Động lực nào để kiến xây dựng được xã hội mà gần đây loài người mới có?

Theo dõi VGT trên

Cách đây 12.000 năm, con người mới bắt đầu có cuộc cách mạng nông nghiệp thay cho săn bắt hái lượm.

Còn loài kiến đã biết trồng trọt, chăn nuôi đại trà từ hàng triệu năm trước. Tại sao lại thế?

Động lực nào để kiến xây dựng được xã hội mà gần đây loài người mới có? - Hình 1

Kiến tha lá về tổ để trồng nấm

Xã hội của loài kiến: Từ săn bắt hái lượm đến trồng trọt chăn nuôi

Kiến là nhóm đã thực hiện sự phân công lao động đến mức cực đoan nhất. Đàn kiến cắt lá có thể gồm hơn 8 triệu cá thể, gấp đôi dân số ở thành phố Berlin của Đức và kiến thợ có kích thước khác nhau đáng kể: Ở một số loài, kiến thợ lớn nhất, chịu trách nhiệm bảo vệ tổ, có thể nặng gấp 300 lần so với những con nhỏ nhất chuyên lo việc chăm sóc kiến con.

Bởi vì những thế giới kiểu này quá phức tạp và quy mô để nghiên cứu cách thức phân công lao động xuất hiện, nhà sinh vật học tiến hóa Yuko Ulrich (Viện Sinh thái Hóa học Max Planck ở Jena, Đức) và các đồng nghiệp tập trung vào một loài khác và rất đặc biệt: loài kiến đột kích vô tính (Ooceraea biroi). Loài kiến này sinh sản vô tính nên tất cả các cá thể gần như giống hệt nhau về mặt di truyền. Tất cả đều có thể sinh sản, chúng thực hiện cùng lúc khoảng mỗi tháng một lần.

Điều này cho phép các nhà nghiên cứu điều tra xem điều gì xảy ra khi quy mô nhóm (thường từ hàng chục đến hàng trăm cá thể đối với loài này) tăng dần trong trường hợp không có bất kỳ biến đổi nào khác có thể xảy ra. Để dễ kiểm soát quá trình thí nghiệm, họ đã nghiên cứu các quần thể kiến nhỏ hơn nhiều, từ một con kiến đơn độc đến 16 con.

Ulrich và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng các cá thể kiến cư xử ngày càng khác nhau khi quy mô nhóm tăng lên. Càng có nhiều kiến trong tổ, chúng càng chuyên môn hóa các công việc như chăm sóc kiến con hoặc tìm kiếm thức ăn và nhờ vậy, tỷ lệ kiến con bị bỏ mặc không được chăm lo càng nhỏ.

Có lẽ nhờ vậy mà các nhóm lớn hơn có tốc độ mở rộng đàn nhanh hơn nhiều so với các nhóm nhỏ hơn. Trong khi một con kiến sống riêng lẻ thường không nuôi con và đàn kiến có 2 con thường chỉ nuôi một ấu trùng đến khi trưởng thành, thì đàn kiến gồm 12 và 16 con có số lượng thành viên tăng gấp đôi rất nhanh. Theo Ulrich, điều này không chỉ cho thấy sự phân công lao động xuất hiện như thế nào trong các nhóm mà còn chứng tỏ lợi ích của nó.

Video đang HOT

Judith Bronstein, nhà sinh thái học tiến hóa tại Đại học Arizona, người nghiên cứu về sự tương tác giữa các loài, cho biết sự xuất hiện của các cá thể chuyên về các khía cạnh cụ thể của đời sống kiến đã tạo cơ hội cho một kiểu hợp tác mới phát triển: giữa các loài khác nhau.

Ví dụ, nhiều loài côn trùng sống theo bầy đàn đã phát triển quan hệ đối tác với một số loài thực vật nhất định để khai thác mật hoa và đổi lại thực vật được con trùng giúp thụ phấn và đôi khi được bảo vệ khỏi động vật ăn cỏ. Thậm chí, loài kiến đã đẩy việc kiếm ăn lên thành hoạt động chăn nuôi, trồng trọt như ở con người khi chúng nuôi rệp để “vắt sữa” hoặc trồng nấm.

