Hình ảnh mới nhất của phu nhân Bạch Tuyết - mẹ vợ của hậu vệ Duy Mạnh và tiền đạo Văn Quyết - khiến dân mạng chú ý.