Động đất Indonesia: 30 người chết, hàng nghìn người không nơi trú ẩn
Các đội y tế từ một số cơ quan chính phủ Indonesia đã khẩn trương tới Palu và Donggala, Trung Sulawesi, nhằm tăng cường lực lượng cứu hộ sau các vụ động đất và dư chấn nặng nề tại khu vực này chiều 28/9.
Hiện trường đổ nát sau khi sóng thần ập vào Palu, đảo Sulawesi, Indonesia ngày 29/8/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Trưởng bộ phận Thông tin dữ liệu và Quan hệ công chúng của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB), Sutopo Purwo Nugroho thông qua tài khoản Twitter ngày 29/9 đã cập nhật dự đoán số nạn nhân trong các trận động đất sẽ còn tăng lên, trong khi đó, bệnh viện tại khu vực không đủ năng lực nên cần đến sự chi viện từ chính quyền các địa phương lân cận và trung ương.
Bộ Y tế Indonesia cho biết Trung tâm Y tế Tây Sulawesi và Văn phòng Y tế Nam Sulawesi cũng đã khẩn trương cử lực lượng đến hỗ trợ Palu và Donggala.
Các kho dự trữ thuốc ở Makassar và Manado cũng được chuyển đến. Để đề phòng các cơn dư chấn mạnh có thể tiếp tục xảy ra, các nạn nhân được bố trí điều trị bên ngoài bệnh viện, trong các nhà tạm được dựng lên.
Hiện tại BNPB vẫn đang thu thập dữ liệu về số nạn nhân do trận động đất và sóng thần ở Palu và Donggala.
Trong khi đó hãng tin Reuters (Anh) đưa tin ít nhất 30 người thiệt mạng trong đợt động đất và sóng thần lần này.
Video đang HOT
Sau các trận động đất và dư chấn gây rung chuyển Palu và Donggala, trong đêm 28/9, hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi ẩn náu ở những vị trí cao như trên các ngọn đồi.
Nhiều người đã ngủ ngay trên đường phố hoặc các khu vực đất trống và chưa có nguồn cung cấp lương thực. Các cửa hàng tạp hóa, thực phẩm, đồ tiêu dùng đều đã hết hàng.
Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn quốc gia Indonesia cũng đã khẩn trương dựng các lều tạm nhằm giúp các nạn nhân có nơi tạm trú, tuy nhiên, số lều không đủ cho hàng nghìn cư dân.
Người dân trong khu vực hy vọng chính quyền và các cơ quan, tổ chức liên quan tiếp tục khẩn trương cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân động đất, đặc biệt là trợ cấp thực phẩm và thuốc men và nơi trú ẩn cho những người nhà cửa bị sập hoặc hư hại nặng.
Giới chức trách đã đóng cửa sân bay Mutiara Sis Al Jufri ở Palu, Trung Sulawesi, sau những trận động đất mạnh tấn công vào khu vực này. Dự kiến sân bay sẽ đóng cửa 1 ngày để chờ thông báo mới.
Theo BNPB, trong chiều 28/9, Trung Sulawesi đã liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ richter (lúc 15 giờ) và 7,5 độ Richter (lúc 18 giờ) làm rung chuyển cả khu vực.
Các trận động đất này đã gây ra sóng thần làm thiệt hại nhiều nhà cửa, công trình xây dựng trong khu vực. Hàng nghìn người đã phải sơ tán lên vị trí cao hơn.
Trận động đất ở Donggala đã khiến cầu Vatulemo, biểu tượng thành phố Palu bị hư hại. Nhiều khu vực bị mất điện, sự cố viễn thông khiến cho liên lạc bị cắt đứt. Sân bay Palu buộc phải đóng cửa do điều kiện đường băng bị sự cố.
Indonesia nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một trong những khu vực hay xảy ra động đất và núi lửa phun trào nhất trên thế giới. Mới đây, đảo Lombok đã hứng chịu hàng loạt trận động đất khiến khoảng 500 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn.
Năm 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ Richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia, đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.
Theo trí thức trẻ
Các ngân hàng trung ương cảnh báo rủi ro thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử đã và đang trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, một hệ thống tài chính không tiền mặt có thực sự là mô hình lý tưởng?
Các ngân hàng trung ương châu Âu cảnh báo rằng việc nhiều nước đang dần bỏ sử dụng tiền giấy là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính. Quá phụ thuộc vào thanh toán điện tử sẽ khiến hệ thống tài chính dễ tổn thương trong trường hợp xảy ra các vụ tấn công mạng.
Các nhà quản lý cho rằng, các cuộc tấn công có hệ thống hay các lỗi công nghệ là lý do vì sao chúng ta cần phải duy trì việc lưu thông tiền mặt. Ngoài ra, nhóm những người dễ bị tổn thương sẽ gặp nhiều khó khăn trong một thế giới phi tiền mặt.
Nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu chỉ ra rằng, gần 80% các giao dịch trong khu vực đồng tiền chung châu Âu là bằng tiền mặt. Tuy nhiên, tại một số nước như Estonia, Hà Lan, Phần Lan, thanh toán điện tử chiếm tới 50%. Tại các siêu thị ở Thụy Điển, thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 13%. Thậm chí, hơn các chi ngành ngân hàng ở nước này không giữ tiền mặt.
Hệ thống điện tử có thể bị chiếm quyền điều khiển từ bất cứ nơi nào. Mà khi đó, làm sao để bảo vệ xã hội khỏi những xáo trộn? Bjorn Eriksson - cựu Trưởng phòng Interpol Thụy điển và hiện là người đứng đầu một nhóm vận động ủng hộ sử dụng tiền mặt ở Thụy Điển nhận định.
Các ngân hàng trung ương vẫn dõi theo quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử và không khỏi lo lắng. "Tiền mặt vẫn phải đóng vai trò nhất định. Chúng tôi không nhìn thấy tương lai của một xã hội không dùng tiền mặt", người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo Evald Novotny cho biết và lấy ví dụ rằng nếu mất điện, tiền mặt sẽ là công cụ duy nhất để thanh toán.
Còn bà Petra Heilkema - Giám đốc phụ trách an ninh mạng thuộc Ngân hàng Trung ương Hà Lan, cho hay "các cuộc tấn công mạng xảy ra hằng ngày" và rằng "tiền mặt mang lại sự tin cậy nhất định".
Ngoài các mối đe dọa về công nghệ, trong xã hội phi tiền mặt, nhóm người hưu trí và khuyết tật là những người dễ bị tổn thương hơn cả. Hồi đầu tháng 6, hệ thống thanh toán bằng thẻ Visa tại châu Âu gặp trục trặc khiến nhiều giao dịch thanh toán, mua bán đã không thể thực hiện được trên toàn châu Âu. Và theo Giáo sư chuyên về an ninh mạng Đại học Ulster của Ailen Kevin Curran, đây chính là "cơ hội" tuy nhỏ nhưng hết sức thiết thực để chúng ta rà lại các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời không quên nói thêm rằng khi đó, chỉ có những người có tiền mặt mới có thể mua một món gì đó để ăn.
Các doanh nghiệp chuyển sang thanh toán điện tử một phần là do nhu cầu của khách hàng. Một số chính phủ khuyến khích chuyển đổi sang các dịch vụ điện tử, bởi họ xem đây là giải pháp cho các vấn đề như chống rửa tiền và gian lận thuế. Một số thì cho rằng, thanh toán điện tử bảo vệ chúng ta khỏi các vụ cướp và tiền điện tử thì không thể bị mất.
Tại Anh, để hỗ trợ cho thanh toán điện tử, luật mới cấm tính phí hoa hồng cho việc sử dụng thẻ hoặc hệ thống thanh toán điện tử và cho phép các công ty fintech cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh cho khách hàng mà không cần trung gian là ngân hàng. Mong muốn kiềm chế tội phạm cũng là lý do khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu từ chối phát hành tờ tiện mệnh giá 500 euro vào năm 2016, bất chấp sự phụ thuộc khá lớn vào tiền mặt ở Đức.
Trong các cửa hàng tại Đức, hơn 50% các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt, trong khi đó, thanh toán bằng thẻ chiếm 25,5% và thanh toán bằng di động chỉ chiếm chưa tới 1%. Thanh toán bằng tiền mặt, theo các quan chức, nên duy trì. Bộ Tài chính của Anh đang xem xét các giải pháp bảo đảm cho những người có nhu cầu sử dụng tiền mặt. Tại Thụy Điển, tòa án phán quyết rằng tất cả các tổ chức phải chấp nhận tiền giấy. Và Chính phủ Thụy Điển năm nay đã ban hành quyết định yêu cầu các chi nhánh ngân hàng cần luôn dự trữ một lượng tiền mặt nhất định.
Theo Bích Thủy/doanhnhansaigon.vn
Thiếu nữ 19 tuổi là mẹ của trẻ sơ sinh tử vong trên máy bay AirAsia Một cô gái Ấn Độ bị bắt giữ sau khi thừa nhận đã sinh ra đứa trẻ được tìm thấy chết trên máy bay AirAsia. Một máy bay của hãng AirAsia. Ảnh: AFP Tổ bay của hãng AirAsia trên chuyến bay nội địa Ấn Độ hôm qua phát hiện thi thể trẻ sơ sinh trong toilet, chỉ vài phút trước khi máy bay...