Xã hội loài cá cichlid: Nhập gia không tùy tục

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về phân công lao động đều tập trung vào xã hội côn trùng. Tuy nhiên, một số động vật có vú, chim và cá cũng sống và sinh sản theo nhóm, thậm chí đôi khi còn cùng nhau chăm sóc con non. Phải chăng sự phân công lao động cũng xảy ra trong những nhóm này? Nghiên cứu về chủ đề này ở những loài động vật có xương sống khá khan hiếm, nhưng một số nhà sinh vật học đã bắt đầu xem xét.

Hai vợ chồng nhà sinh vật học Barbara và Michael Taborsky đã làm như vậy trên loài sinh vật mà họ yêu thích Princess of Lake Tanganyika cichlid, một loài cá sống bầy đàn theo kiểu gia đình. Barbara Taborsky nói: “Những nhóm này luôn có một con đực và một con cái sinh sản, sau đó có nhiều cá nhỏ hơn không đẻ trứng nhưng giúp chăm sóc đàn con”.

Bằng cách quan sát một số bể có cả cichlid con lẫn trưởng thành và một số bể khác chỉ có cichlid con, nghiên cứu của Taborskys đã tiết lộ rằng môi trường xã hội nơi cá lớn lên ảnh hưởng đến hành vi của chúng khi trưởng thành, gồm cả cách thức thực hiện phân chia nhiệm vụ.

Ví dụ, khi thả một số con cichlid 10 tháng tuổi vào nhóm mới, những con cichlid đã trải qua hai tháng đầu đời mà không có con trưởng thành dẫn dắt, có xu hướng giúp gia đình mới bằng cách thường xuyên vệ sinh trứng hơn. Còn những con cichlid khi mới ra đời đã sống với con trưởng thành trong nhóm cũ lại ít có khả năng giúp đỡ gia đình mới hơn.

Thay vào đó, chúng có xu hướng thể hiện “sự run rẩy phục tùng” các con lớn. Các nhà nghiên cứu cho biết việc cichlid thường xuyên vẫy đuôi là dấu hiệu phục tùng những cá thể thống trị, nắm quyền sinh sản. Điều này giúp chúng tránh khỏi rắc rối nhưng có lẽ chúng cũng không đóng góp nhiều vào thành công của bầy.

Ví dụ đó tất nhiên mới chỉ là hiện tượng bề ngoài. Về bản chất, hầu hết tất cả các loài cichlid đều lớn lên trong một nhóm dạng gia đình. Vì vậy, các cơ chế xác định loài cá nào sẽ thực hiện ứng xử như mô tả trên một cách tự nhiên phải cần nghiên cứu sâu hơn. Thật vậy, có thể chỉ cần những khác biệt nhỏ ban đầu về hành vi hoặc kích thước cơ thể cũng có thể dẫn đến sự phân công lao động đáng kể, vì những khác biệt nhỏ có xu hướng trở nên rõ rệt hơn theo thời gian.

Các con cá được nuôi với những con nhỏ hơn chúng có xu hướng phát triển nhanh hơn và có hành vi thống trị cao hơn, trong khi các con cá được nuôi với những con lớn hơn sẽ phát triển chậm hơn so với những con khác.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loài cá có kích cỡ khác nhau sẽ có những vai trò khác nhau. Barbara Taborsky nói: “Cichlid tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của chúng, vì vậy chúng có kích thước cơ thể rất khác nhau và điều này khiến chúng ít nhiều phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau. Những con lớn nhất khiến những kẻ săn mồi sợ hãi sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh địa. Những con cỡ trung bình đào cát để làm buồng ấp. Và những con nhỏ nhất chăm sóc trứng bằng cách dọn sạch mọi vi sinh vật nguy hiểm tiềm tàng.

