Đóng cửa tại TP.HCM và Hà Nội, vì sao CGV không chiếu phim online?
Có ý kiến cho rằng CGV nên phát triển nền tảng chiếu phim trực tuyến trong mùa dịch. Tuy vậy, vì yếu tố bản quyền, phim chiếu rạp không thể được phát trực tuyến trên Internet.
Ngày 14/3, fanpage của CGV Việt Nam bất ngờ thông báo sẽ tạm thời đóng cửa các cụm rạp trong TPHCM để hạn chế lây lan dịch Covid-19. Thời gian đóng cửa sẽ bắt đầu từ 18h ngày 15/3 đến hết 31/3.
Động thái này của CGV diễn ra ngay sau khi TP.HCM quyết định tạm đóng của một số tụ điểm kinh doanh để phòng chống Covid-19.
CGV thông báo đóng cửa đến hết tháng 3 trên trang Facebook.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 14/3, UBND TP.HCM có công văn khẩn yêu cầu tạm ngừng hoạt động của các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu từ 18h ngày 15/3. Theo UBND TP.HCM, việc tạm dừng các hoạt động giải trí này là nhằm hạn chế sự tụ tập đông người, giảm nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên địa bàn thành phố.
Một số ý kiến cho rằng CGV có thể tạo ứng dụng, website chiếu phim tương tự Netflix, ClipTV, FPT Play… để tiếp tục thu lợi từ các phim đã mua. Trả lời Zing.vn, đại diện CGV cho biết đây không phải giải pháp khả thi.
“Mỗi bộ phim sẽ có nhiều loại bản quyền khác nhau. Bản quyền mà CGV mua lại từ các studio là loại chiếu rạp. Vì vậy, không thể đem phim chiếu rạp để phát trực tuyến trên ứng dụng hay website như nhiều người vẫn nghĩ”, đại diện CGV chia sẻ. Bên cạnh đó, đại diện CGV cũng cho biết công ty chưa có dự định phát triển nền tảng chiếu phim trực tuyến.
Vì vậy, giải pháp để “cứu” những bộ phim đang công chiếu được CGV đưa ra là trao đổi với đơn vị sản xuất/phát hành phim để chiếu lại sau mùa dịch. Những khách đặt mua vé từ trước sẽ được hoàn tiền.
Hiện có 15 bộ phim đang được công chiếu tại các cụm rạp của CGV trên toàn quốc trừ TP.HCM, Hà Nội và Quảng Ninh. Một số phim cũng đã huỷ lịch chiếu vì dịch Covid-19 như “No time to die”, “Fast 9″, “Vùng đất câm lặng 2″. Một số phim Việt khác dự định công chiếu như “Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử của Việt Nam”, “Bí mật của gió”, Trạng Tí” cũng tạm hoãn lịch chiếu.
Theo Zing
Người Việt xem YouTube, Netflix nhiều hơn FPT Play, ClipTV và VTVGo
Theo số liệu từ Cục PTTH&TTĐT, khảo sát của một doanh nghiệp truyền hình trả tiền về xu hướng xem của người dùng Internet Việt Nam cho thấy tổng số lượt xem trên YouTube, Netflix nhiều hơn tổng số lượt xem trên 3 dịch vụ FPT Play, Clip TV, VTVGo gần 3 lần.
Theo số liệu khảo sát xu hướng xem của người dân Việt Nam do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cung cấp, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet - xếp thứ 12 trên thế giới và thứ 6 trong khu vực. Bình quân mỗi người sử dụng Internet Việt Nam sử dụng Internet 6h43/ngày, trong đó 2h30 là dùng mạng xã hội, 2h31 là xem truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu, 1h11 phút là nghe nhạc trực tuyến.
Netflix có số lượt xem đáng kể trong số các dịch vụ OTT đang cung cấp ở Việt Nam.
Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử còn công bố số liệu của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khảo sát xu hướng xem của người dùng Internet tại một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet từ tháng 5 tới tháng 7/2019. Khảo sát này đã tiến hành điều tra xu hướng xem trên các dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT có thu phí, xem dịch vụ của các nhà cung cấp nội dung truyền hình xuyên biên giới có thu phí, xem mạng chia sẻ video xuyên biên giới có thu phí, xem trên các website cung cấp phim vi phạm bản quyền.
Kết quả khảo sát của doanh nghiệp này cho thấy: Tính theo số lượt xem trên thiết bị thì YouTube có số lượng lượt xem cao nhất là 2,6 triệu, Netflix thứ nhì là 1,3 triệu, FPT Play đứng thứ ba với 900.000, ClipTV đạt 350.000, VTVGo đạt 250.000. Như vậy tổng số lượt xem hai dịch vụ OTT nước ngoài cao gấp gần 3 lần tổng số lượt xem của ba dịch vụ OTT trong nước.
Tại Hội thảo "Các giải pháp tăng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền" do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, sự phát triển của dịch vụ xem nội dung trên truyền hình xuyên biên giới như Netflix, iFlix, WeTV, Amazon sẽ có xu hướng tăng nhanh chóng, do đó Bộ TT&TT sẽ phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách quản lý cho phù hợp.
Hiện Bộ TT&TT đang trong quá trình hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016. Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành sẽ góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.
Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không bảo hộ ngược, hình thành cơ sở pháp lý để ngăn chặn hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trở thành nhà cung cấp nội dung, hợp tác trao đổi gói kênh, gói VOD phân phối trên mọi hạ tầng.
Theo GenK
Phan Thiết và nhiều thành phố miền Trung tạm dừng đón du khách Trước diễn biến của dịch Covid-19, nhiều tỉnh miền Trung tạm dừng đón du khách nước ngoài, các cơ sở tham quan, giải trí tạm ngưng hoạt động. Ngày 17/3, UBND tỉnh Bình Thuận gửi văn bản hỏa tốc tới các cơ quan trực thuộc và Hiệp hội Du lịch Bình Thuận. UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du...