Đó là một cách phân chia công việc đang nổi lên một cách tự phát, tương tự như những gì xảy ra ở các đàn ong, nơi những con ong nhỏ chăm sóc trứng trong khi những con lớn hơn mạo hiểm ra ngoài. Tất cả đều không cần lên lịch cuộc họp, không cần sơ đồ tổ chức. Tuy nhiên, mọi thứ hoạt động trơn tru.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn

Khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối thủ phát triển chức năng sinh sản.

Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối thủ phải làm ong thợ.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn - Hình 1

Hai con ong cái sống chung trong một hộp thì luôn xảy ra chiến tranh giữa chúng

Đối với xã hội con người, sự phân công lao động đã trở thành một điều cần thiết: Không ai có đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ để giữ cho xã hội được vận hành trơn tru. Điều này khiến nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, và mỗi người dễ bị tổn thương nếu đơn độc. Con người thực sự không thể tự mình làm được tất cả mọi thứ.

Từ những phát hiện khảo cổ học, ta có chút dữ liệu tái hiện lại tình trạng này đã như thế nào. Ban đầu, mọi người ít nhiều đều làm những việc giống nhau. Nhưng vì có sự phân chia, trao đổi thực phẩm giữa các thành viên trong cộng đồng săn bắn hái lượm vốn là tổ tiên chúng ta nên bắt đầu có sự phân công lao động: một số người có thể chuyên về các nhiệm vụ khác ngoài việc chính thời đó là tìm kiếm thực phẩm, chẳng hạn như chế tạo công cụ, chữa bệnh hoặc trồng cây. Những kỹ năng này đã làm phong phú thêm khả năng thích ứng của cộng đồng nhưng lại khiến các "chuyên gia" càng phụ thuộc nhiều hơn vào người khác. Điều này càng củng cố sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng và thúc đẩy loài người lên mức độ chuyên môn hóa cao hơn nữa và cuối cùng là có xã hội phát triển như ngày nay.

Michael Taborsky, nhà sinh học hành vi tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ cho biết: "Những xã hội có sự phát triển cao về chia sẻ nhiệm vụ và phân công lao động giữa các thành viên trong nhóm rất dễ nhận thấy vì sự thành công đặc biệt của chúng trong hệ sinh thái". Và điều Taborsky nói không chỉ riêng về xã hội loài người. Sự phân công lao động sâu rộng cũng có thể được thấy ở xã hội nhiều loài côn trùng như kiến, ong, mối..., trong đó các cá thể trong đàn lớn thường chuyên môn hóa một số nhiệm vụ, giúp đàn của chúng hoạt động có hiệu quả ấn tượng.

Taborsky nói: "Không hề cường điệu khi nói rằng xã hội, của không chỉ con người mà còn cả của côn trùng, thống trị sự sống trên Trái đất". Nhưng sự phân công lao động đã phát triển như thế nào? Tại sao nó dường như hiếm ở bên ngoài loài người và các loài côn trùng sống theo bầy đàn? Trên thực tế, xã hội như vậy có hiếm hoi như chúng ta nghĩ không?

Taborsky, người đã nghiên cứu sự hợp tác ở động vật trong nhiều thập niên, ngày càng quan tâm đến những câu hỏi như thế. Vào tháng 3 năm nay, ông và vợ là bà Barbara Taborsky, cũng là đồng nghiệp, đã tổ chức một hội thảo khoa học về chủ đề này ở Berlin với sự có mặt của một số chuyên gia cùng lĩnh vực. Trong suốt hai ngày, họ đã thảo luận về việc phân công lao động có thể đã phát triển như thế nào theo thời gian và cơ chế nào cho phép nó phát triển lặp đi lặp lại ở mọi lĩnh vực của một số loài nhất định.

Một trong những nhà khoa học dự hội nghị là Jennifer Fewell, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu xã hội côn trùng tại Đại học bang Arizona và đã nghiên cứu chủ đề này trong nhiều thập niên. Bà Fewell nói rằng ở các đàn côn trùng có tính xã hội, "không có con nào đóng vai lãnh đạo đầu não bảo các con trong bầy phải làm gì, mà thay vào đó, sự phân công lao động xuất hiện từ sự tương tác giữa các cá thể".

Ở mức độ rất cơ bản, sự phân công lao động có thể xuất hiện do có sự thay đổi về điều kiện môi trường gây ra cơ chế phản ứng khác nhau của từng cá thể. Fewell lấy ví dụ sống động trong mỗi gia đình với câu hỏi: ai là người rửa bát? Một số người không thể chịu được bát đĩa bẩn trong bồn rửa; nhưng có những người khác không hề chú ý đến điều đó cho đến khi bát đĩa được rửa sạch và xếp chồng lên nhau. Fewell diễn giải: "Trong trường hợp của tôi, tôi thấy khó chịu khi bát đĩa bẩn lấp đầy một nửa bồn rửa. Còn chồng tôi thì chỉ 2 cái đĩa bẩn là đã khó chịu, Vì vậy, mỗi khi chỉ có 2 cái đĩa bẩn, chồng tôi sẽ đến bồn và rửa chúng. Nhờ đó, tôi giảm nhu cầu rửa bát, vì 2 cái đĩa chưa chạm đến ngưỡng phản ứng của tôi".

Để hiểu sự phân công lao động có thể bắt nguồn như thế nào, Fewell cho biết thêm, có lẽ không có ý nghĩa gì khi nghiên cứu những loài côn trùng có cấu trúc xã hội phức tạp với các đẳng cấp khác nhau. Theo Fewell, chiến lược tốt nhất là tập trung vào những loài mà trong đó các cá thể thường đơn độc hoặc có một xã hội đơn giản hơn. Ở đó các thành viên rất giống nhau và tất cả đều có khả năng phát triển thành con đầu đàn như mối chúa, ong chúa.

Một loài mà Fewell đã tập trung nghiên cứu là loài ong mồ hôi thuộc loài làm tổ trên mặt đất (Lasioglossum NDA-1) mà bà thu thập được từ một khu rừng ở miền Nam nước Úc. Những con ong này thường sống đơn độc nhưng khi buộc phải sống cùng nhau trong một cái tổ nhân tạo, chúng sẽ tự nhiên phân chia công việc xây tổ và tuần tra bảo vệ, đơn giản vì mỗi con có xu hướng làm việc khác nhau. Fewell khẳng định: "Điều này không có nghĩa là chúng đang phối hợp. Đôi khi, con ong đang đào hang có thể hất đất về con khác. Chúng dường như không chú ý nhiều đến nhau".

Nói cách khác, ngay cả khi không có sự phối hợp rõ ràng, một hình thức phân công lao động rất thô sơ vẫn có thể xuất hiện. Tuy nhiên, vì sống đơn độc nên những con ong mồ hôi này có thể dạy chúng ta chút ít về cách phân chia công việc.

Vì vậy, Fewell đang nghiên cứu các loài khác có mức độ hành vi xã hội phức tạp hơn. Ở loài kiến gặt California (Pogonomyrmex californicus), một số đàn được tổ chức với con kiến chúa duy nhất, trong khi ở các đàn khác lại được tổ chức theo hội đồng kiến chúa làm lãnh đạo. Liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt trong cách chúng cư xử không?

Câu trả lời là có. Khi Fewell tập hợp các kiến chúa đến từ 2 dạng quần thể (dạng 1 có 1 kiến chúa và dạng 2 có nhiều kiến chúa), các kiến chúa thuộc quần thể dạng thứ 2 dường như chú ý nhiều hơn đến những gì các kiến chúa khác đang làm. Trên thực tế quan sát, Fewell cho biết: "Trong hầu hết các trường hợp, kiến chúa ở quần thể dạng thứ nhất lại thực hiện mọi công việc đào bới một cách ngây thơ, còn kiến chúa ở quần thể dạng 2 thì không làm gì khác vì có lẽ đó không phải việc của chúng".

Vì vậy, mặc dù sự phân công lao động có thể xuất hiện một cách tự phát, nhưng ban đầu nó không nhất thiết mang lại lợi ích chung, ít nhất là không phải cho tất cả những thành viên liên quan.

Nhà sinh thái học hành vi Raghavendra Gadagkar thuộc Viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore, cho biết các nghiên cứu ở các loài côn trùng khác cũng chỉ ra rằng phân công lao động không nhất thiết có nghĩa là "chơi đẹp". Ở ong giấy Ấn Độ, một loài sống theo đàn mà ông đã nghiên cứu trong nhiều thập niên, các cá thể không khác nhau về hình dạng cơ thể và mọi con cái đều có khả năng phát triển chức năng sinh sản để trở thành ong chúa. Nhưng trong phòng thí nghiệm, khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối phương phát triển chức năng sinh sản. Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối phương phải làm ong thợ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Gadagkar và các cộng sự ghép 3 con ong cái lại với nhau trong một hộp? Ông nói: "Vẫn chỉ có một ong chúa, nhưng hai con còn lại làm ong thợ sẽ có sự phân chia lao động. Một con chăm sóc con non trong tổ, con còn lại sẽ ra ngoài kiếm ăn... Sau khi "đăng quang", ong chúa sẽ giao việc đó cho 2 ong thợ thực thi sự phân công lao động này".

Các thí nghiệm sâu hơn đã tiết lộ rằng càng có nhiều cá thể trong tổ thì sự phân công lao động càng tinh tế và hiệu quả hơn. Mặc dù có rất ít sự khác biệt về số lượng trứng và ấu trùng được sinh ra và tồn tại trong tổ với một hoặc hai cá thể, nhưng việc thêm con thứ ba sẽ dẫn đến số trứng, nhộng và ấu trùng được tạo ra trong tổ nhiều hơn khoảng một phần ba. Vì vậy, sự phân công lao động trong xã hội ong có những lợi ích rõ ràng và những lợi ích này tiếp tục tăng theo quy mô của đàn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xinNgười đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin
22:21:59 12/12/2024
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kếtTài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết
18:06:56 12/12/2024
Cụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờCụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
18:01:20 12/12/2024
Hình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giớiHình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giới
13:01:34 13/12/2024
Thuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung QuốcThuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung Quốc
10:24:51 12/12/2024
'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải
21:17:24 13/12/2024
Nhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồngNhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồng
16:35:10 13/12/2024
Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung QuốcBa chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc
11:21:18 12/12/2024

Tin đang nóng

Bị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vongBị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vong
21:50:54 13/12/2024
Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?
23:13:42 13/12/2024
Con trai Beckham ngày càng say đắm bạn gái hơn 10 tuổi, bà Victoria bắt đầu "lo sợ" chuyện đám cướiCon trai Beckham ngày càng say đắm bạn gái hơn 10 tuổi, bà Victoria bắt đầu "lo sợ" chuyện đám cưới
20:00:40 13/12/2024
Tiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cướiTiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cưới
20:34:58 13/12/2024
Tình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mớiTình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mới
20:37:14 13/12/2024
Tình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đờiTình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đời
20:43:47 13/12/2024
Tài xế cứu em bé khỏi bánh xe tải: Tiết lộ thêm mối hiểm nguy khác trên chiếc xeTài xế cứu em bé khỏi bánh xe tải: Tiết lộ thêm mối hiểm nguy khác trên chiếc xe
20:03:24 13/12/2024
1 Hoa hậu từng thân thiết đột ngột vắng mặt khó hiểu trong đám cưới của Khánh Vân1 Hoa hậu từng thân thiết đột ngột vắng mặt khó hiểu trong đám cưới của Khánh Vân
19:50:56 13/12/2024

Tin mới nhất

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

19:49:27 13/12/2024
Nằm rạp chào sếp, ép nhân viên giữ dáng hay ăn ớt vì không hoàn thành công việc là một số nghi thức kỳ quặc phổ biến chốn công sở Trung Quốc.
Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

19:47:51 13/12/2024
Từ thực nghiệm sau 350.757 lần tung đồng xu, khả năng đồng xu xuất hiện cùng mặt với mặt ban đầu mà nó được tung ra cao hơn chúng ta tưởng.
Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

16:21:36 13/12/2024
Khi đang đi dạo, cô gái 27 tuổi tình cờ tìm thấy cây nấm nặng gần 5kg. Gia đình 3 người của cô chế biến thành nhiều món ăn từ nấm.
Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

11:00:18 13/12/2024
CANADA - Một người đàn ông ở thị trấn Fort Severn First Nation, đã bị thương nặng sau khi đối đầu với gấu trắng Bắc Cực để cứu vợ.
Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

10:31:24 13/12/2024
Đánh bắt cá voi thương mại có thể không còn là mối nguy hạinhư trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là cá voi an toàn trước các tàu biển.
66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"

66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"

10:27:56 13/12/2024
Tình cảnh này đến từ rất nhiều vấn đề xã hội, và cũng tạo ra đủ kiểu vấn đề khác. Gần đây, Gangaroo House , một chương trình thí điểm phát sóng trên kênh truyền hình cáp, đã trở nên nổi tiếng tại Hàn Quốc.
Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

11:26:12 12/12/2024
Từ các đại dương trên những hành tinh xa xôi đến bản đồ chi tiết về bộ não ruồi giấm, những phát hiện này đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới.
Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

11:24:20 12/12/2024
Một năm của những điều kỳ diệu trên bầu trời bắt đầu bằng một cặp hành tinh tuyệt đẹp. Vào ngày 18/1, hai thế giới lân cận là Sao Kim và Sao Thổ sẽ xuất hiện cách nhau chưa đến nửa độ trên bầu trời, khoảng 30-45 phút sau khi Mặt Trời lặ...
Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

11:21:45 12/12/2024
Quá trình đặt bẫy ảnh phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

22:30:19 11/12/2024
Có thể một nhóm người cổ đại chưa từng được biết, đã sống cùng thời với người tinh khôn ở Đông Á cách đây hơn 100.000 năm.
Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

16:57:35 11/12/2024
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2000. Khi ấy, nữ công nhân tên là Lữ Thiên Mai đang sống tSếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Sếu đầu đỏ sống hiền hòa và còn được coi là sứ giả của môi trường. rong ...
Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

16:56:45 11/12/2024
Một bước tiến trong y sinh đã được ghi nhận khi kỹ sư y sinh và cựu thợ lặn Hải quân Hoa Kỳ, Joseph Dituri, hoàn thành thí nghiệm sống dưới nước trong 100 ngày liên tục.

Có thể bạn quan tâm

Người trẻ Việt chuộng yêu ngắn, không ràng buộc

Người trẻ Việt chuộng yêu ngắn, không ràng buộc

Netizen

23:52:54 13/12/2024
Theo báo cáo mới của Tinder, mối quan hệ mập mờ không còn là xu hướng nổi bật. Thay vào đó, chuyện tình cảm rõ ràng hay những cuộc gặp ngắn ngủi, không kỳ vọng lên ngôi .
When the Phone Rings tập 5: Tổng tài suýt bỏ mạng, cặp chính có nụ hôn đầu tiên

When the Phone Rings tập 5: Tổng tài suýt bỏ mạng, cặp chính có nụ hôn đầu tiên

Phim châu á

23:38:16 13/12/2024
Sau một tuần bị hoãn lên sóng vì lý do đặc biệt, tập 5 When the Phone Rings đã chính thức lên sàn vào tối nay trong sự háo hức của toàn thể con dân trên khắp châu Á.
Nữ diễn viên bị rải tờ rơi khắp phố tố cáo tội lỗi động trời, nhà đài vội vã phủi sạch quan hệ

Nữ diễn viên bị rải tờ rơi khắp phố tố cáo tội lỗi động trời, nhà đài vội vã phủi sạch quan hệ

Hậu trường phim

23:36:05 13/12/2024
Theo Sohu, vài năm trở lại đây Trần Nhã Lệ dường như biến mất khỏi giới giải trí Hoa ngữ. Tác phẩm duy nhất của cô là bộ phim truyền hình Tầng 11 Biến Mất (2023).
Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim việt

23:21:50 13/12/2024
Trước thềm công chiếu còn chưa đầy 2 tuần, Kính Vạn Hoa phiên bản điện ảnh đã trình khán giả với đoạn trailer dài 3 phút.
Chí Trung sụt 10kg sau ly hôn vợ NSND Ngọc Huyền, Doãn Hải My hạnh phúc bên chồng

Chí Trung sụt 10kg sau ly hôn vợ NSND Ngọc Huyền, Doãn Hải My hạnh phúc bên chồng

Sao việt

23:10:01 13/12/2024
NSƯT Chí Trung chia sẻ về lý do đổ vỡ với vợ cũ - NSND Ngọc Huyền và hoàn cảnh anh gặp bạn gái hiện tại với khán giả.
Xuân Bắc đột ngột thăm các 'Anh trai chông gai' và tặng điều bất ngờ cho Tự Long

Xuân Bắc đột ngột thăm các 'Anh trai chông gai' và tặng điều bất ngờ cho Tự Long

Nhạc việt

23:05:44 13/12/2024
NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã ghé thăm hậu trường concert 2 Anh trai vượt ngàn chông gai , gửi lời chúc tốt đẹp tới chương trình.
Bắt nóng thợ làm đá lạnh đột nhập cửa hàng trộm cắp điện thoại, đồng hồ

Bắt nóng thợ làm đá lạnh đột nhập cửa hàng trộm cắp điện thoại, đồng hồ

Pháp luật

22:58:12 13/12/2024
Thành là công nhân làm đá đông lạnh tại âu thuyền Thọ Quang (TP.Đà nẵng). Rạng sáng, sau khi tan ca, Thành đột nhập trộm cắp ở cửa hàng điện thoại, đồng hồ.
Ngọc Lan khóc nghẹn trước hoàn cảnh hai mẹ con bị xe tải cán nát chân

Ngọc Lan khóc nghẹn trước hoàn cảnh hai mẹ con bị xe tải cán nát chân

Tv show

22:55:08 13/12/2024
Những biến cố mà mẹ con chị Thu Nguyệt phải gánh chịu được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến Ngọc Lan không khỏi xót xa.
Chuyện tình của Selena Gomez với loạt sao nam đình đám trước khi đính hôn

Chuyện tình của Selena Gomez với loạt sao nam đình đám trước khi đính hôn

Sao âu mỹ

22:43:47 13/12/2024
Selena Gomez từng trải qua mối tình ồn ào với Justin Bieber, hẹn hò loạt sao nam đình đám: Nick Jonas, The Weeknd, Charlie Puth... trước khi đính hôn với Benny Blanco.
Ông Trump nói gì về lương tổng thống?

Ông Trump nói gì về lương tổng thống?

Thế giới

22:19:40 13/12/2024
Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, người dẫn chương trình Meet the Press Kristen Welker của Đài NBC News hỏi Tổng thống đắc cử Donald Trump: Ông có định nhận lương khi làm tổng thống không? .
Lốc xoáy gây thiệt hại 64 căn nhà tại Sóc Trăng

Lốc xoáy gây thiệt hại 64 căn nhà tại Sóc Trăng

Tin nổi bật

22:08:50 13/12/2024
Mưa lớn kèm theo lốc xoáy mạnh gây thiệt hại 64 căn nhà của người dân ở 2 xã Mỹ Quới, Mỹ Bình (TX.Ngã Năm, Sóc Trăng).